Khái niệm về chất lượng cho vay đối với hộnghèo

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 28 - 31)

3 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Chất lượng cho vay đối với hộnghèo tại NHCSXH

1.2.1. Khái niệm về chất lượng cho vay đối với hộnghèo

Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, năm 2010: Chất lượng (danh từ): Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc.

Với hai cách hiểu này thì chất lượng là tất cả những gì mà bản thân con người, sự vật hiện tượng có tạo nên nét riêng đặc trưng cho con người, sự vật hiện tượng đó.

Thứ hai: Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Lân, chất lượng (danh từ): Giá trị về mặt lợi ích phục vụ đời sống.

- Tổ chức American Society for Quality (ASQ) đã định nghĩa: Chất lượng là tổng hợp những đặc tính và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Thứ ba: Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008: của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu.

Với cách hiểu này thì chất lượng là các đặc điểm riêng biệt của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của các bên có liên quan đến nó. Các bên liên quan ở đây có thể là:

- Nhà nước: Vì nhà nước là chủ thể quản lý xã hội trong đó có việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, tiêu thụ trên thị trường của nước đó mà các yêu cầu đó được phản ánh qua pháp luật.

- Nhà sản xuất: Vì đó là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó, chịu trách nhiệm trước nhà nước và trước xã hội về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa đó.

- Người tiêu dùng (khách hàng): Vì đây là người trực tiếp bỏ tiền ra để mua sản phẩm, hàng hóa đó.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm chất lượng theo cách hiểu này.

Chất lượng tín dụng là vấn đề mà tất cả các ngân hàng phải quan tâm. Rủi ro cho vay nếu xảy ra sẽ tác động xấu đến uy tín của ngân hàng và nguy cơ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả trong tương lai là điều khó tránh khỏi, thậm chí có khi đe doạ cả đến sự tồn tại của ngân hàng. Chính vì thế, chất lượng cho vay là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHCSXH. Tuy nhiên để đưa ra một khái niệm đúng về chất lượng cho vay không phải là dễ, đứng trên mỗi góc độ khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về chất lượng cho vay. Đối với các nhà kinh tế thì chất lượng là “sự phù hợp với mục đích sử dụng”, là một trình độ được dự kiến trước về độ đồng đều và sự tin cậy với chi phí thấp nhất và phù hợp với thị trường hoặc chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng.

Chất lượng tín dụng hộ nghèo trước tiên là sự đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng, được thể hiện ở một số chỉ tiêu như: dư nợ cho vay hộ nghèo của ngân hàng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nợ quá hạn giảm

dần và đạt mức an toàn. Chất lượng cho vay còn thể hiện ở khả năng thu hồi đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và lãi theo đúng thỏa thuận, hiệu quả và khả năng thu hồi nợ càng lớn thì chất lượng cho vay càng cao.

Chất lượng cho vay hộ nghèo còn là sự đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng như lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của cho vay.

Chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo là một mối quan tâm lớn đối với ngân hàng để đánh giá được đúng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo, cần phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau.

Đối với ngân hàng: Chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo được thể hiện ở một số điểm: cho vay đúng quy trình, cho vay đúng đối tượng, thu hồi nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn và đặc biệt là bảo toàn được nguồn vốn cho vay.

Đối với hộ nghèo: Hộ nghèo là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ cho vay. Vốn vay ưu đãi là nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi hộ gia đình trong quá trình sản xuất kinh doanh, mục tiêu của hộ nghèo là phải tối đa hoá giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hoá giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Vì thế với hộ nghèo để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng điều mà hộ nghèo quan tâm đầu tiên là lãi suất, kỳ hạn, số tiền được vay, quy trình cho vay, phương thức giải ngân và phương thức thu nợ của khoản vay mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của hộ nghèo hay không, làm sao để các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo thì cho vay được coi là có chất lượng tốt và ngược lại.

Như vậy, đứng trên quan điểm của người vay vốn thì đối với hộ nghèo chất lượng cho vay là: Sự thỏa mãn nhu cầu của hộ nghèo về khoản cho vay

trên các phương diện lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ, quy trình cho vay…

Đối với Nhà nước: Chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo thể hiện ở số hộ nghèo được vay vốn và số hộ thoát nghèo là bao nhiêu? Có đảm bảo đúng tiến độ quá trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ đặt ra?

Tóm lại, chất lượng cho vay đối với hộ nghèo chính là quy trình cho vay phải đảm bảo đúng đối tượng cho vay, thủ tục đơn giản thuận tiện nhằm giúp các hộ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách nhanh nhất, giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả, đầu tư sử dụng đúng mục đích, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo.

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay đối với hộnghèocủa ngân hàng chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w