Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay đối với hộnghèo của ngân

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 31 - 35)

3 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Chất lượng cho vay đối với hộnghèo tại NHCSXH

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay đối với hộnghèo của ngân

Xuất phát từ lý do của sự đói nghèo có thể khẳng định: Mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về XĐGN thì các hộ gia đình nghèo rất khó thoát khỏi đói nghèo được. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo khác nhau, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo, trong đó có chính sách tín dụng.

Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng đối với người nghèo là một tất yếu khách quan đối vối NHCSXH, có tầm quan trọng đối với cả ngân hàng, người nghèo và xã hội.

Về phía ngân hàng.

Thứ nhất, đảm bảo an toàn cho các khoản vay.

Đảm bảo chất lượng các khoản cho vay đối với ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt đối với Ngân hàng Chính sách xã hội là một đơn vị phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, mục tiêu hàng đầu là xóa đói giảm

nghèo và bảo toàn vốn của nhà nước. Vì thế mà ngân hàng không thể không quan tâm đến sự an toàn của các khoản cho vay.

Thứ hai, giúp cho người nghèo sử dụng đồng vốn vay hiệu quả.

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ từ nền kinh tế tự cung cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Mặt trái của nền kinh tế thị trường là phân hóa giàu nghèo, những người nghèo lại là những hộ gia đình thiếu vốn và kiến thức kinh doanh, việc kinh doanh của các hộ gia đình có nguy cơ dẫn đến rủi ro cao là rất lớn. Vì thế để nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn cho người nghèo mà ngân hàng còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của người nghèo, có như thế thì ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình như dịch vụ tư vấn… giúp người nghèo tránh được những rủi ro không đáng có.

Mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo là điều kiện tối ưu cần thiết đối với NHCSXH, chất lượng cho vay đối với người nghèo vừa là yếu tố đảm bảo cho ngân hàng duy trì hoạt động và phát triển vừa giúp ngân hàng hoàn thành được sứ mệnh của mình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng và nhà nước đặt ra. Nếu đi ngược lại mục tiêu này, ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.

Về phía người nghèo.

Thứ nhất, giúp cho người nghèo có vốn để thực hiện các hoạt động kinh tế.

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo đói là do người nông dân thiếu vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa khoá” để người nông dân vượt khỏi ngưỡng nghèo đói. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào thế luẩn quẩn, làm không đủ ăn phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non mong đảm bảo cuộc sống tối

thiểu hàng ngày nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa họ. Mặt khác, do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy, bảo thủ với phương pháp sản xuất kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một lực cản lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống của hộ gia đình nghèo. Mục tiêu của NHCSXH không chỉ thực thi cấp vốn tín dụng cho hộ nghèo mà còn một mục tiêu cao hơn nữa là thông qua hoặc kết hợp với truyền tải vốn có nhiệm vụ đào tạo nâng cao tri thức cho hộ nghèo. Như vậy, cho vay hộ nghèo của NHCSXH có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với hộ nghèo mà còn đối với cả xã hội.

Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo là phương thức hiệu quả giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết, là bàn đạp để giúp hộ nghèo thoát khỏi cuộc sống khó khăn vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước đã rất chú trọng tập trung đầu tư vốn và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khu vực nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có rất nhiều chính sách tín dụng ưu đãi dành riêng cho hộ nghèo, đặc biệt là chính sách thành lập nên Ngân hàng Chính sách xã hội. NHCSXH chính là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng và hiệu quả của nhà nước đến tận tay các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Hộ nghèo với nguồn vốn được hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư mua nguyên vật liệu, con giống, thức ăn gia súc, cải tạo cơ sở vật chất… tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá dần dần cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Thứ hai, giúp người nghèo tránh được các rủi ro so với các loại hình tín dụng khác.

Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo giúp họ tiếp cận được với nguồn vốn rẻ, tránh tình trạng vay nặng lãi. Những hộ nghèo không có tài sản và vốn để có thể tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh họ bắt buộc phải vay vốn trên thị trường với lãi suất cao, chi phí lớn dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí nợ nần chồng chất, đã nghèo lại càng nghèo. Việc cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo bằng nguồn vốn của Chính phủ đã tạo điền kiện cho hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi. Các hộ nghèo thực sự trở thành chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, bình đẳng đối với các đối tượng khách hàng khác trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhiều hộ gia đình nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng đã thoát nghèo và làm giàu bằng chính các sản phẩm nông nghiệp trên quê hương mình. Đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo được cải thiện, bộ mặt xã hội từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.

Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tạo cơ hội cho hộ nghèo được tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cung ứng vốn cho hộ nghèo theo chương trình chỉ định, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh thông qua kênh tín dụng cho vay có hoàn trả cả gốc và lãi đã buộc người vay phải tính toán sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai, tự chọn lựa những phương án đầu tư tốt nhất để sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Vì thế, hộ nghèo phải nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật của thời đại vào trong sản xuất kinh doanh đồng thời tìm ra biện pháp quản lý nguồn vốn phù hợp nhất. Cho vay ưu đãi giúp hộ nghèo năng động và sáng tạo hơn trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế.

Nguồn vốn ưu đãi giúp các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, kinh doanh sống trong nền kinh tế “tự cung tự cấp” tham gia vào nền kinh tế thị trường và trở thành một trong những thành phần kinh tế quan trọng đó là thành phần

kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể… đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Thứ ba, giúp thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn tạo điều kiện để những hộ nghèo có cùng hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau tăng cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đối với Đảng, nhà nước. Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực, bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w