50nơi có cảnh quan du lịch.

Một phần của tài liệu SKKN TĂNG CƯỜNG GIÁO dục ý THỨC bảo tồn và PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CHO học SINH THPT TRÊN địa bàn HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG góp PHẦN QUẢNG bá DU LỊCH SINH THÁI địa PHƯƠNG (Trang 50 - 51)

2. Đề xuất và kiến nghị

50nơi có cảnh quan du lịch.

nơi có cảnh quan du lịch.

Để du lịch sinh thái thực sự đóng góp hiệu quả vào công tác bảo vệ môi trường thì một yếu tố quan trọng là sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của cộng đồng người dân địa phương. Chính vì vậy, cần gắn kết phát triển du lịch sinh thái với sự phát triển của cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương làm du lịch sinh thái tại chỗ để giúp họ nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường du lịch nhằm bảo đảm sinh kế lâu dài, bền vững.

Thứ hai, Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững DLST.

Để phát triển du lịch theo hướng thân thiện với môi trường thì việc tạo cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững là rất quan trọng. Điều này tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái nhằm làm cơ sở cho việc giám sát chặt chẽ hoạt động du lịch và quản lý nguồn tài nguyên.

Bên cạnh đó, cần giáo dục nâng cao ý thức thực hiện luật bảo vệ môi trường cho mọi người dân. Việc này không chỉ dừng lại ở du khách, cộng đồng dân cư địa phương mà còn phải tiến hành cả ở các cấp quản lý, các đơn vị và đối tượng kinh doanh tại các điểm du lịch sinh thái bằng nhiều hình thức, như tổ chức cuộc vận động, phổ biến văn bản hướng dẫn, phát hành ấn phẩm, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, phổ biến những video clip về cảnh quan du lịch sinh thái hay thông qua việc thuyết minh về bảo vệ môi trường của các hướng dẫn viên du lịch…

Thứ ba, cần đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái rộng rãi trên nhiều điểm. Cần có những quy hoạch hợp lý, chính sách và dự án tối ưu trong phát triển du lịch nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường, trong đó gồm cả môi trường du lịch tự nhiên, môi trường du lịch nhân văn, môi trường du lịch kinh tế – xã hội.

Phải đặc biệt chú ý nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường sạch sẽ, thoáng mát toàn cảnh trong khu du lịch thông qua các hoạt động vệ sinh hằng ngày. Những hoạt động chính của nội dung này bao gồm:

+ Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch (rác thải, nước thải), + Trang bị nhiều thùng rác để hướng dẫn khách bỏ rác đúng nơi quy định. + Hạn chế và xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, vận hành hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch, v.v.

+ Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm thăm quan du lịch: trong nhà hàng, các gian hàng ẩm thực, khu ăn uống…

Một phần của tài liệu SKKN TĂNG CƯỜNG GIÁO dục ý THỨC bảo tồn và PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CHO học SINH THPT TRÊN địa bàn HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG góp PHẦN QUẢNG bá DU LỊCH SINH THÁI địa PHƯƠNG (Trang 50 - 51)