.Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát sửdụng vốn vay

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 89)

Công tác kiểm tra, kiểm soát là một khâu rất quan trọng đối với hoạt động tíndụng nhằm đảm bảo chất lượng cho vay. Do vậy, đi đôi với việc nâng cao chất lượng tíndụng là việc nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, kiểm soát. Để làm tốt điều đó phònggiao dịch cần tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng:

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải luôn được coi trọng hàng đầu trong hoạt động của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình hoạt động của đơn vị, chủ động lập kế hoạch triển khai trong tương lai.

Đối với công tác cho vay hộ nghèo thì việc kiểm tra, kiểm soát các bước, các yếu tố của quy trình cho vay sẽ hạn chế được tiêu cực, rủi ro đối với ngân hàng và hộ nghèo. Để nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo cần thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý, có hiệu quả đi đôi với việc giám sát các quá trình vận động của vốn cho vay từ khi cho vay đến khi thu hồi được hết nợ. Ngân hàng phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tượng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn, chế độ bồi thường vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên.

Việc kiểm tra, kiểm soát phải được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch theo những nội dung nhất định, đề cương cụ thể nhằm thấy được những sai sót để xử lý kịp thời, giảm thiểu tổn thất đối với khoản vay. Bên cạnh đó khi nhận thấy những vụ việc, thông tin “nóng” về khoản vay cần thực hiện ngay việc kiểm tra đột xuất để tìm ra những biện pháp xử lý ngay, dứt điểm và tránh cho ngân hàng khỏi những tổn thất không đáng có.

Thứ nhất: Đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trên tất cả các khâu của quátrình cho vay:

+ Kiểm tra trước khi cho vay: Để hoạt động cho vay đạt kết quả tốt thì phảikiểm tra đối tượng vay có đúng theo quy định của nhà nước.

+ Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra quá trình rút vốn vay, chuyển tiềnthanh toán của khách hàng có phù hợp với mục đích vay hay không, có đủ căn cứhợp pháp, hợp lệ hay không.

+ Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi phát vốn vay ngân hàng tiến hành kiểmtra mục đích sử dụng vốn vay.

Thứ hai,NHCSXH tỉnh Bắc Ninh cần phải duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động củacác bộ phận làm công tác tín dụng để kịp thời phát hiện các sai sót, sai phạm tronghoạt động tín dụng, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục kịp thời nhằm củng cốchất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.

Thứ ba, tăng cường công tác tự kiểm tra tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh bằnghình thức kiểm tra chéo giữa các đơn vị.

Thứ tư, ngân hàng cần phân loại nợ đúng thực trạng, trích đủ dự phòng rủi rovà xử lý rủi ro theo đúng quy đinh.

Thứ năm, hạn chế nợ xấu bằng cách thường xuyên, chú trọng chất lượng kiểm tra sửdụng vốn vay, đồng thời hạn chế nợ xấu mới phát sinh, tiếp tục giám sát và xử lý nợ xấu.

3.2.4.Tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ của ngân hàng

Thứ nhất, hiện đại hóa hệ thống ngân hàng chính sách xã hội

Hiện nay NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã có điểm giao dịch rộng khắp từ huyệnđến các xã. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động trong giai đoạn mới, trụ sở làm việc,phương tiện vận tải, hệ thống máy vi tính phải được đầu tư mới hoặc

nâng cấp, muasắm để phục vụ tốt nhu cầu về vốn ngày càng lớn hơn cho sự xóa đói giảm nghèo.Thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại, vừa tạo lòng tin cho khách hàngthực hiện các hoạt động tín dụng với NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.

Khi đi giao dịch xã, kế toán phải xuất dữ liệu đi xã vào máy tính xách tay, sau khi giao dịch xong lại xuất file về trung tâm. Hệ cơ sở dữ liệu Foxpro hiện nay đã tương đối lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu công việc của ngành ngân hàng nói chung và hệ thống NHCSXH nói riêng vốn rất phức tạp do thực hiện nhiều chương trình cho vay khác nhau. Mặt khác, dữ liệu báo cáo thống kê còn nhiều sai sót dẫn đến không thực hiện đầy đủ, chính xác nhất các chỉ tiêu báo cáo thống kê phục vụ cho hoạt động. Do vây hiện đại hóa, đồng bộ số liệu giữa các chương trình giao dịch tại trung tâm, giao dịch xã và chương trình thông tin báo cáo là một đòi hỏi tất yếu để phục vụ tốt nhất cho hoạt động NHCSXH, tiết giảm thời gian, chi phí và tăng năng suất lao động cho cán bộ nhân viên.

Thứ hai, đào tạo cán bộ của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng. Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có máy móc nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Vì vậy kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Các hình thức đào tạo có thể là: Đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung tại các trường đại học, đào tạo ngắn ngày, các lớp chuyên đề: ngoại ngữ, tin học, thẩm định dự án...

NHCSXH tỉnh Bắc Ninh cần phải tăng cường đào tạo, tập huấn các kỹ năng cho đội ngũ cán bộ của các tổ vay vốn đảm bảo hàng năm CBTD đều phải được tham gia đào tạo để kịp thời cập nhật kiến thức và nắm vững quy trình tín dụng.

Để tăng cường nâng cao trình độ cán bộ, ngay từ khâu tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ cần phải đổi mới, tuân thủ đúng quy trình, quy chế thi tuyển công khai, nghiêm túc. Kiên quyết đưa ra khỏi dây chuyền những cán bộ không đủtiêu chuẩn chuyên môn hoặc đạo đức tác phong yếu kém. Đặc biệt đối với cán bộtín dụng có biểu hiện tiêu cực.

Đối với cán bộ NHCSXH ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi phải có chuyên môn về SXKD, để giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tư vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu?...

Coi trọng công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, làm cho tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng và nhà nước về tín dụng chính sách. Hàng tuần, vào chiều thứ 5 cán bộ NHCSXH học nghiệp vụ, hàng quý tập huấn các nghiệp vụ như: Tín dụng, kế toán, kiểm tra, tin học.

Thường xuyên phát động những đợt thi đua ngắn ngày, dài ngày tạo không khí làm việc hăng say trong toàn chi nhánh, biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, thi đua chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của ngành và của đơn vị.

Thường xuyên theo dõi, tổng hợp, những điển hình tiên tiến, những tấm gương tiêu xuất sắc có thành tích cao trong quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, hộ vay vốn thoát nghèo vươn lên làm giàu đề nghị khen thưởng đồng

thời kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, có hình thức kỷ luật đối với những cá nhân, tổ chức cố tình làm trái quy trình, lợi dụng chiếm dụng vốn.

3.2.5. Tăng trưởng nguồn vốn nhằm mở rộng cho vay hộ nghèo

Một ngân hàng lớn mạnh và bền vững bao gồm nhiều yếu tố, nhưng yếu tố đầu tiên và có tính quyết định bao giờ cũng là sự phát triển và mở rộng nguồn vốn, vì thế tạo điều kiện trong việc tập trung, huy động nguồn vốn cho ngân hàng này có ý nghĩa thiết thực đến sự tồn tại và phát triển của nó.

Để ngân hàng có thể phát triển bền vững thì cần phải có một nguồn vốn tương đối lớn. Muốn vậy phải tập trung mọi nguồn tài trợ gắn với xoá đói giảm nghèo mà lâu nay đang được các ngành, các cấp, tổ chức đoàn thể quần chúng quản lý về một đầu mối là NHCSXH quản lý và cho vay. Không thể tồn tại mãi tình trạng nhiều chương trình hỗ trợ vốn cho nông nghiệp nông thôn, cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo mà hộ nghèo lại thiếu vốn sản xuất. Cho nên phải chú trọng việc huy động vốn, bảo toàn và không ngừng phát triển nguồn vốn vì NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Thứ nhất, tăng cường nguồn vốn từ kênh NSNN tỉnh và các địa phương cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo vào Ngân hàng Chính sách xã hội.

Để từng bước thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, UBND tỉnh cần phải dành một tỷ lệ nhất định trong các khoản chi ngân sách hàng năm để lập các quỹ tài trợ cho chương trình quốc gia như: Quỹ giải quyết việc làm, quỹ bảo trợ nông nghiệp, quỹ xoá đói giảm nghèo… Thực tế cho thấy, việc hỗ trợ vốn cho hộ nghèo với hình thức cấp phát của ngân sách sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo tâm lý mong chờ ỷ lại đối với hộ nghèo và số vốn sẽ không được sử dụng vào mục đích sản xuất mà chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Để vốn tài trợ của Nhà nước sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả cần phải thực hiện thông qua kênh tín dụng. Vì vậy, UBND

tỉnh nên có kế hoạch, phương án chuyển số vốn tài trợ hàng năm về phát triển nông thôn theo các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm… qua hệ thống NHCSXH để quản lý và cho vay với một mức lãi suất thống nhất thì mới phát huy tốt hiệu quả các chương trình.

Thứ hai, huy động vốn từ các NHTM Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới như Thái Lan, Malayxia… đều quy định bắt buộc các NHTM Nhà nước trên địa bàn phải đóng góp một tỷ lệ vốn nhất định cho các ngân hàng chính sách để cho vay phục vụ các mục tiêu xã hội, hoặc trực tiếp thực hiện các chương trình tín dụng chỉ định của Chính phủ mang tính chính sách. Trong khi nguồn vốn ngân sách địa phương còn hạn hẹp thì việc đóng góp vốn của các NHTM Nhà nước trên địa bàn lại càng cần thiết và hoàn toàn có khả năng thực hiện. NHCSXH tỉnh Bắc Ninh có thể vay vốn của các NHMT lại với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường để ngân hàng hoà đồng với các nguồn vốn rẻ cho vay theo lãi suất quy định.

