Hoạt động 3: Luyện tập

Một phần của tài liệu SKKN rèn NĂNG lực GIAO TIẾP CHO học SINH QUA HAI kĩ NĂNG nói VIẾT TRONG dạy học TIẾNG VIỆT môn NGỮ văn THPT (Trang 42 - 69)

II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: HS hiểu sâu hơn ngôn ngữ báo chí, các phương tiện diễn đat và

đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. Nắm vững kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí để vận dụng vào đời sống hằng ngày qua các tin tức thời sự

b) Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên đã giao nhiệm vụ cho học sinh trong 4 nhóm làm việc theo các tiểu chủ đề nhỏ đã có sự chuẩn bị trước có định hướng cho học sinhtheo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.

- Giáo viên trình chiếu câu hỏi cho các nhóm Slide 8:

+ Nhóm 1: Hãy làm một phát thanh viên dự báo thời tiết Nghệ An trong những ngày tới

+ Nhóm 2: Viết phóng sự về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở sông Nậm Tôn Quỳ Hợp trong thời gian qua?

+ Nhóm 3: Viết bản tin về hoạt động nổi bật ở huyện Quỳ Hợp trong tuần qua. + Nhóm 4: Viết bài giới thiệu về thắng cảnh Quỳ Hợp

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Cả nhóm cùng làm việc trao đổi thảo luận trong thời gian 3 ngày - Học sinh cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm

- Giáo viên và học sinh theo dõi, nhận xét và bổ sung

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Sản phẩm nhóm 1: Học sinh trình bày bằng văn bản nói có hình ảnh minh họa đã chuẩn bị trước ở nhà

Đóng vai dẫn chương trình dự báo thời tiết Nghệ An những ngày tới

- Sản phẩm của nhóm 2: Phóng sự về vấn đề ô nhiễm nguồn nước

Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG NẬM TÔN

Nếu ai đã một lần ngược quốc lộ 48C về Châu Quang Quỳ Hợp sẽ thấy nguồn nước sông Nậm Tôn luôn bị bao trùm bởi một màu đục ngầu, đỏ quạch. Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng đã khiến cho không có một loài sinh vật nào dưới sông có thể sống sót. Sông Nậm Tôn đang bị ô nhiễm nặng

Theo phản ánh của người dân, những ngày giữa tháng 11/2021, chúng tôi đã có mặt tại bờ sông để tìm hiểu sự việc. Đứng trên cầu Nậm Tôn, đoạn sát với chợ Chiều thị trấn Quỳ Hợp phóng tầm mắt về hai phía thượng nguồn và hạ nguồn, một hình ảnh đáng buồn đập vào mắt chúng tôi khi nguồn nước trên sông này có màu đỏ quạch, đục ngầu gây cảm giác… “rùng mình”. Xuống sát bờ sông, chúng tôi chứng kiến những lớp bùn đã đóng váng có màu vàng ngả đỏ bám phủ kín khắp nơi. Theo người dân nơi đây cho biết, sở dĩ nguồn nước sông Nậm Tôn có màu như vậy là vì do các hoạt động khai thác quặng thiếc ở phía thượng nguồn chảy ra. Khai thác thiếc ở các xã Châu Hồng, Liên Hợp và Châu Quang hầu hết nguồn nước đều chảy qua các hang đá caster rồi về xã Châu Quang, đổ ra sông Nậm Tôn sát Cụm công nghiệp nhỏ Châu Quang hợp về sông Dinh tại khu vực giáp ranh giữa thị trấn Quỳ Hợp và xã Châu Quang, Châu Đình.

“Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc nguồn nước các con sông, con suối ở huyện Quỳ Hợp bị ô nhiễm như vậy. Phải chăng do hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là khai thác quặng thiếc đã diễn ra từ hàng chục năm nay. Mặc dù người dân đã kiến nghị rất nhiều lần đến các cơ quan chức năng từ xã, huyện đến tỉnh nhưng không được giải quyết. Người dân chúng tôi đặc biệt lo lắng về nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp và nhất là nguồn nước sinh hoạt”

Kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An thì nguồn nước thô đầu vào của Trạm cấp nước Quỳ Hợp (khi đó nằm ở khu vực hai con sông Nậm Tôn và Nậm Huống nhập vào sông Dinh - PV) có thông số TSS, Asen và Crom vượt tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt có một thông số kim loại nặng là Asen vượt 1,3 lần so với quy chuẩn QCVN08MT:2015/BTNMTG cột A2…

Có thể nói, vấn đề ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở huyện Quỳ Hợp đã gây ra nhiều hệ luỵ, nhất là hệ luỵ về ô nhiễm môi trường cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đã hàng chục năm qua tình trạng trên vẫn chưa có dấu hiệu được giải quyết, giảm thiểu khiến người dân hết sức bức xúc.

