Yêu cầu: HS tự giác, hợp tác, gửi sản phẩm trước 3 ngày để GV kiểm tra

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 (Trang 26 - 31)

trước khi tiến hành báo cáo tại lớp.

- Nguyên tắc: GV giao nhiệm vụ cho tổ/ nhóm. Các nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ phải rõ ràng, cụ thể. Ccas thành viên cần chủ động, tự giác tham gia. Tổ/ nhóm trưởng dựa vào tinh thần và thái độ hợp tác của các thành viên để báo cáo với GV. Các nhóm thể hiện rõ tinh thần hợp tác và sáng tạo. GV dựa vào sự kết quả thi giữa các nhóm để đánh giá học sinh.

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS, tiến hành kiểm tra quá trình thực hiện

(trước 1 tuần)

Bước 2: HS chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, hình thức thuyết minh

(video, thuyết trình…)

Bước 3: Tổ chức thực hiện tại lớp Các nhóm báo cáo sản phẩm: (Một số

hình ảnh minh chứng các lớp báo cáo sản phẩm thuyết minh).

Báo cáo sản phẩm thuyết minh của em Hoàng Thị Hằng lớp 10 A7 với chủ đề:

Nhóm đã chuyển tải được các nội dung: Cuộc đời, con người của ca sĩ Đen Vâu. Con đường âm nhạc. Ca khúc “Mang tiền về cho mẹ” ý nghĩa và dư luận

Trình bày báo cáo thuyết trình về Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- lớp 10 A4

Báo cáo sản phẩm thuyết minh lớp 10 A7: Đặc sản canh lá lằng- Đặc sản Quỳnh Lưu, xứ Nghệ

Với chủ đề này HS đã có quá trình tìm hiểu về nguồn gốc, môi trường sống của cây lá lằng, đặc điểm để nhận diện và phân biệt lá lằng sẻ, lằng chim. Có em được tham gia quá trình đi chợ chọn mua lá lằng, cà kiu, tép tươi để chuẩn bị cho nguyên liệu nấu canh lá lằng. Có em được tham gia vào quá trình chế biến, cách nấu canh lá lằng ngon. Từ đó các em cảm nhận sâu hơn về một món ăn không chỉ dừng lại ở phương diện ẩm thực mà nó còn gắn liền với văn hóa, bản sắc quê hương, bày tỏ xúc cảm của những người con xa quê nhớ về món ăn dân dã đậm tình quê hương.

(Trình bày báo cáo của em Trần Thị Huyền Trâm lớp 10 A7 về Canh lá lằng - đặc sản của Quỳnh Lưu)

Báo cáo sản phẩm thuyết minh của 10 A7 với chủ đề Mâm ngũ quả ngày Tết

Dạy học gắn với thực tiễn và trải nghiệm giải áp lực học tập nặng nề. Trên cơ sở sau khi nhận nhiệm vụ các nhóm đã chủ động với công việc được giao. Các kiến thức được HS giới thiệu rất phong phú, cụ thể, dễ tiếp cận. Đan xem kiến thức HS có thêm những câu hỏi để các thành viên trong lớp cùng tham gia vì vậy tất cả thành viên trong lớp rất hào hứng. Có những cá nhân chưa tự tin trước đám đông để phát biểu trình bày nhưng sau khi được phân công nhiệm vụ đã thể hiện được trách nhiệm của bản thân. Đây cũng là một hình thức đổi mới đánh giá học sinh rất hiệu quả.

(Em Nguyễn Tiến Đạt lớp 10 A7 đại diện cho nhóm trình bày báo cáo thuyết minh với chủ đề Mâm ngũ quả ngày Tết)

Báo cáo sản phẩm thuyết minh của 10 A4 với chủ đề: Áp lực học tập

Bên cạnh chủ đề về ẩm thực, danh thắng, văn hóa hay về các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng HS có nguyện vọng được trình bày những vấn đề rất thiết thực, gần gũi với các em. Cuộc sống hiện nay đã tồn tại không ít áp lực. Đối với HS áp lực đó còn nặng nề hơn. Áp lực về điểm số, về thời gian, áp lực học thêm, từ phía bố mẹ, bệnh thành tích của xã hội.… Qua tiết học lắng nghe những chia sẻ để hiểu hơn những suy nghĩ, cảm xúc của các em, từ đó có những kế hoạch dạy học, ứng xử phù hợp. Từ đây GV đổi mới hình thức đánh giá HS linh hoạt, ghi nhận sự thay đổi, tiến bộ của các em về cách tiếp cận kiến thức, tính tích cực, sự tương tác….

Báo cáo sản phẩm thuyết minh của lớp 10 A6 với chủ đề: Đền Hồ- Di tích lịch sử quốc gia.

Với chủ đề về Di tích Đền Hồ - Di tích lịch sử Quốc gia đoáng trên địa bàn xã Ngọc Sơn, Quỳnh Lưu; cách khu vực trường tầm 5 km, HS được trải nghiệm thăm quan di tích đền Hồ, tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử, quá trình xây dựng, những nét nổi bật về đền thờ Họ Hồ. Đồng thời qua bản thuyết trình các em đã giới thiệu và quảng bá cho mọi người được biết về di tích lịch sử Quốc gia này. Như vậy không chỉ dừng lại ở kiến thức về bài văn thuyết minh chính các em được tham gia vào xây dựng bài văn thuyết minh, dàn dựng video, phát huy năng lực giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, thẩm mĩ và phẩm chất yêu nước, trách nhiệm trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc.

c. Báo cáo sản phẩm sáng tạo theo chủ đề.

VD: Sau khi học xong bài: Các yêu cầu của việc sử dụng Tiếng Việt. HS nắm

được các yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt như chính tả, chữ viết, dùng từ, đặt câu và phong cách. Tuy nhiên giáo viên cần gắn nhiệm vụ học tập ở lớp với nhiệm vụ học

tập ở nhà. Việc đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ thực hiện trên lớp mà có thể tiến hành ở nhà, ngoài lớp.

- Mục đích:

Đây là hình thức báo cáo kết quả sản phẩm học tập của mỗi cá nhân HS. Từ đó đánh giá thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao. Thái độ tinh thần, trách nhiệm học tập. Đánh giá khả năng sáng tạo, năng lực tư duy, thẩm mĩ của các em.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w