Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

Bước 1: Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phụ thuộc vào phạm vi, mục đích và yêu cầu cụ thể của chƣơng trình đánh giá đất, cụ thể là:

- Phạm vi toàn lãnh thổ thì lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp theo vùng sinh thái nông nghiệp (khí hậu, hình dạng đất đai, điều kiện thủy văn, lớp phủ thổ nhƣỡng…).

- Phạm vi vùng, tỉnh thì lựa chọn phân cấp theo ranh giới hành chính và mục đích sử dụng đất. Các yếu tố chính là các đặc tính và khả năng sản xuất của khu vực nhƣ hệ thống tƣới tiêu, thời vụ, chế độ luân canh…

- Phạm vi huyện thì lựa chọn phân cấp theo mục đích và điều kiện sử dụng đất. Các yếu tố lựa chọn thƣờng là tính chất đất, điều kiện thủy lợi, luân canh, thâm canh… Đơn vị bản đồ đất đai đƣợc xác định cho từng vùng cụ thể phải đảm bảo các yêu cầu chính sau:

- Mỗi LMU phải đảm bảo đƣợc tính đồng nhất tối đa theo các chỉ tiêu phân cấp đã đƣợc xác định.

- Các LMU phải mang ý nghĩa thực tiễn cho các LUT đƣợc đề xuất lựa chọn. - Các đặc tính và tính chất dùng để xác định LMU phải là những đặc tính hay tính chất khá ổn định vì chúng là cơ sở cho việc so sánh và đối chiếu với các yêu cầu của từng loại sử dụng trong đánh giá thích hợp.

- Các LMU phải đƣợc xác định một cách đơn giản dựa trên những kết quả điều tra thực tiễn.

- Các LMU phải đƣợc thể hiện rõ trên bản đồ.

Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính

Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện đặc tính, tính chất riêng rẽ theo các mức khác nhau của đất đai. Sau khi lựa chọn xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phải kết hợp thu thập, điều tra và khảo sát thực địa để xây dựng các bản đồ đơn tính. Trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) thì các bản đồ đơn tính đƣợc thể hiện dƣới dạng bản đồ số, chúng đƣợc xây dựng với sự kết hợp của một số phần mềm GIS nhƣ: Microstation, Mapinfo và ArcView.

Bước 3: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009): Việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp chồng xếp các bản đồ chuyên đề cùng tỷ lệ và cùng lƣới chiếu. Có thể sử dụng phƣơng pháp thủ công (chồng ghép bằng tay) và phƣơng pháp chồng ghép dƣới sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý (GIS). Hiện nay, thƣờng sử dụng phƣơng pháp chồng ghép bằng GIS với các bƣớc thực hiện nhƣ sau:

Số hóa các bản đồ chuyên đề để chuyển bộ chỉ tiêu đánh giá đất nông nghiệp vào GIS.

Mã hóa các chỉ tiêu để chúng có thể so sánh với nhau

Tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm GIS nhƣ Mapinfor, ArcGis, Arcview...Ở đề tài đề cập đến kỹ thuật chồng ghép các bản đồ đơn tính trong phần mềm Mapinfor.

Bước 4: Mô tả bản đồ đơn vị đất đai

Việc mô tả các đơn vị bản đồ đất đai nhằm thể hiện đƣợc những thuộc tính cơ bản trong mỗi đơn vị đất đai, qua đó nó sẽ giúp cho ngƣời sử dụng nhận biết

đƣợc những sai khác chi tiết về mặt chất lƣợng giữa các đơn vị bản đồ đất đai trong toàn vùng nghiên cứu. Công tác xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là bƣớc đi mang tính kỹ thuật không thể thiếu đƣợc trong quá trình đánh giá đất theo FAO và là cơ sở cho toàn bộ quá trình đánh giá đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)