Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với hộnghèo của NHCSXH

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 35 - 40)

3 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Chất lượng cho vay đối với hộnghèo tại NHCSXH

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với hộnghèo của NHCSXH

NHCSXH

1.2.3.1.Chỉ tiêu định lượng

(1) Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, chỉ tiêu này cho thấy được khả năng hoạt động cho vay của ngân hàng qua các năm. Do đó nếu kết hợp doanh số cho vay của các thời kỳ liên tiếp thì có thể thấy được xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng.

Chỉ tiêu doanh số cho vay là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay. Nếu chỉ tiêu doanh số cho vay cao thì chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đã tăng lên về số lượng. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn về quy mô hoạt động cho vay trong từng thời kỳ cần phải xét đến tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay.

Chỉ tiêu này cũng tương tự như chỉ tiêu doanh số cho vay, tuy nhiên nó là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ bao gồm: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng đồng thời đây cũng là chỉ tiêu phản ánh uy tín của ngân hàng. Khi so sánh tổng dư nợ của ngân hàng với thị phần cho vay của ngân hàng sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh quy mô hoạt động của đơn vị năm nay so với năm trước, tốc độ tăng trưởng càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay hộ nghèo càng cao.

Tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng được mạng lưới khách hàng, hoạt động cho vay kém… Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là tỷ lệ này càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay càng tốt bởi lẽ khi ngân hàng cho vay vượt quá mức giới hạn cũng là lúc ngân hàng bắt đầu chấp nhận những rủi ro về cho vay.

(3) Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn:

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác cho vay bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực được công bố.

Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không.

(5) Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo:

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo chia cho tổng thu nhập tại ngân hàng.

Hoạt động cho vay tuy chứa đựng nhiều rủi ro nhưng hiện tại lại là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do vậy, chất lượng hoạt động cho vay được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động cho vay hộ nghèo là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động cho vay mang lại. Chính vì thế ngoài việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn thì ngân hàng phải tăng được thu nhập từ hoạt động cho vay. Song chỉ có chỉ tiêu này chúng ta chưa thể đánh giá được chất lượng cho vay của ngân hàng là tốt hay xấu mà phải kết hợp với các chỉ tiêu khác.

(6) Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn:

Khi quyết định tài trợ vốn cho khách hàng, ngân hàng luôn quan tâm tới khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Đến hạn trả nợ nếu người vay không trả được và không được gia hạn thì khoản vay này sẽ chuyển sang nợ quá hạn, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn, ngoài ra

ngân hàng phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán cho hoạt động huy động vốn.

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ tại ngân hàng thì có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn. Đối với NHCSXH, nếu tỷ lệ nợ quá hạn ≤ 3% thì có thể đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng tương đối cao. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn từ 3 ÷ 5% thì mức độ an toàn của ngân hàng là bình thường. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 5% hoạt động ngân hàng chứa nhiều rủi ro, đặc biệt trong trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 7% chất lượng tín dụng ngân hàng được đánh giá là yếu kém.(Quy định số 62/2016/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với ngân hàng chính sách xã hội).

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng có độ an toàn cao tức là rủi ro thấp. Tuy vậy, trên thực tế để đánh giá chính xác hơn chất lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng thì người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn thành hai loại đó là: Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi, tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Căn cứ vào tỷ lệ hai loại nợ quá hạn trên trong tổng nợ quá hạn có thể đánh giá được chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là những khoản nợ mà người vay hầu như không thể trả được cho ngân hàng, nguyên nhân là do khách hàng vay vốn về kinh doanh nhưng bị thua lỗ dẫn đến phá sản và không có

khả năng hoàn trả cho ngân hàng hoặc cũng có trường hợp khách hàng trây ì không chịu trả.

1.2.3.2. Chỉ tiêu định tính

Ngoài các chỉ tiêu về mặt định lượng để đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH cần kết hợp với một số chi tiêu định tính, đánh giá chất lượng tín dụng dựa trên quan điểm, đánh giá của chính những khách hàng trực tiếp đến làm việc, vay vốn của ngân hàng - những chỉ tiêu hết sức quan trọng có tính chất quyết định đối với chất lượng, độ an toàn, hiệu quả của cho vay hộ nghèo.

Thứ nhất, thủ tục và quy trình cho vay vốn.

Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng. Thủ tục làm việc, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tượng mạnh cho khách hàng. Thủ tục giấy tờ đơn giản, dễ làm, thời gian làm việc khẩn trương, không gây phiền hà cho khách hàng, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng chu đáo nhiệt tình của cán bộ tín dụng sẽ tạo cho hộ nghèo niềm tin vào cán bộ ngân hàng.

Thứ hai, thời gian xét duyệt cho vay.

Hộ nghèo đến với ngân hàng mong muốn được vay vốn trong khoảng thời gian nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo trên cơ sở đem lại cho hộ nghèo những chính sách tốt nhất nhưng phải đảm bảo an toàn tín dụng. Hiện nay quy định thời hạn xét duyệt cho vay hộ nghèo từ khi nhận được hồ sơ từ dưới xã do tổ trưởng Tổ TK&VV gửi lên là 05 ngày.

Đánh giá chất lượng cho vay hộ nghèo của NHCSXH thì cần phải có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, đội ngũ cán bộ tín dụng nhanh nhẹn, đánh giá nhu cầu tín dụng của hộ nghèo chính xác. Cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cho vay để nhìn nhận hộ nghèo một cách đầy đủ và

khái quát nhất từ đó đưa ra quyết định cho hộ nghèo vay bao nhiêu với thời gian bao lâu là tối ưu nhất.

Thứ ba, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng.

Chất lượng dịch vụ gắn liền với quá trình thực hiện/chuyển giao dịch vụ đến khách hàng. Do đó, việc triển khai dịch vụ, phong thái phục vụ, thái độ phục vụ và cách cung ứng dịch vụ sẽ quyết định chất lượng dịch vụ tốt hay xấu. Đây là yếu tố bên trong phụ thuộc vào sự biểu hiện của nhà cung cấp dịch vụ. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trước tiên cần phải biết cải thiện yếu tố nội tại này để tạo thành thế mạnh lâu dài của chính mình trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Để đánh giá chính xác chất lượng cho vay hộ nghèo của NHCSXH chúng ta cần phân tích kết hợp các chỉ tiêu trên. Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng tín dụng giúp ngân hàng nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp điều chỉnh kịp thời đối với ngân hàng để trách được những rủi ro trong tín dụng.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w