Sông Nậm Tôn đứng từ cầu Nậm Tôn về phía làng Còn, xã Châu Quang

Màu nước luôn đục ngầu, đỏ quạch

Bản tin nổi bật về lễ hội âm thanh, ánh sáng huyện Quỳ Hợp

- Sản phẩm nhóm 4: giới thiệu về danh lam thắng cảnh Quỳ Hợp

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh cơ bản đã nắm vững kiến thức cơ bản về phong cách ngôn ngữ báo chí. Đặc biệt trong thời gian ngắn nhưng tinh thần làm việc nhóm của các em rất tích cực, mang lại những văn bản bổ ích, có tính thời sự, sinh động hấp dẫn. Biết các vận dụng vào rèn ngôn ngữ nói, đặc biệt khi cung cấp thông tin phải nói đúng, nói hay, nói sáng tạo, có khả năng hùng biện trước những vấn đề cuộc sống.

- Đồng thời rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ viết, viết đúng chính tả, viết hay hấp dẫn thu hút người đọc người nghe, đồng thời sáng tạo những văn bản báo chí sinh động. Hơn nữa tạo cho học sinh biết vận dụng vào nhiều kiểu văn bản trên cơ sở luyện tập.

- Nhóm 1: Đã biết cách làm MC phong thái tự tin, trình bày rõ ràng mạch lạc tuy nhiên cần trình bày gọn hơn nữa.

- Nhóm 2: Đã biết cách viết phóng sự, hình ảnh rõ nét, chính xác, hấp dẫn. - Nhóm 3: Biết cách trình bày một bản tin kết hợp với những hình ảnh rõ nét, thông tin kịp thời chính xác, có thời gian địa điểm rõ ràng

- Nhóm 4: Biết cách giới thiệu quảng bá cảnh đẹp quê hương với những hình ảnh đẹp từ nhiều góc độ và thời gian, chứng tỏ các em đã biết ứng dụng công nghệ thông tin vào văn bản. Song bài viết cần cô đọng hơn.

- Với phương pháp này đã mang lại được niềm hứng thú cho học sinh và phát huy được kĩ năng nói và viết trong giao tiếp.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS biết cách viết các loại văn bản bảo chí trong đời sống

b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ về nhà: Viết các bản tin về điểm nổi

bật trong tuần qua, làm bài tập SGK

c) Sản phẩm: Bài làm của HS thực hiện nhiệm vụ ở mục Nội dung.

d) Tổ chức thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.

5. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - GV giao nhiệm vụ:

+ Tìm thêm những văn bản báo chí khác và tập viết các văn bản

+ So sánh ngôn ngữ, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí với các đặc trưng phong ngôn ngữ nghệ thuật và đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt

+ Sưu tầm, chia sẻ những văn bản ý nghĩa, sử dụng từ ngữ hay, đúng. - Dặn dò: Soạn bài mới

6. Kết quả thực nghiệm *Sau thực nghiệm:

Lớp đối chứng

STT Lớp Trường THPT

1 11A3, 11D3 Quỳ Hợp 2 11A1, 11A2 Quỳ Hợp 3 Lớp thực nghiệm:

STT Lớp Trường THPT

1 11C,11A2 Quỳ Hợp 2 11C1, 11C2 Quỳ Hợp 3

Sau khi thực nghiệm đề tài tại các lớp (11C, 11A2 (Trường THPT Quỳ Hợp); 11C1, 11C2 (Trường THPT Quỳ Hợp 3), tôi tiếp tục cho nhóm lớp đối chứng và nhóm lớp thực nghiệm bài kiểm tra đánh giá năng lực như sau: Đề kiểm tra

Lớp 11: Đề kiểm tra sau tiết học: Phong cách ngôn ngữ báo chí:

Vừa qua, ngày 26.03.2022, Đoàn trường đã phát động nhiều phong trào kỉ niệm ngày thành lập Đoàn. Hãy tìm hiểu và viết bản tin về chương trình này.

