Hình 3 .9 Nấm Microporus flabelliformis
Hình 3.11 Đặc điểm hiểm vi của nấm Laetiporus sulphureus
Nhận xét: So sánh với Bull. Ex Fr. Murrill, Annls mycol,18(1/3):51 [59]
(1920) và Trịnh Tam Kiệt (2011) [29], mẫu ML45, ML39, ML55, ML58 thu được tại Xã Ngọc Thanh, huyện Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều đặc điểm giống với đặc điểm mơ tả hình thái và hiển vi của loài Laetiporus sulphureus như sau: Mũ
nấm khi non dạng u lồi, dạng gối, sau chuyển thành dạng quạt lượn sóng, mọc kiểu ngói lợp, mặt mũ gồ gề bời những nếp gấp đi từ gốc ra mép mũ; Thịt mũ chứa nhiều
nước vàng; Pileipellis dạng hình ống, trong suốt; Ăn được và mọc trên cây lá rộng. So với đặc điểm được mô tả của mẫu ML45, ML39, ML55, ML36 với một số đặc điểm hình thái và hiển vi giống với loài Laetiporus sulphureus của Bull. Ex Fr. Murrill, tôi nhận định mẫu ML45, ML39, ML55, ML58 là loài Laetiporus sulphureus.
2e. Polyporellus badius (Pers.) Imazeki, Colored Illustrations of Mushrooms of Japan 2: 136 (1989)
Ký hiệu mẫu: ML49; ML56; ML58; ML63;
Địa điểm lấy mẫu: Trạm đa dạng sinh học Mê Linh;
Phân bố: Mọc trên thân cây;
Đặc điểm hính thái: Mũ nấm có màu cà phê sữa đến nâu hồng kích thước
từ 30 – 40mm, bề mặt mũ nấm nhẵn, hơi bóng, viền uốn lượn. Phiến nấm dạng lỗ nhỏ li ti, có độ dày 1 mm, các lỗ xếp sát nhau, được phân bố đồng đều. Khơng có cuống nấm; thơm mùi chè và có vị ngọt, được dùng làm thực phẩm;
Đặc điểm hiển vi: Bào tử có dạng hình elipsoid hoặc hình trụ, có kích
thước từ 6-8 x 2,5-3,5 mm. Pileipellis: sợi nấm được làm bằng sợi nấm sinh ra và sợi nơ lúp chẩm, một đặc điểm có xu hướng làm cho mơ nấm cứng và gỗ;
a)Hình ảnh nấm thực tế mặt trước, b)Hình ảnh nấm thực tế mặt sau, c)Mặt lỗ, d)pileipellis