Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu SKKN rèn NĂNG lực GIAO TIẾP CHO học SINH QUA HAI kĩ NĂNG nói VIẾT TRONG dạy học TIẾNG VIỆT môn NGỮ văn THPT (Trang 28 - 31)

I. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5. Thực nghiệm sư phạm

5.1. Mục đích thực hiện

Trên cơ sở những nội dung đã trình bày ở mục 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích: kiểm chứng tính khả thi của việc vận dụng các phương pháp đã đề xuất vào việc dạy học rèn năng lực giao tiếp cho học sinh. Từ đó, rút ra được những kết luận sát thực về hiệu quả mà các phương pháp đã đề xuất mang lại, đồng thời qua thực tế hoạt động dạy học cũng cho thấy những bất cập của vấn đề để ra hướng khắc phục cần thiết.

5.2. Đối tượng thực hiện

Đối tượng chúng tôi tiến hành thực nghiệm là học sinh ở khối 11 tại trường THPT Quỳ Hợp và trường THPT Quỳ Hợp 3. Mỗi lớp đều chọn được học sinh giỏi, khá, TB, yếu. Các lớp thực nghiệm và đối chứng tại các trường như sau:

Lớp thực nghiệm: STT Lớp Trường THPT 1 11C, 11A2, Quỳ Hợp 2 11C1, 11C2 Quỳ Hợp 3 Lớp đối chứng: STT Lớp Trường THPT 1 11A3, 11D3 Quỳ Hợp

2 11A1, 11A2 Quỳ Hợp 3

5.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi chọn thực nghiệm một bài trong chương trình phân môn tiếng Việt THPT. Ở lớp 11: bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (chương trình cơ bản, tập 1);

5.4. Cách thức thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong năm học 2021-2022 theo quy trình: - Gặp gỡ trao đổi với giáo viên và học sinh lớp đối chứng và thực nghiệm ở các trường THPT Quỳ Hợp, THPT Quỳ Hợp 3.

+ Nêu yêu cầu, nhiệm vụ, giao tài liệu thực nghiệm và dự giờ các giờ dạy thực nghiệm, đối chứng tại trường THPT Quỳ Hợp.

+ Tiến hành kiểm tra trình độ ban đầu của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

+ Trong khi dạy chúng tôi chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết kế giáo án theo phương pháp đã đề xuất để dạy ở các lớp thực nghiệm, các giáo án được thiết kế theo phương pháp cũ sẽ được dạy ở các lớp đối chứng.

+ Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm và dạy/dự giờ lớp đối chứng đã chọn. + Nghiệm thu kết quả được tiến hành sau khi hoàn thành bài dạy bằng hình thức kiểm tra trực tiếp đề 15 phút cuối ở bài dạy Phong cách ngôn ngữ báo chí

+ Thống kê phân tích xếp loại kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học.

+ Kết luận

5.5. Xây dựng kế hoạch bài dạy

Dựa vào trình độ học tập của học sinh, căn cứ vào yêu cầu cần đạt, kĩ năng, thái độ, năng lực cần hình thành của mỗi bài học, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án, ở khối lớp 11 trong chương trình Ngữ văn THPT.

*KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỐI CHỨNG

CHỦ ĐỀ: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

- Phong cách ngôn ngữ báo chí - Bản tin

- Luyện tập viết bản tin

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Tiết 52:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực môn học: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực ngôn ngữ và văn học.

Phát triển kĩ năng giao tiếp

- Hiểu biết về một số loại báo chí, ngôn ngữ báo chí và các đặc trưng cơ bản của PCNN báo chí.

- Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.

- Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ,câu văn, biện pháp tu từ và đặc trưng cử ngôn ngữ báo chí

- Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.

2. Phẩm chất:

- Có ý thức sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ báo chí trong quá trình giao tiếp. - Giáo dục cho học sinh ý thức sáng tạo, kĩ năng tạo lập văn bản.

- Có khả năng thu thập và xử lí thông tin về một vấn đề trong đời sống - Có thái độ trung thực, thận trọng khi đưa tin.

- Có thái độ tự tin và bình tĩnh trong mọi tình huống giao tiếp.

II.PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- GV: SGV, SGK, STK, giáo án, bảng phụ, máy chiếu - HS: SGK, vở ghi, vở soạn, bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Bước 1: Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra bài cũ:

Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới:

1. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

GV trình chiếu slide gồm ba bức ảnh nhỏ. GV nêu yêu cầu gắn với từng bức ảnh + Bức hình 1: Em quan sát được gì từ bức ảnh trên?

+ Bức ảnh 2 và 3: Những hình ảnh này cho em nhớ đến chương trình nào trên sóng truyền hình? Những chương trình này thường đem đến điều gì cho người xem?

- GV yêu cầu HS quan sát lại 3 bức hình lần nữa, và trả lời câu hỏi chung: + Đặt chủ đề chung cho 3 bức ảnh ? Từ những bức ảnh trên, em nghĩ đến những thể loại nào của báo chí? Theo em, báo chí có vai trò gì trong cuộc sống?

2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG

CỦA GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Tiến trình 1: Tìm hiểu ngôn

ngữ báo chí đã học ở tiết trước

* Tiến trình 2: Các phương

tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

a)Mục tiêu: GV hướng dẫn HS

tìm hiểu các phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ báo chí.

b) Nội dung

- Bước 1:GV chuyển giao

nhiệm vụ học tập

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm từ vựng trong văn bản báo chí được thể hiện qua ba ngữ liệu phần bài cũ : Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm cú pháp văn bản báo chí được thể hiện qua ba ngữ liệu phần kiểm tra bài cũ

I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ.

1.Tìm hiểu một số thể loại ngôn ngữ báo chí. 2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí.

Một phần của tài liệu SKKN rèn NĂNG lực GIAO TIẾP CHO học SINH QUA HAI kĩ NĂNG nói VIẾT TRONG dạy học TIẾNG VIỆT môn NGỮ văn THPT (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)