Hình thức sân khấu hoá: cho học sinh diễn kịch một số tác phẩm/ đoạn trích VHHĐ đã học.

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy TIẾT ôn tập QUA bài ôn tập PHẦN văn học NGỮ văn 11 (Trang 33 - 36)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC BÀI “ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC” HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP

2. Hình thức sân khấu hoá: cho học sinh diễn kịch một số tác phẩm/ đoạn trích VHHĐ đã học.

trích VHHĐ đã học.

2.1.Vai trò của hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học

Sân khấu hóa tác phẩm/ đoạn trích văn học tức là chuyển tải các văn bản văn học thành hình thức nghệ thuật như kịch, múa, hát…Sân khấu hóa nhưng vẫn đảm bảo tính chân, thiện, mỹ, vẫn đảm bảo nội dung tác phẩm/ đoạn trích.

Sân khấu hóa tác phẩm/ đoạn trích văn học là một hình thức truyền tải nội dung, ý nghĩa tác phẩm hữu ích và rất hiệu quả.Thay cho việc chỉ đơn thuần đọc tác phẩm, trả lời các câu hỏi, phân tích các hình tượng, học sinh sẽ cảm thụ tác phẩm văn học bằng cách thâm nhập vào các hình tượng nhân vật, hóa thân thành các nhân vật. Khi muốn vào vai một nhân vật nào đó, các em phải nghiên cứu kĩ tác phẩm, tính cách nhân vật thì mới lột tả được một cách chân thực nhất chân dung của nhân vật . Và khi đó, các em sẽ hiểu sâu sắc nội dung ý nghĩa tư tưởng nhà văn gửi gắm. Sân khấu hóa là hình thức dạy học phù hợp với việc hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho HS. Hình thức tiếp cận tác phẩm văn học này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu cả phía GV và HS. Giáo viên sẽ định hướng cho HS trong việc xây dựng kịch bản, lời thoại, bối cảnh, thời lượng,… Như vậy, học sinh có cơ hội trải nghiệm rất nhiều vai trò khác nhau khi xây dựng kịch bản, chọn diễn viên, diễn xuất, tạo bối cảnh, chọn âm thanh, ánh sáng, quay phim,… Sản phẩm kịch, dù là diễn trực tiếp trên lớp hay quay video cũng là sản phẩm của tập thể, của cả một ekip, một nhóm học sinh. Cho nên, đây là cơ hội phát triển năng lực hợp tác, làm việc nhóm, năng lực cảm thụ nghệ thuật, năng lực truyền tải nghệ thuật…Đồng thời, với việc liên quan nhiều đến yêu tố sân khấu, cho nên giúp các em thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn nghệ thuật, mà văn học và sân khấu là một ví dụ tiêu biểu cho điều đó.

Sân khấu hóa giúp văn học gắn với đời sống thực tế. Câu chuyện trong văn bản văn học không còn đóng khung trong SGK Ngữ văn, trong các bài học truyền giảng của giáo viên trên lớp, mà nó chính là đời sống thực tế được phản ánh vào trang văn. Hay nói cách khác, đây là cách để kéo văn học về với đời sống, là cách giúp văn học xích gần với đời sống.

2.2.Cách thức thực hiện

- Chuẩn bị kịch bản: GV lựa chọn tác phẩm/ đoạn trích và lên ý tưởng. Sau đó giao cho các nhóm xây dựng kịch bản. GV duyệt kịch bản, chỉnh sửa kịch bản và giao cho học sinh thực hiện.

- Chuẩn bị diễn viên: Các nhóm trên cơ sở kịch bản đã xây dựng, lựa chọn diễn viên phù hợp nhất với các vai.

- Chuẩn bị trang phục: Trang phục phải đảm bảo sự phù hợp cao nhất với phần kịch của nhóm. HS có thể tự tạo ra các trang phục từ các vật liệu đơn giản hoặc có sẵn: mượn, cắt dán, .. hoặc thuê trang phục.

28 - Các đạo cụ: Tùy thuộc vào nội dung kịch bản, nhóm sẽ chuẩn bị các đạo cụ - Các đạo cụ: Tùy thuộc vào nội dung kịch bản, nhóm sẽ chuẩn bị các đạo cụ hỗ trợ phù hợp.

- Luyện tập: Các nhóm lên kế hoạch luyện tập.

2.3.Một số kịch bản minh họa

Đối với bài Ôn tập phần văn học, có nhiều tác phẩm ở các thể loại khác nhau, GV chọn một số tác phẩm và giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị.

Ở bài Ôn tập phần văn học, SGK Ngữ văn 11, tập 1, ở thể loại truyện và tiểu thuyết có bốn tác phẩm/ đoạn trích. Bản thân tôi chọn 2 tác phẩm/ đoạn trích cho HS lớp 11C thực hiện, đó là “ Chí Phèo” và “Hạnh phúc của một tang gia”. Sau đây là các kịch bản.

2.3.1.KỊCH BẢN CHÍ PHÈO (Sân khấu hóa từ truyện ngắn Chí Phèo) a.Phân công nhiệm vụ

Đây là nhiệm vụ của Tổ 1 và 2. Hai tổ cùng thảo luận và phân công nhiệm vụ: xây dựng kịch bản, phân vai, âm thanh, bối cảnh, đạo cụ,…

-Phân vai:

Ngọc Sương trong vai người dẫn chuyện Như Nguyệt trong vai Thị Nở

Ngọc Hà trong vai Bà cô Thị Nở Thanh Hoa trong vai Chí Phèo Ngọc Hà trong vai Bá Kiến

Hồng Thương trong vai vợ Bá Kiến Và 1 số bạn trong vai người bán hàng - Đạo diễn: Như Nguyệt, Thanh Nhàn

- Âm thanh: Hải Yến, Ngọc Bích - Ánh sáng: Thu Thảo, Ngọc Bích - Quay phim: Quỳnh Anh

- Đạo cụ: Gia Hậu, Quang Minh

b.Kịch bản

Người bán hàng 1,2 (rao): - Ai mua rau đê…Rau đi anh chị ơi!

