14.0% Vì gia đình không muốn cá nhân phấn đấu vào

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng số lượng, chất lượng học sinh THPT được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại trường THPT Anh Sơn 1 (Trang 81 - 87)

Vì gia đình không muốn cá nhân phấn đấu vào

Đảng 12 4,0% 3. Em có quan tâm đến việc tuyên truyền của Nhà trường, Đoàn trường, GVCN về việc bồi dưỡng HS được kết nạp vào Đảng Rất quan tâm 101 33,6% Có để ý đến 109 36,4%

Không quan tâm 90 30%

Nội dung Các phương án lựa chọn Số lượng

Tỉ lệ %

CSVN.

* Thăm dò ý kiến của 70 giáo viên chủ nhiệm về vấn đề phấn đấu vào đảng Cộng Sản Việt Nam của học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện.

Bảng 2. Kết quả tìm hiểu giáo viên về vấn đề vấn đề phấn đấu vào đảng Cộng Sản Việt Nam của học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện

Nội dung Các phương án lựa chọn Số lượng Tỉ lệ % 1. Lớp thầy/ cô đang chủ nhiệm có HS có nguyện vọng được phấn đấu vào vào Đảng cộng sản Việt Nam?

Có HS bày tỏ nguyện vọng trước lớp, trước GVCN được bồi dưỡng, nhận nhiệm vụ để rèn luyện thử thách và mong muốn được kết nạp Đảng CSVN tại trường

12 17,1%

Có HS có ý định nhưng không dám bày

tỏ ý kiến trước lớp. 15 21,4% Chưa có HS nào có ý định muốn được

kết nạp Đảng CSVN tại trường 43 61,4% 2. Thầy/cô gặp

khó khăn gì khi được Chi bộ Đảng giao nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng học sinh có nguyện vọng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt nam?

Phụ huynh không muốn các em phấn đấu để được bồi dưỡng, kết nạp đảng vì các cháu mất thời gian tham gia các hoạt động, sao nhãng học văn hóa, ra trường xin việc làm vào các Cơ quan nhà nước rất khó khăn;

10 10,4%

Do phần lớn học sinh không đủ 18 tuổi để có thể bồi dưỡng, đề nghị kết nạp vào Đảng CSVN khi là học sinh lớp 12

32 42,8%

HS không sẵn sàng vì áp lực phải nêu gương trong học tập và các hoạt động xã hội; không có nhiều thời gian vui

8 11,4%

Nội dung Các phương án lựa chọn Số lượng

Tỉ lệ %

chơi giải trí. 3. Thầy/cô thường

xuyên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng; hoàn cảnh gia đình các HS bằng cách nào?

Đến tận gia đình HS để tìm hiểu 10 10,4% Thông qua các mối quan hệ của các em 20 20,8% Gần gũi trò chuyện để HS chia sẻ 40 69,8%

*Thăm dò ý kiến của 45 phụ huynh có con là HS đã được Đoàn thanh niên bình bầu đạt đoàn viên ưu tú trong các năm 2020,2021,2022 về việc bồi dưỡng học sinh THPT kết nạp vào Đảng.

Bảng 3: Kết quả tìm hiểu phụ huynh

Nội dung Các phương án lựa chọn Số lượng

Tỉ lệ %

1. Phụ huynh cho biết ý kiến của mình về việc chi bộ Đảng chỉ đạo Đoàn thanh niên, GVCN bồi dưỡng, xem xét kết nạp Đảng viên là học sinh

Hoàn toàn đồng ý 28 62%

Không đồng ý vì các em chưa đủ trình

độ, nhận thức, tuổi đời,…… 6 13% Tùy vào khả năng phấn đấu của các em 4 8,8%

Nguyên nhân khác 2 4,4%

2.Phụ huynh cho biết các rào cản khi các em học sinh THPT phấn đấu rèn luyện, bồi dưỡng để được kết nạp đảng ?

