Với cương vị là giáo viên chủ nhiệm tôi có các giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH-NGHI LỘC-NGHỆ AN (Trang 41 - 46)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG

2.2. Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động lồng ghép trong các giờ sinh hoạt lớp, trong

2.2.1: Với cương vị là giáo viên chủ nhiệm tôi có các giải pháp như sau:

a. Trong các giờ sinh hoạt lớp, tôi phô tô những bài hát theo chủ đề có nội dung trong sáng vui tươi, cho học sinh hát theo nhạc có sẵn.

Với cách này ta có thể tạo ra không khí vui vẻ, giúp các em bớt mệt mỏi sau một chặng đường dài tới trường, có động lực cho một buổi học dài. Ngoài ra còn tạo được sự gần gũi, tin tưởng với giáo viên chủ nhiệm, rút ngắn khoảng cách giữa cô và trò, từ đó dễ tìm hiểu được tâm tư, hoàn cảnh và cảm xúc của từng em. Với phương pháp này tôi đã áp dụng cho các khoá chủ nhiệm và nhận thấy hiệu quả tích cực rõ ràng. Và các em luôn mong chờ tới tiết sinh hoạt hàng tuần, hết bài hát là các em lại tự động nhắc tôi in những bài tiếp theo.

Tôi cũng cho các em nêu ra các chủ đề về kỹ năng sống để các em cùng nhau thảo luận và đưa ra hướng giải quyết.

b. Trong giờ sinh hoạt cuối tuần, thủ tục cán bộ lớp tổng hợp sổ đầu bài và nhắc nhở tôi rút ngắn lại còn 15 phút. Học sinh phạm lỗi không phê bình gay gắt trước lớp, chỉ nhắc nhở và cán bộ lớp đưa ra hình phạt mang tính răn đe (như phạt trực nhật) để tránh tạo áp lực lên các em. Thời gian 30 phút còn lại tôi mỗi tuần tôi làm 1 hình thức như:

+ Kể chuyện tấm gương (hướng về các lỗi học sinh phạm phải trong tuần) cách cư xử đúng đắn của hành vi ấy. Qua việc này tôi nhận thấy việc phạm lỗi của học sinh đặc biệt là vô lễ với giáo viên giảm rõ rệt và hết sau một thời gian.

+ Kể chuyện tấm gương học tập tốt từ xuất phát điểm thấp để tạo động lực cho các em phấn đấu, không tự ti với bản thân, giảm áp lực học tập. Qua việc này tôi thấy kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt, cuối khoá các em đậu đại học với số điểm cao mặc dù đầu vào lớp 10 các em rất thấp. Đặc biệt là thái độ học các em tích cực hẳn.

+ Cho các em những câu hỏi xung quanh tình huống gây căng thẳng (như: Hãy kể những tình huống căng thẳng mà các em đã trải qua? Khi gặp tình huống căng thẳng thì các em thường làm gì để giảm căng thẳng?) Rồi lấy một vài tình huống phân tích cách giảm căng thẳng của một vài em, đưa ra cách ứng phó tốt nhất.

+ Chơi trò chơi tập thể giảm căng thẳng như: truyền bóng, tìm sâu, tìm từ, làm theo tôi làm chứ không làm theo tôi nói… Sau một tuần học tập các em được giải toả áp lực, căng thẳng mệt mỏi qua các trò chơi tập thể. Qua các trò chơi tôi thấy các em học sinh trong lớp vui vẻ đoàn kết hơn, qua đó các em sẽ kiểm soát được cảm xúc trong lối hành sử với nhau. Khi đã thân thiết thì bạn bè chính là nơi các em tâm sự giải toả bức xúc, căng thẳng, chia sẻ những niềm vui cũng như nỗi buồn các em gặp phải trong cuộc sống.

+ Xem các video chủ đề về kỹ năng sống, cho các em thảo luận các nội dung liên quan đến chủ đề .

Ví dụ như các chủ đề :

1 - Kỹ năng tự phục vụ bản thân 2 - Kỹ năng đặt mục tiêu

3 - Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả 4 - Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc 5 - Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân 6 - Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

7 - Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

8 - Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông 9 - Kỹ năng xác định giá trị.

10 - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng 11 - Kỹ năng lắng nghe tích cực 12 - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 13 - Kỹ năng thương lượng.

14 - Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. 15 - Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá. 16 - Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.

17 - Kỹ năng tư duy sáng tạo 18 - Kỹ năng ra quyết định 19 - Kỹ năng giải quyết vấn đề 20 - Kỹ năng kiên định

21 - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 22 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin

23 - Kỹ năng sinh tồn, xử lý các tai nạn bất thường 24 - Kỹ năng tự vệ, học các kiến thức giới tính

+ Cho các em tự nêu ra chủ đề cần bàn luận vào tuần sau và giao cho các tổ về tìm hiểu trước để đến giờ sinh hoạt cuối tuần cùng tham luận.

c. Với những em mắc những lỗi về lĩnh vực cảm xúc (như vô lễ với giáo viên, gây gổ xích mích với bạn, chống đối cán bộ lớp, thầy cô …) giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp riêng nói chuyện trực tiếp để tìm hiểu nguyên nhân và cùng em đó tìm cách giải quyết. Thường thì những em này sẽ không chia sẻ cảm xúc, sẽ không nói rõ nguyên nhân và những bức xúc, căng thẳng mà mình đang có. Trước khi gặp, giáo viên cần nắm rõ mọi thông tin, hoàn cảnh gia đình của em học sinh này qua các bạn trong lớp, đặc biệt là bạn thân của em đó. Khi nói chuyện với học sinh này với thái độ như một người bạn đang muốn chia sẻ nỗi lòng, khi nói trúng tâm lý thì các em mới mở lòng tâm sự những gì các em đang trải qua. Thường thì đó sẽ là những áp lực từ gia đình, bạn bè, từ việc học sa sút … của bản thân. Những điều đó khiến các em cảm thấy bức xúc, nhạy cảm, dễ nổi nóng, bất cần và dễ gây xung đột do không kiềm chế được cảm xúc. Lúc này giáo viên chủ nhiệm cần lắng nghe,

chia sẻ cảm xúc đó với em học sinh này, chỉ rõ phản ứng của em đã biểu hiện gây tổn thương cho ai? ảnh hưởng tới ai? hậu quả là gì? Nếu bây giờ cho em chọn lại em sẽ xử sự ra sao? Và hướng dẫn nên xử lí tình huống đó như thế nào là tốt nhất. Qua đó chia sẻ với em học sinh đó chấp nhận những bức xúc, căng thẳng trong cuộc sống mà em gặp phải, coi là chuyện bình thường mà ai cũng sẽ phải trải qua trong cuộc sống. Quan trọng là mình sẽ đối mặt với nó thể nào để không làm ảnh hưởng tới ai mà vẫn tốt cho bản thân. Nên có những suy nghĩ và hành động tích cực trước mọi tình huống trong cuộc sống, kể cả sau này. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cần nhờ các bạn trong lớp, nhất là bạn thân chia sẻ, khuyên bảo giúp bạn thoát khỏi những vướng mắc bạn đang có. Qua đó những người bạn xung quanh cũng học được cách ứng xử tích cực khi gặp những tình huống như bạn. Song song đó là nhờ các giáo viên bộ môn theo dõi, nhắc nhở và gíúp đỡ em đó trong các tiết học. Như thế em học sinh đó sẽ thấy mình được thầy cô, bạn bè quan tâm, không cảm thấy cô đơn thì suy nghĩ sẽ tích cực hơn.

d. Khuyến khích, tạo điều kiện cho những em có biểu hiện không làm chủ cảm xúc, gặp căng thẳng trong cuộc sống tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao nội lực bản thân, giảm những căng thẳng trong cuộc sống và kiềm chế được cảm xúc. Thực tế tôi đã áp dụng biện pháp này cho nhiều em và thấy rất hiệu quả. Khi các em tham gia văn nghệ trong thường sẽ có nhiều bạn biết đến, các em sẽ cảm thấy mình có ích, không vô dụng như đã nghĩ, các em sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn, kiềm chế được cảm xúc, đối diện với những căng thẳng, khó khăn một cách tích cực hơn. Với những em không có khiếu văn nghệ thì hướng các em tham gia các câu lạc bộ gym, hip hop, erobic câu lạc bộ do nhà trường tổ chức. Các em sẽ tiếp xúc với nhiều người khoẻ mạnh, vui vẻ, đồng thời thể thao cũng gíúp các em khoẻ hơn, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.

e. Tổ chức buổi dã ngoại gần, giúp các em tự lập, tập thể lớp gần gũi nhau, qua buổi dã ngoại giáo viên chủ nhiệm có thể quan sát được tính cách, sở trường của từng học sinh. Trong buổi dã ngoại, giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm sống cho học sinh, tâm sự với học sinh, lắng nghe các em chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong cuộc sống riêng, bởi những lúc riêng tư khi mình đã khơi ra các em rất dễ trải lòng. Như vậy những khó khăn vướng mắc các em gặp phải được chia sẻ thì căng thẳng mệt mỏi sẽ vơi đi phần nào, khi đó cảm xúc luôn trong vòng kiểm soát. Thực tế tôi có tổ chức một số lần dã ngoại, chia tổ và yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị đồ ăn, vật dụng cần thiết mang theo. Tôi nhận thấy tất cả các em rất hào hứng và tự suy nghĩ nên chuẩn bị gì, và khi đến nơi cắm trại các em rất quan tâm đến nhau, dễ chia sẻ. Qua đó các em cũng tích luỹ được một số kinh nghiệm cho cuộc sống tự lập, điều đó tác động tích cực đến những suy nghĩ khi các em ứng phó với những khó khăn nói chung và căng thẳng nói riêng sau này.

Tổ chức dã ngoại cho các em

Tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề

f. Việc giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, mà còn phải được thực hiện kết hợp giữa cả gia đình và nhà trường bằng nhiều cách. Nên tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh tất cả các em học sinh, nắm bắt được hoàn cảnh gia đình, biểu hiện của các em khi ở nhà, kịp thời biết được những biến cố bất thường xảy ra trong gia đình. Với những học sinh có dấu hiệu không kểm soát được cảm xúc và đang gặp căng thẳng thì giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn phụ huynh cách ứng xử phù hợp làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc giáo dục kỹ năng kiềm chế cảm xúc và ứng phó với căng thẳng. Trên thực tế, tôi đã gặp rất nhiều phụ huynh chưa thực sự hiểu con mình và có cách ứng xử chưa khéo với con nên hậu quả là con luôn nổi nóng, cãi trả, thậm chỉ là bỏ nhà đi. Khi được giáo viên hướng dẫn họ rất lắng nghe và hưởng ứng cách làm của giáo viên và kết hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục con, giúp con bớt căng thẳng và biết cách kiềm chế cảm xúc, qua đó thái độ ứng xử của em đó với gia đình cũng có nhiều thay đổi tích cực.

Gặp gỡ và chia sẻ cùng với phụ huynh

Đến thăm nhà các em để hiểu thêm hoàn cảnh và động viên các em

Tổ chức sinh nhật tập thể hàng tháng cho các em

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH-NGHI LỘC-NGHỆ AN (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)