Đổi mới hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP tổ CHỨC dạy học TRỰC TUYẾN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID 19 ở TRƯỜNG THPT lê lợi, HUYỆN tân kỳ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 35)

2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo: Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổ

2.8. Đổi mới hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh

Kết nối và tạo nhóm học tập là một việc cần thiết trong mọi hình thức và không gian học tập. Bởi học tập là một sự tương tác, kết nối giữa chủ thể với môi trường, trong đó, có sự tương tác, kết nối giữa chủ thể với những chủ thể, cá thể khác. Kết nối, tạo nhóm học tập không chỉ là cách để chia sẻ thông tin, trợ giúp nhau trong học tập mà còn là một kỹ năng quan trọng của người học thời nay.

2.8.1. Sử dụng công cụ bình luận

Đổi mới cách tương tác giữa người dạy và người học là điều có thể thực hiện tốt trong dạy trực tuyến. Trong quá trình học, người học nên tích cực sử dụng các công cụ bình luận (comment) nếu cách giảng cho phép bình luận trực tiếp; giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến các chia sẻ trong nhóm, nhất là với những ý kiến có liên quan đến bài giảng, đến phương pháp giảng; mạnh dạn trao đổi qua email hoặc các hình thức chia sẻ ý kiến khác… Ở vai trò chủ động, người thầy nên thực sự tạo điều kiện và tích cực thực hiện việc tương tác, để ít nhất cũng lắng nghe được sự phản hồi của người học như thế nào, sau nữa là tạo sự gắn kết, gần gũi giữa thầy và trò một cách tích cực.

2.8.2. Trao đổi trong group chung

Học sinh vào lớp học trực tuyến từ hệ thống lms.vnedu, đây là hình thức dạy học trên nền tảng e-learning. Trong quá trình tương tác giữa GV và HS thầy cô có thể dùng chat box để trò chuyện. Thông qua phương tiện này, HS có thể dễ dàng làm quen, trao đổi học tập, họp nhóm, thực hiện các bài tập được giao và dễ dàng lưu lại minh chứng của quá trình làm việc đó.

2.8.3. Liên hệ qua địa chỉ email. Qua các nhóm Zalo, facebook

Những group zalo của từng lớp được lập ra để HS chủ động chia sẻ kiến thức mình đã học, thông tin từ thầy cô, qua đó các bạn tự nhắc nhở nhau. Có một điều thú vị là thường với một câu hỏi được đặt ra trong group, thầy cô không cần trả lời ngay vì ngay sau đó sẽ có các thành viên trong lớp trả lời cho bạn bè mình, thầy cô chỉ cần chốt vấn đề. Thậm chí, thầy cô phân quyền quản trị nhóm

cho một số bạn, để các bạn tự vận hành nhóm, giúp nhóm trao đổi đi vào trọng tâm. Đó cũng là cách để các bạn học hỏi lẫn nhau, rèn luyện khả năng tự chủ. Từ một group lớn, sinh viên có thể sử dụng ứng dụng này để tạo các group nhỏ, hỗ trợ cho quá trình học tập rất hữu ích.

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP tổ CHỨC dạy học TRỰC TUYẾN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID 19 ở TRƯỜNG THPT lê lợi, HUYỆN tân kỳ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 34 - 35)