SẢN PHẨM THU HOẠCH NHÓM 1 LỚP 12G

Một phần của tài liệu SKKN TĂNG CƯỜNG GIÁO dục ý THỨC bảo tồn và PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CHO học SINH THPT TRÊN địa bàn HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG góp PHẦN QUẢNG bá DU LỊCH SINH THÁI địa PHƯƠNG (Trang 48 - 50)

2. Đề xuất và kiến nghị

SẢN PHẨM THU HOẠCH NHÓM 1 LỚP 12G

“Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển bền vững du lịch sinh thái tại địa phương em”

Sau 1 ngày tham quan tại các địa điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Tương Dương, được trải nghiệm, được phỏng vấn người dân, phỏng vấn đại diện quản lý các khu DLST nhóm em đã thu được nhiều bài học quý. Kiến thức về sinh thái học được khắc sâu, đồng thời hiểu thêm được nhiều về du lịch sinh thái, thực tế là con em Tương Dương nhưng có một số địa điểm một số bạn mới đến lần đầu tiên. Sau một buổi thảo luận nhóm em thu hoạch được một số vấn đề sau.

1.Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại địa phương em cụ thể là các địa điểm mà chúng em được tham quan.

Các địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng ở địa phương như rừng Săng lẻ, Khe cớ, Đền Vạn Của rào, khu nghỉ mát Văng Phột …. đã và đang tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển du lịch địa phương và du lịch cả tỉnh. Đồng thời khẳng định sự nỗ lực của huyện Tương Dương trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên của Di sản gắn với phát triển du lịch bền vững.

* Những thuận lợi: Nằm trong khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ an các địa danh chúng em đã tham quan có đầy đủ những điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, đặc biệt là DLST như không khí trong lành, cảnh quan hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng. Có tính đa dạng sinh học rất cao, đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác thu hút khách du lich khám phá. Với những cảnh đẹp và những nét độc đáo của Rừng săng lẻ, của các khe suối cũng như những giá trị lịch sử văn hóa của Đền Vạn Cửa Rào hàng năm địa phương đã thu hút được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Với những giá trị lịch sử văn hoá đã ăn sâu vào tâm thức dân gian, mùa xuân năm 2009 Đền Vạn- Cửa Rào chính thức được công nhận và đón nhận bằng Di tích văn hoá cấp tỉnh. đây là Di tích lịch sử văn hoá có bề dày truyền thống với một Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào được phục dựng và chính thức trở thành Lễ hội chính đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu trong đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng đất lịch sử. Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào chính thức được tổ chức trong các ngày từ 20 đến 22 tháng Giêng hàng năm. đến với Lễ hội, ngoài những nghi thức, hoạt động văn hoá, thể thao, du khách trong và ngoài địa phương đến tham

49

dự còn được tham gia các hội thi mang đậm dấu ấn văn hoá vùng miền như Hội thi viết chữ Thái Lai Pao, Hội trại truyền thống, đêm hội thi Người đẹp Đền Vạn - Cửa Rào, thi văn hoá ẩm thực với các món ăn truyền thống của đồng các dân tộc tại đây.

* Khó khăn: Về các tuyến du lịch, các địa điểm chưa kết nối với nhau, các hoạt động chưa đa dạng, hấp dẫn. Các dịch vụ hỗ trợ tại điểm du lịch như hướng dẫn viên, bản đồ hỗ trợ, cung cấp thông tin, điểm nghỉ ngơi còn sơ sài. Trình độ lao động chưa cao, khả năng giao tiếp với khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài còn yếu. Điều này đã hạn chế sự phát triển DLST nói riêng và du lịch nói chung ở huyện Tương Dương, Các lán nghỉ tại chỗ còn sơ sài chưa đáp ứng nhu cầu nghỉ chân của du khách. Việc cấp nước cho sinh hoạt, du lịch còn khó khăn. Sự phối hợp giữa các ban ngành, chưa khiển khai, mở rộng. Các sản phẩm du lịch còn thiếu tính cạnh tranh, chưa đa dạng và phong phú đặc trưng cho sinh thái. Chưa có các hình thức quảng bá du lịch cho khách thập phương. Một số điểm du lịch vẫn còn hiện tượng ô nhiễm môi trường, xây dựng lán trai chưa hợp lý dẫn đến ảnh hưởng môi trường sinh thái. Một số người dân chưa ý thức được vai trò ý nghĩa việc phát triển du lịch sinh thái.

2. Vai trò của Du lich sinh thái.

- DLST mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quốc gia.

- DLST tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu môi trường du lich góp phần vào việc tu bổ, phục hồi Rừng nguyên sinh.

- Sử dụng môi trường du lịch để phát triển du lịch sinh thái đúng cách sẽ có những tác động tich cực như: Giảm áp lực cho công tác bảo vệ rừng; tăng thêm mức độ đa dạng sinh học; tạo cơ hội khôi phục các làng nghề truyền thống tại địa phương; đặc biệt nâng cao ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường; cải thiện mức sống cho người dân địa phương, đưa việc bảo tồn và phát huy tài nguyên tự nhiên hay văn hóa bản địa thành việc làm chính cho họ góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng động.

Vai trò DLST như một mắt xích với cơ cấu phát triển bền vững, vừa phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội theo xu hướng chung của thế giới, vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái.

3. Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển DLST tại địa phương. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Vì vậy để phát triển du lịch sinh thái tại địa phương cần thực hiện một số giải pháp sau.

Một phần của tài liệu SKKN TĂNG CƯỜNG GIÁO dục ý THỨC bảo tồn và PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CHO học SINH THPT TRÊN địa bàn HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG góp PHẦN QUẢNG bá DU LỊCH SINH THÁI địa PHƯƠNG (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)