Không đủ tuổi, nhận thức chưa đầy đủ,.. 26 57,7% Chi bộ đảng, chính quyền nơi cư trú

chưa ghi nhận sự phấn đấu của học sinh có nguyện vọng phấn đấu vào Đảng

12 26,6%

Vì học văn hóa là nhiệm vụ chính, không có thời gian để hoạt động, để thử thách,…

7 15,5%

* Tìm hiểu từ 70 Cán bộ và đảng viên của 4 chi bộ về quy trình tạo nguồn, bồi dưỡng Đoàn viên ưu tú , bồi dưỡng kết nạp đảng của Đoàn Thanh niên và Chi bộ Đảng

Bảng 2. Kết quả tìm hiểu cán bộ, đảng viên

Nội dung Các phương án lựa chọn Số lượng

Tỉ lệ %

1. Theo đồng chí Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên trong học sinh tại Chi bộ và kết quả thực hiện kế hoạch trong nhiệm kỳ, từng năm trong nhiệm kỳ như thế nào?

Kế hoạch phát triển đảng trong nhiệm kỳ và trong từng năm được cấp ủy quan tâm thường xuyên và thực hiện tốt kế hoạch phát triển Đảng hàng năm

17 24,3%

Chi bộ căn cứ giao chỉ tiêu của Huyện ủy để xây dựng Kế hoạch phát triển đảng trong nhiệm kỳ chủ yếu bồi dưỡng từ nguồn là CB, GV và chưa thật quan tâm đến phát triển Đảng viên là học sinh;

15 21,4%

Chi bộ chưa quan tâm đến việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện KH phát triển đảng viên, không quan tâm đến phát triển đảng viên là học sinh

38 54,2%

2. Đồng chí gặp khó khăn gì khi được Chi bộ Đảng

Phụ huynh không muốn các em phấn đấu để được bồi dưỡng, kết nạp đảng vì các em mất thời gian tham gia các hoạt

10 10,4%

Nội dung Các phương án lựa chọn Số lượng

Tỉ lệ %

giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh có nguyện vọng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt nam?

động, sao nhãng học văn hóa, ra trường xin việc làm vào các Cơ quan nhà nước rất khó khăn;

Do phần lớn học sinh không đủ 18 tuổi để có thể bồi dưỡng, đề nghị kết nạp vào Đảng CSVN khi là học sinh lớp 12

32 42,8%

Chi bộ đảng nơi cư trú của học sinh chưa ghi nhận kết quả rèn luyện, phấn đấu của học sinh

8 11,4%

Không gặp khó khăn 20 20,8%

2.1.3. Nhận xét

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Số học sinh có động cơ học tập đúng đắn, có ước mơ, hoài bảo và có nguyện vọng phấn đấu vào đảng CSVN là 18,3%, có ý định phấn đấu vào Đảng chiếm 13,3% . Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, một bộ phận không nhỏ học sinh (68%) chưa nghĩ tới hoặc không có nguyện vọng khi được khảo sát; trong đó lý do chủ yếu là học lực chưa đạt khá, giỏi chiếm (14%), muốn tự do sau khi ra trường làm việc (39%), do nhiều áp lực trong học tập, tham gia các hoạt động, các phong trào,..( 50%); do gia đình không muốn con phấn đấu vì phải lo học và thi đậu vào 1 trường nào đó trước khi nghĩ đến việc vào đảng (gần 4%).

- Công tác tuyên truyền, truyền thông về tổ chức đảng, đảng viên, việc bồi dưỡng đoàn viên ưu tú được kết nạp đảng có (33, 9%) học sinh rất quan tâm; số học sinh có để ý chiếm (39.6%); số còn lại tỏ ra không quan tâm (30%).

- Giáo viên nói chung và GV làm công tác chủ nhiệm nói riêng đều được Cấp ủy, Chi bộ giao nhiệm vụ phối hợp với Chi đoàn, Đoàn trường khảo sát, phát hiện, tạo nguồn bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, định hướng để phấn đấu vào Đảng. Qua kết quả khảo sát nhận thấy số học sinh chủ

động bày tỏ nguyện vọng được giao nhiệm vụ, được rèn luyện để được kết nạp đảng chiếm 17%; số học sinh có ý muốn được bồi dưỡng kết nạp đảng nhưng còn rụt rè, không dám bày tỏ nguyện vọng trước chi đoàn chiếm 17%; số học sinh không có nguyện vọng được giao nhiệm vụ, được rèn luyện để được kết nạp Đảng chiếm 61%; Các khó khăn mà GVCN gặp phải khi tham gia phối hợp với Chi đoàn, Đoàn trường tạo nguồn và bồi dưỡng, giao nhiệm vụ cho học sinh là Đoàn viên ưu tú phấn đấu vào đảng đó là: Số học sinh được bồi dưỡng để kết nạp đảng tại trường không đủ 18 tuổi là rào cản trong việc tìm nguồn chiếm 42%, khó khăn do gia đình học sinh không đồng ý , không đồng hành với trường trong việc phối hợp bồi dưỡng học sinh vào Đảng chiếm 10,4%;

