II. Xu hướng văn học hiện thực 1.Truyện “Chí Phèo” (Nam Cao)
c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh
39
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
( GV tổ chức cho học sinh luyện tập bằng hình thức trò chơi Chiếc nón kì diệu. Chia lớp làm 2 đội chơi, mỗi đội thực hiện quay 4 lần. Sau đó GV tổng hợp và giành phần quà cho đội thắng cuộc)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
HS thực hiện vòng quay, mũi tên chỉ ô nào thì thực hiện yêu cầu của ô đó.
-Đây là hệ thống câu hỏi từ 1-8 và các phần thưởng trong vòng quay
Câu 1: Xét về phong cách nghệ thuật, Thạch Lam được xếp
vào nhóm các tác giả thuộc dòng văn học nào? a.Văn học lãng mạn.
b.Văn học hiện thực. c.Văn học cách mạng.
d.Không thuộc dòng văn học nào cố định.
Câu 2: “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” là lời
của ai?
a.Chí Phèo nói với Thị Nở.
ĐÁP ÁN [1]='a' [2]='a' [3]='b' [4]='c' [5]='b' [6]='c' [7]='c' [8]='d'
40
b.Bà Ba nói với Chí Phèo. c.Bá Kiến nói với Chí Phèo. d.Thị Nở nói với Chí Phèo.
Câu 3: Ông là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái
đẹp. Ông là ai? a.Thạch Lam. b.Nguyễn Tuân. c.Vũ Trọng Phụng. d.Ngô Tất Tố.
Câu 4: Nội dung nổi bật của đoạn trích “Hạnh phúc của một
tang gia” là:
a.Phơi bày thực trạng xã hội thối nát và tình cảnh khổ cực của nhân dân.
b.Nỗi đau khổ của một gia đình có đám tang.
c.Vạch trần bản chất xã hội thượng lưu lố lăng, đồi bại; Sự giả dối, vô đạo đức
của con người trong tang gia.
d.Niềm hạnh phúc của mọi người vì được tham gia vào cải cách xã hội.
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẫn dân chúng đã
đứng lên chống lại triều đình? a.Nhân dân muốn lập vị vua mới.
b.Vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống nhân dân nghèo khổ.
c.Do vua ban hành chính sách mới không hợp lòng dân. d.Do vua chúa nhu nhược để giặc xâm chiếm đất nước.
Câu 6: Dòng nào sau đây không phải là nhận định về nhân vật
Huấn Cao?
a.Là người mang cái đẹp của tài hoa, hòa hợp với cái đẹp của khí phách, thiên lương.
b.Là người mang chí lớn không thành, nhưng trước sau vẫn coi thường gian truân, khổ ải, xem khinh cái chết, dù biết nó đã kề bên, tư thế luôn hiên ngang, lồng lộng giữa ngục tù. c.Là người có nhân cách, có lương tâm, nhưng trong thời đại
41
nhiễu nhương, phải đành lòng phục vụ cho một triều đại đã suy thoái.
d.Tư thế, suy nghĩ, cách ứng xử, hành động của ông là vẻ đẹp của một nhân cách hiên ngang, bất khuất tỏa sáng giữa đêm tối của một xã hội tù ngục vô nhân đạo.
Câu 7: Mở đầu là hình ảnh “cái lò gạch cũ” và kết thúc cũng
như thế. Điều đó có ý nghĩa gì?
a.Tác giả muốn giới thiệu với người đọc việc làm quanh năm của người dân làng Vũ Đại là sản xuất gạch.
b.Hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ hoang, khiến người đọc hiểu đó là cái nghề truyền thống của làng Vũ Đại đã bị mai một.
c.Nó gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, không lối thoát của người nông dân Việt Nam dưới xã hội cũ.
d.Đời sống nông dân làng Vũ Đại hoang tàn như cái lò gạch cũ.
Câu 8: Thủ pháp nghệ thuật thành công nhất của đoạn trích
“Hạnh phúc của một tang gia” là: a.Nghệ thuật tả thực.
b.Nghệ thuật khắc học chân dung nhân vật. c.Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. d.Nghệ thuật trào phúng.
-Phần thưởng:
1.Một tràng pháo tay. 2.Một tràng cười. 3.Một cái bút. 4.Một gói bim bim.
5.Một bông hoa 6.Một cái bắt tay của bạn khác giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận suy nghĩ câu trả lời
+ GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
+ Các cá nhân trình bày câu trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức