Giải pháp 6: Tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá chính xác nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để tiếp tục có chủ trương, biện pháp thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng số lượng, chất lượng học sinh THPT được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại trường THPT Anh Sơn 1 (Trang 112 - 117)

2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG HỌC SINH THPT ĐƯỢC KẾT NẠP VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GÓP PHẦN

2.6. Giải pháp 6: Tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá chính xác nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để tiếp tục có chủ trương, biện pháp thực hiện nhiệm vụ

nhân, bài học kinh nghiệm để tiếp tục có chủ trương, biện pháp thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn, bồi dưỡng và kết nạp đảng viên là học sinh THPT hiệu quả.

Một trong những yếu tố tạo nên thành công của công tác phát triển đảng trong học sinh các trường THPT thời gian qua, đó là tính chủ động, sáng tạo của cấp ủy cơ sở các trường THPT. Điều đó không chỉ thể hiện ở nhận thức chính trị mà còn phải là sự quyết tâm hành động rất cao với phương châm không vì áp lực về số lượng mà xem nhẹ chất lượng kết nạp đảng viên mới. Việc làm này không chỉ góp phần tăng số lượng đảng viên là học sinh, bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng mà còn tạo môi trường thi đua, động lực cho học sinh phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành.

Căn cứ Kế hoạch phát triển phát triển đảng viên toàn khóa và kế hoạch phát triển đảng viên hàng năm các chi bộ phải có kế hoạch và triển khai sơ kết 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phát triển Đảng; rà soát với chỉ tiêu phát triển Đảng toàn khóa với các nội dung:

- Đánh giá về việc thực hiện chỉ tiêu phát triển Đảng đề ra hàng năm và nhiệm kỳ (Đạt, vượt hoặc chưa đạt chỉ tiêu); chất lượng đảng viên, thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai kế hoạch phát triển đảng viên của Chi bộ; ưu điểm và nhược điểm của kế hoạch phát triển đảng viên của chi bộ; tổ chức thảo luận các vấn đề cốt lõi về thuận lợi, khó khăn trong chi bộ; Cách thức giao nhiệm vụ giới thiệu đảng viên theo dõi, bồi dưỡng giúp đỡ quần chúng phát triển vào Đảng, đặc biệt là phát triển Đảng viên là học sinh THPT.

- Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, cấp uỷ, chi bộ rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xem xét đưa ra khỏi danh sách những quần chúng không đảm bảo tiêu chuẩn, bổ sung nhân tố mới.

- Đánh giá các hạn chế trong công tác phát triển Đảng tại chi bộ và phát triển đảng là học sinh THPT tôi nhận thấy Một số cấp uỷ chưa quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch về phát triển đảng viên cả nhiệm kỳ mà chủ yếu đưa vào nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ hằng năm. Khi chỉ đạo chưa chú trọng cơ cấu, đối tượng nữ, người dân tộc( Huyện Anh Sơn là huyện miền núi). Ý thức rèn luyện, phấn đấu của một số cảm tình Đảng chưa cao; Có Chi bộ đang còn nguồn đối tượng đảng nhưng không kết nạp được đảng viên. Việc phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiện của các tổ chức trong hệ thống chính trị thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời, Công tác tuyên truyền nhận thức về Đảng cho Đoàn viên thanh niên còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng số lượng, chất lượng học sinh THPT được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại trường THPT Anh Sơn 1 (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w