Ngoài nguồn vốn đóng góp bắt buộc của các NHTM, ngân hàng có thể huy động nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức kinh tế, tín dụng và cá nhân trong và ngoài nước. Nguồn vốn này được hình thành từ việc trích một phần vốn kinh doanh, nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức cá nhân để tài trợ các chương trình nhân đạo, hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Thứ ba, huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư và trong cộng đồng hộ nghèo. Nguồn vốn tăng trưởng thông qua huy động từ nhiều kênh không thể đáp ứng được nếu như ngân hàng không thực hiện huy động được tiền gửi tiết kiệm của dân. Để có thể huy động được nguồn vồn nhàn rỗi trong dân cư ngân hàng cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Đa dạng hoá các hình thức huy động là một cách thức để các ngân hàng nâng cao hiêu quả huy động vốn vì chỉ có đa dạng hoá thì ngân hàng

mới tận dụng được hết thế mạnh của các thành phần kinh tế như: Thu hút tiền gửi tiết kiệm, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… mỗi hình thức có những thế mạnh và hạn chế riêng đòi hỏi ngân hàng phải cân nhắc xác định cho mình một hình thức huy động phù hợp với điều kiện hiện tại. Đối với NHCSXH tỉnh Bắc Ninh chưa có nghiệp vụ phát hành trái phiếu kỳ phiếu, Ngân hàng nên mở rộng hoạt động này trong tương lai.

- Lãi suất huy động là giá cả của những khoản vốn mà ngân hàng huy động cho nên nếu ngân hàng đưa ra một lãi suất cao hơn đối thủ cạnh thì sẽ huy động được nhiều vốn hơn. Nhưng ngược lại lãi suất huy động cũng là chi phí của ngân hàng, nếu ngân hàng nâng lãi suất huy động nên quá cao mà không cân nhắc cho phù hợp với lãi suất cho vay thì nhà nước sẽ bị thâm hụt ngân sách. Điều quan trọng đối với ngân hàng là phải làm sao xác định một lãi suất huy động đủ chiến thắng đối thủ cạnh tranh và cũng phải phù hợp với lãi suất cho vay nhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

- Một nét đặc trưng của NHCSXH là huy động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng hộ nghèo thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, đây là một biện pháp hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy hầu hết các chương trình tín dụng cấp cho hộ nghèo đạt kết quả không phải do việc giảm lãi suất, mà do tạo được nhiều cơ hội việc làm cho hộ nghèo, do kiểm soát khắt khe việc sử dụng vốn, gắn với việc huy động tiết kiệm bắt buộc thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn để tạo ý thức tiết kiệm trong toàn dân. Do Ngân hàng mới triển khai nghiệp vụ huy động tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn nên còn gặp rất nhiều khó khăn để có thể phát triển nghiệp vụ này, ngân hàng cần có những cơ chế chính sách, các biện pháp cụ thể đến các cấp, Tổ TK&VV.

Thứ tư, cần phát động phong trào thi đua đến các cấp, các ngành, các hội, đoàn thể, Tổ TK&VV để động viên khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân tích cực tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ trên; đồng thời có cơ

chế xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá nhân thực hiện sai quy định chủ trương, quản lý yếu kém để xảy ra hiện tượng tiêu cực làm thất thoát vốn của nhà nước.

3.2.6. Các giải pháp đồng bộ khác

3.2.6.1. Kết hợp cung ứng vốn tín dụng với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, và dạy nghề cho hộ nghèo

Một trong những rủi ro khi cho vay là do trình độ hiểu biết của hộ nghèo có hạn nên đồng vốn vay thường được sử dụng kém hiệu quả. Hộ nghèo không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, cả về thị trường… Chính vì lẽ đó cùng với việc cung ứng vốn cho hộ nghèo cần phải giúp đỡ cho họ khắc phục những yếu kém nói trên thì mới có thể nâng cao năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi để có thể trả nợ và thoát khỏi cảnh nghèo. Việc kết hợp cho vay vốn với những chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư sẽ hạn chế rủi ro trong việc đầu tư, giúp hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao đời sống và trả nợ ngân hàng đúng hạn.

3.2.6.2. Hướng dẫn hộ nghèo được tiếp cận vốn sử dụng tiền vay đúng mục đích, hiệu quả

Ngân hàng CSXH tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức trên địa bàn hỗ trợ, trang bị cho hộ nghèo cách thức làm ăn, cách sử dụng vốn vay, kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường, hỗ trợ giá cả và rủi ro nhằm giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích và khai thác có hiệu quả đồng vốn. Đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trợ giúp kiến thức khoa học kỹ thuật, xây dựng kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh, thông tin thị trường, giải quyết khâu tiêu thụ, chế biến nông sản phẩm cho các hộ nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng, tốt nhất là nên thực hiện miễn phí các chương trình này, hoặc phí rất

thấp. Bên cạnh đó cần làm cho hộ nghèo biết rõ việc nâng cao trình độ, kiến thức là mang lại lợi ích cho họ, từ đó, hộ nghèo tham gia đầy đủ các chương trình, các lớp chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,… để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng chỉ thực sự có

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w