Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất theo fao
THEO FAO
2.2.1. Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai
Theo FAO năm 1976 đơn vị bản đồ đất đai đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Đơn vị bản đồ đất đai là một vùng hay một vạt đất trong đó có sự đồng nhất của các yếu tố tự nhiên và có sự phân biệt của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với các vùng lân cận.”
Nhƣ vậy, đơn vị bản đồ đất đai là một vạt hay một khoanh đất đƣợc xác định cụ thể, đƣợc thể hiện trên bản đồ, có những tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lƣợng đủ để tạo nên một sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với các loại sử đất khác nhau.
Các đơn vị bản đồ đất đai đƣợc xác định cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính đồng nhất tối đa, các chỉ tiêu phân cấp phải đƣợc xác định rõ.
- Có ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá thích hợp cho các loại hình sử dụng đất đƣợc lựa chọn.
- Các đơn vị bản đồ đất đai phải đƣợc xác định một cách đơn giản dựa trên các đặc điểm của nó.
- Các đặc tính và tính chất của các đơn vị bản đồ đất đai phải là các đặc tính, tính chất khá ổn định.
* Tính chất đất đai
Tính chất đất đai: Là các thuộc tính của đất đai mà chúng ta có thể đo đếm và ƣớc lƣợng đƣợc. Các tính chất đất đai có thể có nhƣ là: Độ đốc, tầng dày đất, độ thoát nƣớc, thành phần cơ giới đất, độ chua (pH), phần trăm các chất dinh dƣỡng (N, P, K), …
Tính chất đất đai đƣợc dùng để phân biệt các LMU với nhau và để mô tả các đặc tính đất đai. Vì vậy 1 tính chất đất đai có thể ảnh hƣởng cùng lúc đến một vài đặc tính đất đai và từ đó sẽ ảnh hƣởng đến tính thích hợp khác nhau. Ví dụ nhƣ: Thành phần cơ giới đất, độ dốc,...
* Đặc tính đất đai
Đặc tính đất đai (một số tài liệu khác sử dụng thuật ngữ chất lƣợng đất đai) là: tính chất phức tạp của đất đai thể hiện những mức độ thích hợp khác nhau cho 1 loại hình sử dụng đất cụ thể. Đặc tính (chất lƣợng) đất đai của các LMU chính là câu trả lời trực tiếp cho các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất (LUT). Thông thƣờng nó phản ánh nội tại của rất nhiều tính chất đất đai. Các ví vụ về đặc tính đất đai có thể có là: Mức độ xói mòn, chế độ nhiệt, chế độ ẩm, khả năng thoát nƣớc, chế độ cung cấp dinh dƣỡng, mức độ sâu của lớp đất, địa hình ảnh hƣởng đến xói mòn hoặc cơ giới hoá, mức độ ngập, độ phì nhiêu của đồng cỏ, giao thông thuận lợi,...
Nhƣ vậy đặc tính đất đai chính là các thuộc tính của đất đai tác động đặc biệt đến tính thích hợp của đất đó đối với các loại sử dụng đất riêng biệt.
2.2.2. Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai là một loại bản đồ chuyên đề đƣợc xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng tới chất lƣợng đất đai. Các khoanh/vạt đất đƣợc thể hiện trên bản đồ đơn vị đất đai sau khi chồng xếp đƣợc gọi là “ đơn vị bản đồ đất đai – LMU”.
Trƣớc đây bản đồ đơn vị đất đai chủ yếu đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp thủ công (chồng ghép trên bàn kính và khoanh bằng tay). Cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin và hệ thông thông tin địa lý - GIS cho phép ngƣời sử dụng có thể chồng xếp các bản đồ đơn tính một cách dễ dàng, nhanh chóng với độ chính xác cao. Các loại bản đồ đơn tính phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất thƣờng dùng trong GIS là:
- Bản đồ đất (bản đồ thổ nhƣỡng) - Bản đồ địa hình hoặc độ dốc.
- Bản đồ khí hậu; tài nguyên nƣớc; chế độ nƣớc
- Bản đồ thảm thực vật; hiện trạng sử dụng đất;...số lƣợng và nội dung bản đồ đơn tính phụ thuộc vào việc xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đƣợc xác định dựa vào các căn cứ sau:
- Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu của dự án đánh giá đất đai.
- Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đƣợc chọn. - Quy mô diện tích và tỉ lệ bản đồ cần xây dựng.
- Nguồn tài liệu sẵn có và khả năng bổ sung.
2.2.3. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bước 1: Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phụ thuộc vào phạm vi, mục đích và yêu cầu cụ thể của chƣơng trình đánh giá đất, cụ thể là:
- Phạm vi toàn lãnh thổ thì lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp theo vùng sinh thái nông nghiệp (khí hậu, hình dạng đất đai, điều kiện thủy văn, lớp phủ thổ nhƣỡng…).
