luận, phản biện, đề xuất quan điểm cá nhân. - Cách thức thực hiện:
+ Thời gian, địa điểm: (Sau mỗi tiết học tại lớp, tập trung vào các giờ học tự chọn, giờ luyện tập, thực hành, báo cáo sản phẩm)
+ Hình thức tổ chức: Tranh luận, đặt câu hỏi, phản biện, góc nhìn văn học + Nội dung: Những vấn đề của tác phẩm văn học
a/ Văn học - góc nhìn đa diện
VD: Sau khi học xong phần VHDG có một số vấn đề GV có thể khơi gợi để
HS đặt câu hỏi, đặt giả thiết, tranh luận, phản biện…
Tác phẩm (Đoạn trích)/ Hình
thức tranh luận, phản biện
Bình luận của HS Nhận xét, đánh giá, bổsung của GV
1. Em có đồng tình với hành động của Đăm Săn khi giết Mtao, Mxây để cứu vợ không?
- Em có cách nào để giải quyết xung đột, mâu thuẫn giữa Đăm Săn và Mtao, Mxây không?
- Giả thiết trong tương lai, có kẻ “cướp” vợ của em, em có hành động như Đăm Săn không? - Đồng tình: Bảo vệ gia đình, danh dự - Không đồng tình: Giết người dù lí do gì thì cũng phạm tội. - Giả thiết đặt ra + Sẽ hành xử như Đăm Săn vì đàn ông rất đề tự trọng +Không hành xử giống Đăm Săn vì có thể giải quyết bằng cách khác. (HS bàn luận đưa ra các cách giải quyết xung động mâu thuẫn)
- Hành động giết Mtao Mxây của Đăm Săn diễn ra khi xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có hệ thống pháp luật rõ ràng. Các cộng đồng coi trọng danh dự nên học sẵn sàng đề cao sức mạnh của người anh hùng, đại diện cho cộng đồng đó. - Hành động đó nếu diễn ra trong thực tế hôm nay sẽ chịu sự trừng trị của pháp luật.
-> Bài học: Hành động gắn pháp luật, tôn trọng pháp
- Cho một cái kết khác? luật. 2. Em có đồng tình với kết thúc truyện cổ tích Tấm Cám không? Vì sao? - HS bàn luận vì băn khoăn bởi hình ảnh Tấm cho người đổ nước sôi khiến Cám chết và mụ dì ghẻ sau đó lăn đùng ra chết.
+ Không đồng tình: Vì vốn dĩ nhân dân ca ngợi Tấm hiền lành …, cho nên không thể để Tấm hành xử như vậy.
+ Đồng tình: “Ác giả ác
báo”; “Ở hiền gặp lành”.
+ Giả thiết đặt ra: Nếu để mẹ con Cám sống phải chăng cái ác cuối cùng lẽ nào khong bị trừng trị?
-Hành động độc ác của mẹ con Cám đối với Tấm không chỉ một lần mà diễn ra nhiều lấn. Mức độ mỗi lần càng dã man hơn. Có nghĩa là hành động tận diệt cái thiện. Tấm đã nhắc nhở, cảnh báo sau mỗi lần nhưng mẹ con Cám không tỉnh ngộ.
- Cái kết đó không phải do Tấm chủ động. Mà do Cám hỏi Tấm “Chị Tấm ơi vì sao
chị đẹp thế” , nghĩa là Cám
muốn đẹp như Tấm. Tấm bày cách “dội nước sôi” vậy mà Cám vẫn tin. Nghĩa là Cám vừa ác, vừa ngu dốt cho nên chết là xứng đáng. Nếu để mẹ con Cám sống thì cái ác vẫn sẽ tiếp tục hoành hành ngự trị. + Có thể thay đổi một chút ở cách kết thúc như sau (Khi được Tấm hướng dẫn thì Cám về tự nấu nước sôi và dội vào mình)
3. Suy nghĩ của em về lời than thân của người phụ nữ trong chùm ca dao than thân + Thân em như củ ấu
gai….
Ai ơi nếm thử mà xem
- HS bàn luận về lời than thân của phụ nữ trong xã hội pk: lí do than thân, lời lẽ than thân, mục đích than thân
- HS nhận ra vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ
- Phụ nữ có nên than thân không? Thay bằng than thân phụ nữ cần làm gì để hạnh phúc
- Trong lời than thân đó mang màu sắc lời khẩn nài, cầu xin “nếm thử” của người phụ nữ với một “ai
ơi” thật chua xót, đắng cay.
- Giả thiết đặt ra “Nếu ai ơi
nếm thử” nhưng lại “không ngọt bùi” như người phụ nữ
giới thiệu thì sẽ như thế nào?
=> Bài học về lòng tự trọng, kiêu hãnh của bản thân mỗi người. Được sống là một
niềm hạnh phúc trên đời. Sống tự chủ, tự tin, tự lập