Chí Phèo: (Đi theo nhạc vừa đi vừa chửi)

- Mạ cha chúng mày , chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà dám coi thường thằng này, chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà dám bố láo với thằng này, chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà nói thằng này không cha không mẹ, mẹ kiếp chúng mày.

29

Người bán rau 1: - Ê bà, thằng chí phèo nó chửi ai rứa bà.

Người bán rau 2: - Ai biết, chắc không phải tôi với bà đâu! Ầy thôi ta bán hàng đi.

(Chí Phèo đi lạng xong ngã vào sạp rau của người bán rau)

Người bán rau 1: -Ôi dồi ôi ! Mày đi đứng cái kiểu gì thế này? Mày đứng dậy cho ta coi.

Người bán rau 2: -Anh cầm tiền đi đi cho nhà em bán hàng.

Chí Phèo: (Hát) -Lâu lâu lâu ta mới uống rượu, mà đã uống rượu là phải say! ợ ... ( Đoạn Thị Nở ra)

(Nhạc)

Thị Nở : - Đứa nào ấy ! Tắt nhạc dùm tao coi.

- Ôi dồi ôi ! Ai ý mà xinh thế nhở. Ôi dồi ôi chỉ có thể là Nở thôi mọi người ạ! - Nhìn nè cái môi này nè bạc tỉ đấy, không lấy được đâu. Anh chị đừng khen em nữa, em biết em xinh rồi..hihi…

( Nhạc )

( Thị Nở đi vòng, sau đó là nằm sau bụi chuối ) ( Chí Phèo đi ra )

Chí Phèo: - Uầy uầy em kia xinh thế! Sao đêm hôm thế này lại có một cô em xinh đẹp thế này nằm một mình thế nhở, để anh vào với em nhá…

Dẫn chuyện: Sáng hôm sau...

Thị Nở: - Úi dồi ôi! Người gì đâu mà mạnh mẽ thế nhở, chắc anh mệt lắm rồi, để em vào nấu bát cháo hành cho anh ăn nhá.

Chí Phèo : - Ok My love ( Nhạc bình yên )

Dẫn chuyện : Sau đêm hôm đó, Chí Phèo cảm nhận được như thế nào là tình yêu chân chính. Anh ta quyết tâm trở thành một người nông dân chân chính để chung sống với Thị Nở.

Chí Phèo: - Hôm nay anh ăn bát cháo hành, anh ăn hết cháo tối về hành em.

Thị Nở: - Chời ơi đông người thế này ai lại nói như thế! Ok, anh ăn em đi (ngồi xô nhau) (nhạc gây cấn) (bà cô đi xa)

Bà Cô: - Ôi cái con này! Sao mày lại ở đây tao tìm mày suốt đêm qua. Trời ơi con gái con đứa sao lại ở nhà một thằng đàn ông thế này. Ở trong cái làng Vũ Đại này có bao nhiêu thằng đẹp trai nhà giàu mày không yêu lại đi yêu thằng nghèo rớt mồng tơi này.

30

Bà Cô: - Ôi cậu đây rồi! (quay sang thị Nở)

-Nhìn đi có đẹp không? Giàu không? Cậu cả đấy (nhạc đâu lên)

Bà Cô: - Mày sáng con mắt ra chưa! Đi về cho tao (nhạc lên)

Thị Nở: - Đừng!..Đừng mà

Bà Cô: - Buông đôi tay nhau ra

Chí Phèo: - Đừng mà, đừng cướp Nở của ta, đừng cướp Nở của tao(vừa khóc vừa tìm chai rượu) Đừng cướp Nở của tao (lăn lê bò trườn)

Bá Kiến: - Trời ơi là trời, thằng ni buổi ni mi nỏ đi thu tiền cho tao đi mà còn ngồi ngồi đây. Thời buổi dịch khó khăn ri không làm mà đòi có ăn à (lôi kéo nhau)

Chí Phèo: - Bỏ ra..bỏ ra…(nhạc đâu, tấu lên)

Thị Nở: - Thôi thôi tao vào đây

Bà Cô: - Buổi ni ai mở nhạc ri bay. Tao mà biết là không yên với tao mô. Mi nữa về với tau

Chí Phèo: - Tại ông! Tại ông cướp Nở của tôi! Tôi sẽ liều mạng với ông (cầm dao đâm Bá Kiến).

Bá Kiến: - Mày!Mày!...( Ôm bụng đau đớn ngã xuống)

Chí Phèo: - Tôi không cố ý. ..Quay xe.

Vợ Bá Kiến (khóc): - Ông ơi, ông ơi! Ông đừng bỏ tôi mà ông ơi!

Dẫn chuyện: - Bá Kiến well come to âm phủ

Dẫn chuyện: - Từ ngày hôm đó Chí Phèo và Thị Nở không còn gặp nhau nữa không lâu sau Thị Nở có bầu và trở thành Single Mom

(Vác bụng bầu đi ra)

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy TIẾT ôn tập QUA bài ôn tập PHẦN văn học NGỮ văn 11 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)