(Đơn vị: Người)
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Tổng số lao
động 4980 100 6231 100 6310 100 1251 25,1 79 1,3 Phân theo tính chất công việc
Trực tiếp 4646 93,3 5850 93,9 5896 93,4 1204 25,9 46 0,8
Gián tiếp 334 6,7 381 6,1 414 6,6 47 14,1 33 8,7
Phân theo trình độ lao động Đại học và
sau Đại học 136 2,8 141 2,3 170 2,7 5 3,7 29 20,6 Cao đẳng 51 1,0 57 0,9 64 1,0 6 11,8 7 12,3
Trung Cấp 32 0,6 36 0,6 37 0,6 4 12,5 1 2,8
Phổ thông 4761 95,6 5997 96,2 6039 95,7 1236 26,0 42 0,7
Phân theo giới tính
Nam 990 19,9 1238 19,9 1284 20 240 24,0 46 3,7
Nữ 3982 80,1 4993 80,1 5026 80 1011 25,4 33 0,7
Bởi vì công ty Scavi Huế là một đơn vị sản xuất hàng may mặc nên lực lượng lao động gián tiếp luôn là lực lượng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động công ty. Cụ thể, lực lượng lao động này chiếm 93,3% trong năm 2016 và tăng lên 93,4% vào năm 2018. Bên cạnh đó, lực lượng lao động trực tiếp thì có dấu hiệu giảm, nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể, giảm 80 người trong 3 năm. Đối với các nhóm lao động phân theo trình độ lao động, chủ yếu là công nhân có trình độ tốt nghiệp phổ thông chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ rất lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm, từ năm 2016 đến 2017 tăng 26% và từ năm 2017 đến năm 2018 tăng 0,7%. Bên cạnh đó, lao động có
trình độ đại học và sau đại học cũng đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ năm 2016 đến năm 2018 lao động nhóm này tăng 34 người.
Công ty đang có kế hoạch chú trọng hơn vào công tác tuyển dụng lao động trình độ cao, nhân viên chuyên nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện tổ chức nhiều hơn các đợt tập huấn, huấn luyện, đạo tạo cán bộ công nhân viên để cùng nhau gia tăng kĩ năng, đạt hiệu quả cao trong công việc.
Công ty Scavi Huế là một đơn vị đặc thù, gia công và sản xuất trong lĩnh vực hàng may mặc nên đòi hỏi công nhân phải có sự khéo léo, trình độ tay nghề, tỉ mỉ. Và đây chính là một trong những lí do dẫn đến sự chênh lệch giới tính trong lực lượng lao động tại đơn vị này. Dễ thấy, tỷ lệ lao động nữ qua các năm đều bằng hoặc trên 80% lực lượng lao động tại công ty. Có thể dễ dàng kết luận, tỷ lệ nam nữ trong lực lượng lao động tại Scavi Huế có sự ổn định qua các năm, sự tăng giảm là không đáng kể.
2.1.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế năm 2016 - 2018Bảng 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế năm 2016 – 2018 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế năm 2016 – 2018
(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 (+/-) % (+/-) % Doanh thu 1569,2 2476,3 2583,5 907,0 57,8 107,2 4,3 Tổng chi phí sản
xuất kinh doanh 1449,5 2241,2 2337,5 791,7 54,6 96,3 4,3
Lợi nhuận gộp 119,8 235,1 246,1 115,4 96,3 10,9 4,6
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
110,3 217,6 227,4 107,3 97,3 9,8 4,5
Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi Huế từ năm 2016 đến năm 2018 được thể hiện rõ qua bảng 2.3. Nhìn chung, từ năm 2016 đến năm 2018 doanh thu của công ty Scavi Huế có xu hướng tăng mạnh, tăng gần 1014,3 tỷ đồng. Cụ thể tỷ lệ doanh thu công ty Scavi Huế năm 2017 so với năm 2016 tăng gần 57,8%, năm 2018 so với 2017 tăng nhẹ, khoảng 4,3%. Qua số liệu này cho thấy, công
ty đang hoạt động rất tốt và ổn định qua các năm, đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với các nhà đầu tư.
Có thể dễ dàng thấy rõ, tổng chi phí sản xuất kinh doanh qua các năm 2016 đến năm 2018 cũng có xu hướng tăng mạnh, tăng gần 888 tỷ đồng. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 54,6%, năm 2018 so với năm 2017 tăng 4,3%. Ứng với tỷ lệ doanh thu tăng thêm cũng đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất kinh doanh phải bỏ ra cũng tăng thêm. Công ty cũng đang ngày càng đẩy mạnh việc sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh vào việc đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, đào tạo nhân viên,…
Bên cạnh hai yếu tố doanh thu và chi phí, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng đáng kể qua các năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể tổng lợi nhuận gộp tăng gần 126,3 tỷ đồng qua các năm và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng gần 117,1 tỷ đồng qua các năm.
2.1.10. Giới thiệu sơ lược về khách hàng Decathlon
Decathlon (tên gọi khác là Oxylane) là một tập đoàn quốc tế có trụ sở làm việc chính tại Pháp, gồm mạng lưới các công ty hướng đến việc phụ vụ những người yêu thích thể thao.
Tập đoàn Decathlon thành lập năm 1976 gần thành phố Lille miền Bắc nước Pháp, hiện thương hiệu này đã có mặt trên 25 quốc gia và mang lại việc làm cho hơn 60.000 người dân thuộc 60 quốc tịch khác nhau.
Hình 2.2 Logo tập đoàn Decathlon
(Nguồn: Tập đoàn Decathlon)
Tập đoàn Decathlon hoạt động ở 2 lĩnh vực chính: - Thiết kế và sản xuất các mặt hàng thể thao
- Bán lẻ sản phẩm trực tiệp và trực tuyến cho khách hàng
Phương châm hoạt động của Decathlon là kiến tạo mong muốn và mang niềm vui cùng lợi ích thiết thực của thế thao đến với mọi người.
Decathlon Việt Nam được thành lập vào năm 1995, đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và các văn phòng Decathlon khác tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Đối với Scavi nói chung và Scavi Huế nói riêng, Decathlon là một người khách hàng lớn, khách hàng chiến lược của công ty này. Hiện tại khách hàng này đang chiếm gần 70% năng lực sản xuất của nhà máy. Hoạt động sản xuất tại 60 chuyền tren tổng số 98 chuyền may của toàn bộ nhà máy. Bao gồm các chủng loại khác nhau như: Đồ bơi, đồ lặn, đồ trượt tuyết,… Chính vì vậy khách hàng này chứa nhiều nét đặc biệt, sản phẩm đa dạng, nên yêu cầu cũng gắt gao hơn so với các khách hàng khác.
Decathlon cung cấp cho nhiều nhãn hãng khác nhau như: Kalenji, Nabaji, Domyos, Tribord, Kipsta, Wedze,… Hầu hết các chủng loại mặt hàng đều có đặc tính và yêu cầu vô cùng đa dạng.
Hình 2.3 Một số các nhãn hàng của Decathlon
(Nguồn: Tập đoàn Decathlon)
Các đơn hàng của Decathlon có 2 mùa sản xuất quanh năm là mùa SS (Spring Summer – Xuân hạ) và mùa AW (Autumn Winter – Thu đông) dựa trên thực tế tiêu thu của người tiêu dùng do các cửa hàng của Decathlon ước tính được.
Mùa SS: Thị trường tiêu dùng chủ yếu từ 21/03 đến 21/09 năm sau. Như vậy đơn hàng sẽ sản xuất ở Scavi bắt đầu từ khoảng tháng 10, tháng 11 để đáp ứng thành phẩm sẽ có mặt tại cửa hàng của Decathlon vào cuối tháng 3.
Mùa AW: Thị trường tiêu dùng chủ yếu từ 21/09 đến 21/03 năm sau. Như vậy đơn hàng sẽ được sản xuất ở Scavi bắt đàu từ khoảng tháng 4, tháng 5 để đáp ứng thành phẩm có mặt tại cửa hàng của Decathlon vào cuối thánh 9.
- Đối với nguyên liệu sản xuất thì khách hàng Decathlon sẽ chịu trách nhiệm mua hoàn toàn vải chính, còn phía Scavi sẽ chịu trách nhiệm mua phần nguyên phụ liệu và cân đối sao cho phù hợp với nhu cầu đơn đặt hàng của khách hàng.
- Đa số các đơn hàng của Decathlon thường có in logo trên các sản phẩm nên khoảng thời gian sản xuất thường dài hơn so với những khách hàng khác. Và nhằm để đáp ứng tối đa, kịp thời nhu cầu của người tiếu dùng, khách hàng Decathlon luôn có sẵn một đội ngữ chuyên gia chuyên dự đoán và phân tích nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai, từ đó thiết lập các bản dự báo đơn hàng gửi đén Scavi trước khi tiến hành chuẩn mua nguyên phụ liệu, đến khi đơn hàng rớt xuống sẽ tiến hành sản xuất ngay. Điều này không những giúp cho nhóm khách hàng Decathlon chủ động hơn trong việc cung ứng sản phẩm mà còn tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường hàng thể thao, giữ cững uy tín và có một mối quan hệ chiến lược lâu dài với khách hàng của họ.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh giữa Decathlon và công ty Scavi Huế được thể hiện rõ trên bảng 2.4. Nhìn chung từ năm 2016 đến năm 2018, doanh thu khi làm việc của với khách hàng Decathlon của công ty Scavi Huế có xu hướng tăng, tăng gần 77,6 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2017 so với năm 2016 doanh thu công ty tăng xấp xỉ 25,1%, năm 2018 so với năm 2017 tỷ lệ doanh thu giảm nhẹ, giảm xấp xỉ 3,9%. Công ty Scavi Huế chỉ vừa mới sản xuất mặt hàng thể thao trong những năm gần đây, nhu cầu khách hàng dự báo từ các cửa hàng của Decathlon tăng mạnh vào năm 2017 chính là nguyên nhân khiến cho doanh thu năm này tăng mạnh. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc giảm tỷ lệ doanh thu trong năm 2018.
Bảng 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh giữa Scavi Huế và Decathlon năm 2016 – 2018(Đơn vị tính: tỷ đồng) (Đơn vị tính: tỷ đồng) Tiêu chí 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Doanh thu 382,0 478,0 459,6 96 25,1 -18,4 -3,9
2.2. Tình hình mua sắm nguyên vật liệu tại bộ phận Thương mại công ty ScaviHuế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018 Huế đối với khách hàng Decathlon – Pháp năm 2016 - 2018
2.2.1 Tình hình mua sắm tại bộ phận Thương mại - khách hàng Decathlon:
Bảng 2.5 phản chiếu tình hình mua sắm nguyên phụ liệu của bộ phận Thương mại, phụ trách khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018. Nhìn chung, tổng giá trị mua hàng từ năm 2016 – 2018 có xu hướng không ổn định. Cụ thể, tổng giá trị mua sắm nguyên phụ liệu năm 2017 so với năm 2016 tăng 25,5%, tức 27,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng giá trị mua hàng năm 2018 so với năm 2017 lại có sự giảm nhẹ, giảm 3,1%. Một trong những nguyên nhân khiến xu hướng mua hàng này có sự không ổn định chính là nhu cầu mua hàng thể thao được dự đoán từ các cửa hàng Decathlon liên tục thay đổi theo từng năm. Vào năm 2017, nhu cầu thị trường tiêu dùng hàng thể thao được Decathlon dự đoán có xu hướng tăng, chính vì vậy vào năm 2017 giá trị mua hàng phục vụ cho việc sản xuất cũng tăng mạnh. So với năm 2017, thì giá trị mua sắm hàng hóa năm 2018 có sự giảm nhưng giảm không đáng kể.
Có thể dễ dàng thấy được, Scavi Huế ưu tiên lựa chọn những nhà cung ứng tại Việt Nam hoặc có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Tổng giá trị mua hàng từ các nhà cung ứng tại Việt Nam năm 2016 đến năm 2018 của bộ phận này có xu hướng tăng mạnh. So sánh năm 2017 với năm 2016, tỷ lệ mua sắm hàng hóa từ nhà cung ứng Việt Nam của bộ phận này tăng 42,34%. Tiếp tục năm 2018 so với năm 2017, tỷ lệ mua sắm nguyên phụ liệu từ nhà cung ứng Việt Nam của bộ phận này tăng 49,92%. Từ đây, ta có thể rút ra kết luận rằng, bộ phận Thương mại phụ trách khách hàng Decathlon – Pháp ưu tiên lựa chọn những nhà cung ứng nguyên phụ liệu Việt Nam. Việc lựa chọn nhà cung ứng trong nước sẽ góp phần dễ kiểm soát chất lượng hàng hóa, đổi trả sản phẩm lỗi, kiểm soát và khắc phục các rủi ro, trở ngại kịp thời. Ben cạnh đó,
hiện nay Việt Nam đang là nước kí kết nhiều hiệp định, hiệp ước liên quan đến việc phát triển ngành dệt may, vì vậy việc lựa chọn nhà cung ứng trong nước sẽ góp phần giúp bộ phận này hưởng thêm các mức ưu đãi, chiết khấu.
Đối với các nhà cung ứng đến từ Thái Lan, tổng sản lượng mua sắm nguyên phụ liệu từ các nhà cung ứng đến từ nước này có xu hướng giảm, giảm 5,56 tỷ đồng từ năm 2016 đến năm 2018. Có rất nhiều lí do giải thích cho việc này, lí do thứ nhất là cơ cấu mua sắm hàng hóa từ Thái Lan dịch chuyển sang Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà cung ứng Thái Lan có thể không đáp ứng được các yếu tố như: Giá cả cạnh tranh, thời hạn thanh toán, tiến độ giao hàng,…
Tương tự với Thái Lan, tổng sản lượng mua sắm nguyên phụ liệu từ các nhà cung ứng đến từ Trung Quốc có xu hướng giảm, và giảm mạnh, giảm gần 23,17 tỷ đồng giá trị mua hàng từ năm 2016 đến năm 2018. Một trong những nguyên nhân lớn khiến bộ phận Thương mại không lựa chọn những nhà cung ứng đến từ nước này là vì sự biến chuyển trong nền kinh tế quốc tế, ngành dệt may Trung Quốc không được hưởng những ưu đãi như Việt Nam do sự tác động mạnh mẽ của thương chiến Mỹ - Trung.
Đối với một số nguyên phụ liệu đặc biệt chưa có đợt sản xuất tại Việt Năm hoặc không có nhà cung ứng nào tại Việt Nam có khả năng sản xuất. Bộ phận Thương mại buộc phải cân nhắc những nhà cung ứng đến từ Đài Loan và Hong Kong. Tuy nhiên, tổng sản lượng mua những nguyên phụ liệu này là không đáng kể. Chính vì vậy mà con số phản ánh tổng giá trị mua sắm nguyên phụ liệu từ hai nước này rất nhỏ.
Bảng 2.5 Tình hình mua sắm tại bộ phận Thương mại Scavi Huế đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Tiêu chí
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng giá
trị mua hàng
109,66 100 137,46 100 133,34 100 27,9 25,5 -4,2 -3,1
Giá trị mua hàng theo quốc gia
Việt Nam 48,89 44,58 69,59 50,63 104,33 78,24 20,70 42,34 34,74 49,92
Thái Lan 20,89 19,05 12,77 9,29 15,33 11,50 -8,12 -38,87 2,56 20,05 Hong Kong 0,94 0,86 31,88 23,19 2,68 2,01 -62,12 -66,09 -29,20 -91,59 Trung Quốc 38,93 35,40 21,66 15,76 10,56 7,92 -17,27 -44,36 -11,10 -51,25 Đài Loan 0,01 0,01 1,55 1,13 0,44 0,33 1,54 15400 -1,11 -71,61
2.2.2. Tình hình đơn hàng mua nguyên phụ liệu tại bộ phận Thương mại ScaviHuế - khách hàng Decathlon năm 2016-2018 Huế - khách hàng Decathlon năm 2016-2018
Bảng 2.6 biểu diễn tình hình đơn hàng mua nguyên phụ liệu của bộ phận Thương mại, đối với khách hàng Decathlon từ năm 2016 – 2018. Nhìn một cách tổng quan, tổng giá trị đơn hàng từ năm 2016 – 2018 có xu hướng không ổn định. Cụ thể, tổng giá trị đơn hàng mua sắm nguyên phụ liệu năm 2017 so với năm 2016 giảm 1,31%, tức 0,62 nghìn đơn hàng. Tuy nhiên, tổng giá trị mua hàng năm 2018 so với năm 2017 lại có sự tăng mạnh, tăng 16,47%. Vào năm 2017, mặc dù tổng số lượng đơn hàng giảm nhẹ, song giá trị mua hàng của các đơn hàng là rất lớn. Nguyên nhân có thể là do bộ phận thương mặt đặt số lượng nguyên phụ liệu rất lớn trong một đơn hàng hoặc gộp nhiều đơn hàng thành một đơn hàng để đáp ứng kịp tiến độ giao hàng phục vụ sản xuất.
Có thể dễ dàng thấy được, Scavi Huế ưu tiên lựa chọn những nhà cung ứng tại Việt Nam hoặc có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Chính vì vậy mà tổng các đơn hàng mua hàng từ nhà cung ứng Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2018 của bộ phận này có xu hướng tăng mạnh. Tỷ lệ số đơn hàng mua sắm hàng hóa năm 2017 so với năm 2016