50 Một số hình ảnh trải nghiệm mô hình sản xuất Nấm tại cơ sở SX nấm

Một phần của tài liệu SKKN tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm thực tiễn tại các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở huyện yên thành qua chủ đề địa lí nông nghiệp việt nam góp phần phát triển năng lực địa lí (Trang 51 - 56)

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

d. Tổ chức hoạt động:

50 Một số hình ảnh trải nghiệm mô hình sản xuất Nấm tại cơ sở SX nấm

Một số hình ảnh trải nghiệm mô hình sản xuất Nấm tại cơ sở SX nấm

Hiện tại mô hình sản xuất Đông trùng hạ thảo trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây gần như không có

Sản xuất Đông trùng hạ thảo được triển khai vào vụ đông góp phần tích cực trong việc đưa khoa học công nghệ vào đời sống sản xuất giúp sản xuất vụ Đông có thêm nhiều kết quả

Đông trùng hạ thảo là mặt hàng cao cấp phục vụ vào các dịp lễ, tết do đó sản xuất đông trùng hạ thảo trong thời điểm này là hợp lý, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh

Tổng vốn đầu tư trực tiếp của Đề án 1.000 triệu đồng cho 03 năm .Tổng doanh thu 1.083,496 triệu đồng/ năm. lãi thuần đạt 422,163 triệu đồng/năm.

2.Hiệu quả xã hội

- Nghề nấm phát triển sẽ sử dụng hiệu quả tài nguyên thực vật và cung cấp cho thị trường một lượng lớn nông sản thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

- Tạo thêm việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động, góp phần tích cực vào Chương trình xây dựng nông thôn mới.

3. Hiệu quả môi trường

- Tận dụng triệt đề nguồn phế thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Cộng 226.600 226.206 1.083,4

96 656,437 6.113,2

422.163

51

- Tạo hàng chục nghìn tấn phân hữu cơ phục vụ lại cho sản xuất nông nghiệp, góp phần cải tạo đất, giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng.

4. Hiệu quả khoa học, công nghệ

- Từng bước tiếp nhận, hoàn thiện, phát triển các kỹ thuật, công nghệ sản xuất nấm tiên tiến trong nước, khu vực, phù hợp điều kiện đầu tư, phát triển của tỉnh, làm cơ sở cho việc nhân rộng, phố biến trong sản xuất.

Những hình ảnh và báo cáo trải nghiệm cơ sở sản xuất rau sạch

Đường link học sinh trải nghiệp tại mô hình sản xuất nấm:

https://www.youtube.com/watch?v=_ETvaB7rgME

1, Giới thiệu quy trình sản xuất rau sạch

- Chọn đất trồng: đất cao, thoát nước, không tồn dư chất hóa học độc hại - Nguồn nước tưới: sử dụng nước tưới từ song không bị ô nhiễm hoặc nước đã qqua xử lí.

- Giống : chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh không mang mầm sâu bệnh

- Phòng trừ sâu bệnh: sử dụng nhân lực bắt giết sâu;luân canh cây trồng hợp lí; sử dụng giống cây chịu sâu bệnh tốt

- Phân bón: sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau

- Thu hoạch: thu hoạch đúng độ chin, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng,…

2, Vốn, giống, thị trường

- Tùy theo từng loại giống cây trồng mà giá thành dao động từ 4 triệu đến 5 triệu đồng trên mỗi mìa vụ

- Chọn giống tốt, đạt tiêu chuẩn

- Thị trường tiêu thụ: các nhà hàng ,trường học, các quán ăn, nhà hàng 3, Thu hoạch, giá cả, sản lượng

- Tùy theo năm mà giá cả thay đổi, năm nay tuy được mùa nhưng do dịch bệnh nên rớt giá chỉ còn thu được 15 đến 20 triệu đồng. Sản lượng tùy theo từng mùa - Hầu như không tốn chi phí thuê nhân công thu hoạch

4, Hạn chế:

- Dịch bệnh ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ - Thời tiết thay đổi thất thường

52

5, Khả năng phát triển trong tương lai:

Trong tương lai gần sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào nguồn giống, tạo ra nhũng sản phẩm có chất lượng tốt hơn

Nhóm 3: Báo cáo về nội dung : Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản

1. Ngành thủy sản

a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản

- Thuận lợi:

+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (nguồn thủy sản phong phú, có 4 ngư trường trọng điểm)

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thủy sản, cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Thị trường được mở rộng trong nước và xuất khẩu. + Nhiều chính sách quan tâm đến thủy sản.

