HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN CẤP THPT (Trang 35 - 36)

II. Đọc hiểu văn bản 1 Đọc, phân chia bố cục

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phút)

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,

* Hình thức tổ chức hoạt động: Bài tập 1: (Thảo luận, phản biện)

Cảm nhận của em về ý nghĩa tích cực của bài thơ đối với thế hệ thanh niên ngày nay?

- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay:

+ Nỗ lực hết mình và không ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân.

+ Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân.

Bài tập 2:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(...) Hào khí Đông A là một cơn gió mạnh, một mặt nó là con đê chắn giữ cho vận nước vững bền( chống lại mọi kẻ thù xâm lược), một mặt nó khơi nguồn cho bao nhiêu tiềm lực tinh thần ẩn giấu. Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão như một hạt muối kết tinh từ nước biển và ánh sáng mặt trời của một thời đại vẻ vang trong lịch sử, một thời đại đặc sắc của thơ ca Việt Nam.

( Trích Văn bản Ngữ văn 10, gợi ý đọc hiểu và lời bình, Vũ Dương Quỹ-Lê Bảo, trang 75, NXBGD 2006)

1/ Anh/ chị hiểu Hào khí Đông A là gì ?

2/ Cụm từ chống lại mọi kẻ thù xâm lược thuộc thành phần gì trong câu văn? 3/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó.

4/ Người viết tỏ thái độ như thế nào khi nhận xét về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão ?

Định hướng trả lời:

1/ Hào khí Đông A là hào khí thời Trần, tức khí thế chống ngoại xâm của quân dân đời nhà Trần, vì chữ Trần có thể đọc theo lối chiết tự là Đông A.

2/ Cụm từ chống lại mọi kẻ thù xâm lược thuộc thành phần chêm xen. 3/ Biện pháp tu từ về từ trong văn bản là so sánh. Cụ thể :

- Hào khí Đông A - một cơn gió mạnh - con đê chắn giữ

- Thuật hoài - một hạt muối kết tinh từ nước biển và ánh sáng mặt trời

Hiệu quả nghệ thuật: tạo hình ảnh cụ thể, gợi sự liên tưởng phong phú trong tâm trí người đọc về vẻ đẹp của Hào khí Đông A và giá trị bài thơ Thuật Hoài.

4/ Người viết tỏ thái độ ca ngợi, đánh giá rất cao vị trí bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão trong văn mạch của dân tộc.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN CẤP THPT (Trang 35 - 36)