Thiết kế bài học tiếng Việt hướng vào hoạt động rèn năng lực giao tiếp

Một phần của tài liệu SKKN rèn NĂNG lực GIAO TIẾP CHO học SINH QUA HAI kĩ NĂNG nói VIẾT TRONG dạy học TIẾNG VIỆT môn NGỮ văn THPT (Trang 26 - 28)

I. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4. Thiết kế bài học tiếng Việt hướng vào hoạt động rèn năng lực giao tiếp

tiếp cho học sinh qua kỹ năng nói, kĩ năng viết

Tùy thuộc vào từng đơn vị bài dạy lý thuyết hay thực hành mà giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, đưa học sinh vào những tình huống giao tiếp giả định. Khi thiết kế bài dạy, giáo viên cần quan tâm đến việc đặt nội dung kiến thức vào tình huống giao tiếp cụ thể, với những “vai giao tiếp” cụ thể. Muốn làm được điều đó, người giáo viên phải đầu tư, tìm tòi và vạch ra những quy trình dạy học cụ thể.

Thông thường, năm bước (ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, củng cố, dặn dò) của quy trình khép kín một tiết dạy, đều có một ý nghĩa khoa học và tác dụng nhất định. Nhưng không nhất thiết tiết học nào cũng đủ 5 bước

như nhau mà tùy từng bài cụ thể, tùy tình hình thực tế của lớp mà thực hiện sao cho phù hợp. Ngay cả thời gian dành cho từng bước cũng vậy.

Khi bắt đầu vào bài mới, tôi thường giảng dạy một tiết học tiếng Việt phân chia thành ba giai đoạn. Giáo viên khởi động tiết học bằng một trò chơi nhỏ, hoặc bằng một câu chuyện, cũng có thể là một tình huống giao tiếp để dẫn dắt học sinh vào bài học. Sau đó, giáo viên nêu nhiệm vụ, tạo tình huống giao tiếp, xác định yêu cầu, hướng dẫn người học các chiến lược giao tiếp,..Giáo viên cũng có thể cho người học nghe hoặc xem một đoạn video về những người khác đã thực hiện nhiệm vụ tương tự như thế nào, với điều kiện việc này không ảnh hưởng đến cách giải quyết vấn đề của người học.

Giai đoạn quan trọng nhất của một giờ học tiếng Việt là giai đoạn học sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoặc theo cặp/ nhóm bằng cách vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề mà bài học đặt ra, sử dụng bất cứ cấu trúc hay từ ngữ nào các em muốn để diễn đạt ý kiến của mình. Giáo viên khuyến khích học sinh diễn đạt ý kiến của mình (chưa sửa lỗi). Mục đích của giai đoạn này là xây dựng sự tự tin cho người học, giúp họ luyện tập ngôn ngữ một cách tự phát. Sau đó, cá nhân học sinh sẽ mô tả lại cách thực hiện nhiệm vụ, giải quyết tình huống. Học sinh có thể cho ví dụ để minh họa thêm cho điều mình muốn diễn đạt. Đây cũng là phần học sinh có điều kiện nhiều nhất rèn luyện năng lực tư duy và nâng cao khả năng nói, viết, trình bày vấn đề.

Cuối cùng là giai đoạn giáo viên điều chỉnh, sửa chữa những lời nói chưa phù hợp, rút ra những kết luận cần thiết để học sinh ghi nhớ, luyện tập, mở rộng. Ở phần này, tôi thường chuẩn bị hệ thống cách bài tập và chuẩn bị các trò chơi để học sinh luyện tập, củng cố và giúp các em vừa khắc sâu, nắm vững nội dung bài học vừa rèn được kĩ năng nói và kĩ năng viết thông qua việc tạo lập văn bản, trình bày vấn đề trên giấy và trình bày trước lớp.

Trong quá trình thực hiện dạy học theo hướng giao tiếp, học sinh buộc phải sử dụng ngôn ngữ để trình bày ý kiến của mình nên giáo viên sẽ đánh giá được kĩ năng nói, kĩ năng viết của học sinh qua các sự việc tình huống cụ thể. Và vì nhận thức được các kiến thức được học là để phục vụ nhu cầu giao tiếp cụ thể nên học sinh sẽ càng hứng thú và nhận thấy ý nghĩa của việc học tiếng Việt

Các giai đoạn trên không phải cố định mà sẽ linh hoạt tùy theo bài học, chất lượng học sinh. Dù vậy, ở bất cứ bước nào, nếu muốn rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng viết học sinh, giáo viên cần lưu ý đảm bảo là không hướng học sinh đi từ kiến thức ngôn ngữ tường minh đến việc sử dụng những kiến thức đó, mà hình thành dần kiến thức ngôn ngữ tiềm ẩn và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh thông qua hoạt động giao tiếp để tự rút ra bài học lý thuyết. Nói một cách khác, khi dạy tiếng Việt theo hướng quy nạp thì mục đích rèn luyện kỹ năng giao tiếp của học sinh sẽ cao hơn.

Ví dụ: Khi dạy bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

Giáo viên mở đầu bài học bằng hình thức khởi động đuổi hình bắt chữ qua vài thành ngữ quen thuộc với học sinh, yêu cầu các em giải thích, sau đó khéo léo dẫn dắt các em vào nội dung bài học. Hoặc giáo viên tổ chức trò chơi nhỏ để ôn lại kiến thức cho học sinh về thành ngữ, điển cố đồng thời thu hút học sinh vào bài học (Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi phân biệt thành ngữ và điển cố. Giáo viên cho nhiều câu thành ngữ, điển cố và câu gần giống thành ngữ, điển cố; yêu cầu học sinh phân biệt đâu là thành ngữ và đâu là điển cố. Sau khi học sinh phân biệt xong, giáo viên yêu cầu học sinh thử giải thích các thành ngữ, điển cố theo sự hiểu biết của các em. Giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn học sinh khái quát lại khái niệm thành ngữ và điển cố. (Giáo viên gọi vài học sinh phát biểu, học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn. Cuối cùng, giáo viên nhận xét các câu trả lời của học sinh và hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập trong SGK).

Sau đó, giáo viên chia nhóm học sinh thảo luận về bài tập và làm bài tập. Hết thời gian thảo luận, giáo viên yêu cầu học sinh giải và phân tích bài tập; trình bày cách hiểu của các em về thành ngữ, điển cố. Giáo viên yêu cầu học sinh cho thêm ví dụ và giải thích về thành ngữ, điển cố mà các em mới vừa cho.

Học xong bài tiếng Việt này, học sinh sẽ có được kĩ năng: Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói, cảm nhận, phân tích giá trị biểu hiện và giá trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn. Quan trọng nhất là biết sử dụng thành ngữ, điển cố khi cần thiết sao cho phù hợp với ngữ cảnh và đạt được hiệu quả giao tiếp, sửa lỗi dùng thành ngữ, điển cố của mình

Một phần của tài liệu SKKN rèn NĂNG lực GIAO TIẾP CHO học SINH QUA HAI kĩ NĂNG nói VIẾT TRONG dạy học TIẾNG VIỆT môn NGỮ văn THPT (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)