- Khó khăn: + Bão, gió mùa Đông Bắc.

+ Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.

b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

- Tình hình chung:

+ Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 3, 4 triệu tấn. + Bình quân đầu người hiện đạt 42kg/năm.

53

+ Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị sản lượng.

- Khai thác thủy sản:

+ Sản lượng khai thác liên tục tăng.

+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do: + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều.

+ Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.

+ Ý nghĩa:

> Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.

> Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản. > Hoạt động nuôi trồng thủy sản:

> Tôm: Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. + Cá nước ngọt: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

2. Ngành lâm nghiệp

a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái và sinh thái

- Kinh tế:

+ Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người. + Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi

+ Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.

+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.

- Sinh thái:

+ Chống xói mòn đất.

+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm.

+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn. + Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.

b) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản.

+ Trồng rừng: Cả nước có khoảng 2 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa..., rừng phòng hộ. Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.

+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:

+ Mỗi năm, khai thác khoảng 2, 5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.

54

lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.

+ Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).

BÀI TẬP THU HOẠCH SAU TRẢI NGHIỆM

Nhóm 3: Nội dung Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản

* Quá trình trải nghiệm:

- Bước 1: Cả nhóm đọc bài.

- Bước 2: Tìm các nội dung liên quan.

- Bước 3: Trả lời câu hỏi phần giáo viên định hướng. - Bước 4: Làm các slide.

- Bước 5: Viết bài thu hoạch.

Hình ảnh học sinh báo cáo và trải nghiệm chăn nuôi vịt ở địa phương

Cảm nhận của em sau buổi trải nghiệm:

Được trải nghiệm tại mô hình sản xuất nấm sạch , em thấy mình phần nào yêu quý môn Địa lý hơn, em đã biết tìm tòi các thông tin về quá trình cũng như các thông tin liên quan. Em được nghe, được nhìn tận mắt các quá trình đó, phần nào hiểu hơn về cuộc sống của người dân miền biển và nghề nghiệp của họ. Qua đây, nhóm chúng em cũng đoàn kết hơn, các bạn đều rất năng nổ và nhiệt tình, hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao. Chúng em đã khám phá được những năng lực của bản thân, chúng em đã phần nào tự tin hơn trong học tập. (Vân Anh 12A5)

Bạn Tuấn Anh (12A6): “Em đã thật sự nỗ lực trong suốt quá trình tìm kiếm thông tin về vấn đề mà mình được giao. Em thấy tự tin bởi vì mình có khả năng trả

55

lời câu hỏi và đặt câu hỏi cho người khác. Những hoạt động hay bài tập mà giáo viên đưa ra trong quá trình học giúp em nắm bắt kiến thức nhanh và ghi nhớ lâu, bản thân em cũng nắm được những kĩ năng để phát triển năng lực học tập bộ môn Địa. Em không chỉ khám phá được năng lực của bản thân mà còn thấy bản thân tự tin hơn trong con đường tìm đến với tri thức.Và em cũng đã hoạch định cho bản thân mình chọn 1 nhành trong lĩnh vực nông nghiệp.”

Bạn Tình (12 A6):“Sau chuyến trải nghiệm tới các mô hình sản xuất cam sạch và được nghe những chia sẻ của những người làm nghề, em nhận thấy việc sản xuất nhiều hộ gia đình tự kinh doanh riêng, như vậy sẽ gây khó khăn trong việc quy hoạch sản xuất và xây dựng thương hiệu ngày một lớn mạnh tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm. Vì vậy, em mong muốn, sau này em sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt để đứng ra tập trung lại các vùng chế biến, quảng bá sản phẩm thương hiệu cho huyện Yên Thành. Tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm, mang sản phẩm ra thị trường nước ngoài”

Bước 2: Giáo viên tổng hợp kiến thức.

Mục tiêu Nhận xét, bình luận, khen ngợi động viên và giao nhiệm vụ tìm tòi, nghiên cứu cho các HS.

Một phần của tài liệu SKKN tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm thực tiễn tại các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở huyện yên thành qua chủ đề địa lí nông nghiệp việt nam góp phần phát triển năng lực địa lí (Trang 51 - 56)