- Phạm vi vùng, tỉnh thì lựa chọn phân cấp theo ranh giới hành chính và mục đích sử dụng đất. Các yếu tố chính là các đặc tính và khả năng sản xuất của khu vực nhƣ hệ thống tƣới tiêu, thời vụ, chế độ luân canh…
- Phạm vi huyện thì lựa chọn phân cấp theo mục đích và điều kiện sử dụng đất. Các yếu tố lựa chọn thƣờng là tính chất đất, điều kiện thủy lợi, luân canh, thâm canh… Đơn vị bản đồ đất đai đƣợc xác định cho từng vùng cụ thể phải đảm bảo các yêu cầu chính sau:
- Mỗi LMU phải đảm bảo đƣợc tính đồng nhất tối đa theo các chỉ tiêu phân cấp đã đƣợc xác định.
- Các LMU phải mang ý nghĩa thực tiễn cho các LUT đƣợc đề xuất lựa chọn. - Các đặc tính và tính chất dùng để xác định LMU phải là những đặc tính hay tính chất khá ổn định vì chúng là cơ sở cho việc so sánh và đối chiếu với các yêu cầu của từng loại sử dụng trong đánh giá thích hợp.
- Các LMU phải đƣợc xác định một cách đơn giản dựa trên những kết quả điều tra thực tiễn.
- Các LMU phải đƣợc thể hiện rõ trên bản đồ.
Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính
Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện đặc tính, tính chất riêng rẽ theo các mức khác nhau của đất đai. Sau khi lựa chọn xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải kết hợp thu thập, điều tra và khảo sát thực địa để xây dựng các bản đồ đơn tính. Trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) thì các bản đồ đơn tính đƣợc thể hiện dƣới dạng bản đồ số, chúng đƣợc xây dựng với sự kết hợp của một số phần mềm GIS nhƣ: Microstation, Mapinfo và ArcView.
Bước 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009): Việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp chồng xếp các bản đồ chuyên đề cùng tỷ lệ và cùng lƣới chiếu. Có thể sử dụng phƣơng pháp thủ công (chồng ghép bằng tay) và phƣơng pháp chồng ghép dƣới sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý (GIS). Hiện nay, thƣờng sử dụng phƣơng pháp chồng ghép bằng GIS với các bƣớc thực hiện nhƣ sau:
Số hóa các bản đồ chuyên đề để chuyển bộ chỉ tiêu đánh giá đất nông nghiệp vào GIS.
Mã hóa các chỉ tiêu để chúng có thể so sánh với nhau
Tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm GIS nhƣ Mapinfor, ArcGis, Arcview...Ở đề tài đề cập đến kỹ thuật chồng ghép các bản đồ đơn tính trong phần mềm Mapinfor.
Bước 4: Mô tả bản đồ đơn vị đất đai
Việc mô tả các đơn vị bản đồ đất đai nhằm thể hiện đƣợc những thuộc tính cơ bản trong mỗi đơn vị đất đai, qua đó nó sẽ giúp cho ngƣời sử dụng nhận biết
đƣợc những sai khác chi tiết về mặt chất lƣợng giữa các đơn vị bản đồ đất đai trong toàn vùng nghiên cứu. Công tác xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bƣớc đi mang tính kỹ thuật không thể thiếu đƣợc trong quá trình đánh giá đất theo FAO và là cơ sở cho toàn bộ quá trình đánh giá đất.
2.2.4. Ý nghĩa của việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai là sự tổng hợp các điều kiện sinh thái và môi trƣờng tự nhiên của mỗi vùng. Các đặc tính và tính chất trong phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là sự thể hiện rõ nét các điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu nhƣ đặc điểm đất đai, khí hậu, thủy văn, địa hình, lớp phủ thổ nhƣỡng… Các đặc điểm tự nhiên này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xác định các lợi thế và hạn chế về mặt tự nhiên của vùng nghiên cứu, từ đó đƣa ra hƣớng phát triển nông nghiệp phù hợp với thực tế sản xuất.
Việc xây dựng và phân chia ra thành các đơn vị bản đồ đất đai chính là việc tìm ra những sự khác nhau về mặt chất lƣợng của các khoanh đất theo đặc tính và tính chất đất đai. Chất lƣợng này chi phối đến khả năng đáp ứng yêu cầu đất đai của các LUT và khả năng sử dụng chúng. Chính vì vậy cần phải lựa chọn đƣợc các yếu tố có liên quan mật thiết tới yêu cầu sử dụng của LUT. Thực chất trƣớc đây các đặc tính hay tính chất đã đƣợc ngƣời ta xác định song chỉ theo ý nghĩa tác động độc lập tới yêu cầu LUT chứ chƣa thể hiện một cách là tổ hợp của nhiều yếu tố nhƣ trong mỗi một LMU.