Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 47 - 50)

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 23km về phía Tây Bắc với tổng diện tích tự nhiên là 20.858,32 ha. Có ranh giới với các huyện nhƣ sau:

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thu từ bản đồ tỷ lệ 1:25.000

- Phía Bắc giáp huyện Yên Thế; - Phía Đông giáp huyện Lạng Giang;

- Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang; - Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà và tỉnh Thái Nguyên.

Huyện có 22 xã và 2 thị trấn. Dân cƣ ở rải rác trong các thôn, xóm nhỏ. Huyện có 5 tuyến đƣờng tỉnh chạy qua (Đƣờng 298, 294, 295, 297 và 398); phía Đông có sông Thƣơng là tuyến đƣờng thuỷ quan trọng của huyện.

Tân Yên nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc và nằm sát thành phố Bắc Giang ở phía Nam là điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế - văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phƣơng trong và ngoài huyện.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Tân Yên có hƣớng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình 10 - 15 m so với mực nƣớc biển. Gồm vùng đồi gò ở phía Đông và phía Bắc chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên; vùng đồng vàn xen kẽ, tập trung chủ yếu ở phía Tây chiếm 55% diện tích tự nhiên, còn lại một số vùng trũng thấp chịu ảnh hƣởng của mực nƣớc sông Thƣơng nằm ở phía Nam chiếm 5% diện tích tự nhiên.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Tân Yên chịu ảnh hƣởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện nhƣ sau:

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,7°C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,9°C. Nền nhiệt độ đƣợc phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20°C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.500°C. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tƣơng đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ƣa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.

- Lƣợng mƣa bình quân hằng năm 1.476 mm nhƣng phân bố không đồng đều. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lƣợng mƣa chiếm khoảng 85% tổng lƣợng mƣa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thƣờng gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Các tháng 11 đến tháng 4 lƣợng mƣa ít, chiếm 15% lƣợng mƣa cả năm.

- Lƣợng bốc hơi bình quân 1.034 mm/năm, bằng 70% lƣợng mƣa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lƣợng bốc hơi hàng tháng cao hơn lƣợng mƣa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng trong vụ đông xuân.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 81%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.

- Gió: Gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp 100 - 120C ảnh hƣởng tới sản xuất nông nghiệp.

- Bão có 2 - 3 cơn trong một năm, bão thƣờng đi kèm các cơn mƣa lớn từ 200 - 300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

4.1.1.4. Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Tân Yên phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Thƣơng. Từ tháng 4 khi lƣợng mƣa bắt đầu tăng lên thì mức nƣớc sông, ngòi cũng tăng lên và đạt đỉnh vào các tháng 7 và 8, sau giảm dần và kiệt vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. Mùa lũ trên các sông ở Tân Yên bắt đầu tƣơng đối đồng nhất về thời gian, thƣờng từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên có năm lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn nhƣng chỉ dao động trong khoảng 1 tháng với tần suất không lớn. Lƣợng nƣớc trên các sông trong mùa lũ thƣờng chiếm khoảng 75-85% tổng lƣợng dòng chảy trong cả năm và phân phối không đều trong các tháng, lƣu lƣợng lớn nhất thƣờng xuất hiện vào tháng 7. Trong mùa kiệt lƣợng nƣớc thƣờng chỉ chiếm 20-25% tổng lƣợng dòng chảy trong năm. Tháng có lƣu lƣợng nhỏ nhất thƣờng xảy ra vào các tháng 1, 2 hoặc 3, đây là khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do thiếu nƣớc.

Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha cận nhiệt đới là lợi thế để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của thị trƣờng.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Đất Tân Yên đƣợc hình thành do phong hoá đá mẹ và do phù sa sông bồi tụ. - Nhóm đất phù sa: Chủ yếu ở vùng trũng, thấp, đƣợc bồi đắp bởi phù sa của sông Thƣơng có diện tích 967,54 ha, chiếm 7,14% diện tích điều tra, gồm:

+ Đất phù sa đƣợc bồi chua, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho việc trồng lúa nƣớc, có 328,4 ha, chủ yếu ở Hợp Đức, Quế Nham, Liên Chung.

+ Đất phù sa glây, có 67,84 ha, chiếm 6,68% diện tích điều tra tập trung ở Liên Chung, Quế Nham.

+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 571,3 ha, chiếm 4,22% diện tích điều tra ở Phúc Hoà, Hợp Đức, Quế Nham...

- Nhóm đất xám bạc màu:

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: Có 9948,28 ha, chiếm 73,44% diện tích điều tra và phân bố ở hầu hết các xã.

- Nhóm đất đỏ vàng: Có 2631,06 ha, chiếm 19,43% diện tích điều tra. Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, đƣợc phát triển trên dăm cuội kết và cát kết, phiến thạch sét. Gồm:

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc có 317,93 ha, chiếm 2,35% diện tích điều tra, ở Tân Trung, Quế Nham, Phúc Hoà.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát có 354,77 ha, chiếm 2,62% diện tích điều tra, tập trung ở Việt Ngọc, Việt Lập, Ngọc Thiện.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất có 1958,36 ha, chiếm 14,46% diện tích điều tra, tập trung ở Phúc Hoà, Hợp Đức, Việt Lập, Liên Chung, Cao Thƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)