- Khảo sát ý kiến của Phụ huynh về việc chi bộ Đảng chỉ đạo Đoàn thanh niên, GVCN bồi dưỡng, xem xét kết nạp đảng viên là học sinh THPT nhận được kết quả như sau: số phụ huynh đồng ý và có nguyện vọng đồng hành với trường trong việc bồi dưỡng đoàn viên ưu tú là học sinh để kết nạp vào Đảng chiếm 62%, Số phụ huynh không đồng ý vì các rào cản như ảnh hưởng đến việc học văn hóa, vì Chi bộ nơi cư trú không ghi nhận,… chiếm 14%,

- Kết quả tìm hiểu cán bộ, đảng viên về quy trình tạo nguồn, bồi dưỡng Đoàn viên ưu tú , bồi dưỡng kết nạp đảng của Đoàn Thanh niên và Chi bộ Đảng qua khảo sát nhận được kết quả:

+ Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên trong học sinh tại Chi bộ và kết quả thực hiện kế hoạch trong nhiệm kỳ, từng năm trong nhiệm kỳ được cấp ủy, chi bộ quan tâm thường xuyên chiếm 23,4%; Chi bộ căn cứ giao chỉ tiêu của Huyện ủy để xây dựng Kế hoạch phát triển đảng trong nhiệm kỳ chủ yếu bồi dưỡng từ nguồn là CB, GV và chưa thật quan tâm đến phát triển Đảng viên là học sinh chiếm 21,4%; Chi bộ chưa quan tâm đến việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện KH phát triển đảng viên, không quan tâm đến phát triển đảng viên là học sinh chiếm 54,2%;

+ Kết quả khảo sát Đảng viên được Chi bộ Đảng giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh có nguyện vọng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt nam nhận được kết quả: Phụ huynh không muốn các em phấn đấu để được bồi dưỡng, kết nạp đảng vì các em mất thời gian tham gia các hoạt động, sao nhãng học văn hóa, ra trường xin

việc làm vào các Cơ quan nhà nước rất khó khăn chiếm 10,4%; khó khăn từ chi bộ nơi cư trú không ghi nhận kết quả rèn luyện và phấn đấu của học sinh chiếm 11,4%; vì học sinh chưa đủ tuổi để được kết nạp vào đảng chiếm 38%;

Kết luận: Từ kết quả khảo sát, phân tích thực trạng có thể nhận thấy các hạn chế trong việc bồi dưỡng học sinh có nguyện vọng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt nam cần tìm giải pháp khắc phục đó là:

- Số lượng đảng viên là học sinh được kết nạp tại các trường THPT còn rất khiêm tốn so với số Đoàn viên thanh niên ra trường hàng năm (0,75-0,8%);

- Cấp ủy, chi bộ chủ trọng xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên trong nhiệm kỳ đại hội và kế hoạch phát triển đảng viên hàng năm, ra nghị quyết hàng tháng về công tác phát triển đảng và phát triển đảng trong học sinh;

- Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lý tưởng của đảng, xây dựng ước mơ hoài bảo cho Đoàn viên ưu tú, làm tốt công tác tuyên truyền về tổ chức đảng, đảng viên, về truyền thống của Đảng CSVN cho CBGV và học sinh toàn trường;

- Chú trọng công tác phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú, giao nhiệm vụ, thử thách và giới thiệu cho Chi bộ gắn với việc xây dựng chi đoàn, đoàn Cơ sở vững mạnh;

- Phối hợp chặt chẽ với Đảng bộ các xã, các chi bộ nơi cư trú, Đoàn Thanh niên, gia đình trong việc theo dõi bồi dưỡng học sinh có nguyện vọng phấn đấu vào Đảng và chuyển giao về chi bộ nơi cư trú những Cảm tình Đảng chưa đủ 18 tuổi, tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng xét kết nạp đảng tại chi bộ nơi cư trú.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng số lượng, chất lượng học sinh THPT được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại trường THPT Anh Sơn 1 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w