(Yêu cầu: Bản tin phải đúng hình thức, nội dung đầy đủ, súc tích, ngắn gọn, chính xác về các phong trào)

*Kết quả thu được

Lớp đối chứng

- 11A3, 11D3 (Trường THPT Quỳ Hợp) và lớp 11A1, 11A2 (trường THPT Quỳ Hợp 3) học sinh chưa biết cách tạo lập văn bản nói và viết, văn bản còn rườm rà, chưa đúng đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí, nhiều thông tin chưa chính xác, thiếu địa điểm thời gian

Lớp thực nghiệm

- 11C, 11A2 (Trường THPT Quỳ Hợp), Lớp 11C1, 11C2 (Trường THPT Quỳ Hợp 3) Học sinh nhanh chóng tạo lập được bản tin theo yêu cầu về hình thức và nội dung, bài viết đúng các thể loại ngôn ngữ báo chí, sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.

*Kiểm chứng kết quả thực hiện

- Kết quả các bài kiểm tra lớp đối chứng và lớp thực nghiệm và

+ Lớp đối chứng: 11A3, 11D3 (THPT Quỳ Hợp) và lớp 11A1, 11A2 (THPT Quỳ Hợp 3) học sinh chưa biết cách viết bản tin theo đặc trưng thể loại được khoảng 10 em cơ bản đã biết cách viết bài, biết thuyết trình

+ Lớp thực nghiệm: 11C, 11A2 (THPT Quỳ Hợp), Lớp 11C1, 11C2 (THPT Quỳ Hợp 3) đa số học sinh hiểu sâu kiến thức và nhanh nhanh chóng biết cách ứng dụng vào các loại bản tin, đạt hiệu quả cao trong kĩ năng nói, viết với số lương khá cao

Bảng thực nghiệm Năm học 2020-2021 Nhóm lớp thực nghiệm Nhóm lớp đối chứng ĐIỂM Điểm bài ktra trước tác động (SL HS) % Điểm bài kiểm tra sau tác động (SL HS) % Điểm bài kiểm trước tác động (SL HS) % Điểm bài kiểm tra sau tác động (SL HS) % >=9 8 6,1% 18 13,8% 0 0 % 0 0% 8,1- 8,9 10 7,8% 25 19,2% 4 7,0 % 2 1,6% 7-8 40 30,8% 67 51,6% 30 13,9 % 20 16% 5-7 50 38,4% 20 15,4% 51 34,7% 45 36% <=5 22 16,9% 0 0% 40 44,4% 58 46,4%

Tại lớp đối chứng (Các lớp không tác động)

Trong bài khảo sát trước tác động nhận thấy: Số lượng HS đạt từ 8-9 điểm còn ít (4 em chiếm 7,0%). Có đến 30/125 em đạt điểm 7 - 8 (chiếm tỉ lệ 13,9%), điểm 5- 7 chiếm 51/125 em (chiếm tỉ lệ 34,7%), bị dưới điểm trung bình chiếm số lượng cũng tương đối nhiều 40/125 em, (chiếm 44,4%).

Trong bài kiểm tra sau tác động nhận thấy: Vẫn chưa có HS đạt điểm 9. Điểm số chủ yếu mà HS đạt được vẫn chỉ dừng ở mức từ 5-7 điểm (45/125 em chiếm đến 36%). Và đặc biệt số lượng dưới trung bình là quá nhiều 58/125 em (chiếm 46,4%).

Tại lớp thực nghiệm:

Trong bài khảo sát trước tác động nhận thấy: Số học sinh đạt trên 9 điểm 8/130 nghĩa là rất ít. Điểm số học sinh đạt được nhiều nhất vẫn ở mức trung bình từ 5-7 điểm (chiếm 38,4%). Còn 22 em dưới điểm trung bình chiếm 16,9%

Trong bài kiểm tra sau tác động nhận thấy: kết quả thu được rất khả quan. Đã có 18/130 em đạt trên 9 điểm (tăng 10 em so với trước tác động) chiếm tỉ lệ 13,8%. Có đến 25/130 em đạt từ 8-9 điểm (chiếm 19,2%), kết quả này tăng hơn nhiều so với bài kiểm tra trước tác động (chỉ đạt 10 em có điểm từ 8-9 điểm). Điểm 7 - 8 có đến 76/130 em chiếm tỉ lệ 51,6%. Không còn em nào bị dưới điểm trung bình nữa, điều nay chứng tỏ việc ứng dụng đã có phần khả quan.

Qua kết quả khảo sát ở năm học này thêm một lần nữa cho thấy, những giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng nói và viết trong dạy học tiếng Việt cho học sinh đã hiệu quả. Tin rằng, đây sẽ là động lực lớn để tôi cố gắng áp dụng đại trà ở nhiều lớp nhiều trường trên địa bàn huyện Quỳ Hợp nói riêng và các trường THPT trong tỉnh Nghệ An nói chung đồng thời còn mang lại kết quả tích cực hơn nữa trong quá trình dạy học.

Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm: nhìn mặt bằng và tỉ lệ thì điểm lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tỷ lệ bài kiểm tra đạt loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.

C. KẾT LUẬN 1. Đóng góp của đề tài

1.1. Tính mới

Rèn kĩ năng giao tiếp cho HS thông qua 2 kĩ năng nói và viết là SKKN bản thân tôi là hình thành, áp dụng trong dạy học có tính hệ thống. Chưa có một tài liệu nào trong quá trình thực hiện chương trình hiện hành đi sâu vào rèn năng lực giao tiếp cho HS thông qua 2 kĩ năng nói và viết. Phải đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai thực hiện cho năm học 2022 - 2023 mới áp dụng đồng bộ phương pháp này. Như vậy trong quá trình thực hiện chương trình hiện hành, bản thân tôi đã có nhiều đổi mới để tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong dạy học Ngữ Văn.

Đặc biệt ở địa bàn miền núi Quỳ Hợp đây là sáng kiến đầu tiên của cá nhân được hình thành, thể nghiệm từ năm học 2021 - 2022, kiểm nghiệm trong quá trình thực hiện, đúc rút thành sáng kiến và áp dụng triển khai trong dạy học Ngữ Văn ở Trường THPT Quỳ Hợp.

Đây là đề tài đã được nghiên cứu, thực nghiệm thành công và đúc rút từ kinh nghiệm có tính thực tiễn cao được triển khai trên ba cơ sở giáo dục. Đề tài đã kế thừa nhiều thành tựu trong nỗ lực rèn luyện năng lực giao tiếp của học sinh qua bốn kĩ năng nghe, nói đọc viết qua việc dạy học phần tiếng Việt ở một số tài liệu. Từ đó tìm ra một hướng đi mới trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này khi dạy học tiếng Việt cho học sinh THPT.

1.2. Tính khoa học

Đề tài được triển khai trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Đặc biệt trong quá trình khảo sát, bản thân đã thiết kế các phiếu điều tra để tổng hợp, đánh giá, nhận xét và khái quát vấn đề. Các số liệu đưa ra được lấy từ thực tiễn. Đánh giá kết quả của đề tài cũng được xây dựng trên một số tiêu chí theo các mức độ phù hợp với trình độ, đối tượng HS ở địa bàn Quỳ Hợp nói riêng và Nghệ An nói chung. Văn bản được trình bày theo phong cách khoa học, tính logic cao. Các tư liệu đưa vào có tính chất minh họa nhằm làm rõ thêm quá trình triển khai thực hiện của tôi.

Đề tài được trình bày bài bản, cẩn thận. Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng phù hợp và phát huy hiệu quả của nội dung đề tài. Ngôn ngữ trong sáng, tường minh; cấu trúc gọn, rõ, chặt chẽ, dẫn chứng khách quan, xác thực.

1.3. Tính hiệu quả

1.3.1. Phạm vi ứng dụng

Đề tài đã áp dụng thành công trong nhóm lớp 11 trường THPT Quỳ Hợp và nhóm lớp 11 Trường THPT Quỳ Hợp 3. Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi cho các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An.

1.3.2. Đối tượng ứng dụng

Đề tài áp dụng chủ yếu cho giáo viên và học sinh trong việc dạy - học phần tiếng Việt nói riêng, dạy và học phần Ngữ Văn THPT nói chung

1.3.3. Hiệu quả

- Với kĩ năng nói

+ Nói đúng với các yêu cầu sử dụng tiếng việt, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, dùng ngôn ngữ đúng với ngữ cảnh, cần nói phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng

+ Nói hay, rèn cho mình kĩ năng nói những lời hay ý đẹp, câu văn hay, giàu giá trị thẫm mỹ

+ Nói sáng tạo bằng những kĩ năng ngôn ngữ vốn có của mình để vận dụng các lời nói một cách sáng tạo, tạo các kĩ năng giao tiếp, có khả năng hùng biện trước mọi tình huống và ứng xử sáng tạo trước mọi ngữ cảnh

- Với kĩ năng viết:

+ Viết đúng chính tả về chữ viết nói chung, dùng các từ ngữ đúng với hình thức cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp trong tiếng Việt. Về ngữ pháp,

Một phần của tài liệu SKKN rèn NĂNG lực GIAO TIẾP CHO học SINH QUA HAI kĩ NĂNG nói VIẾT TRONG dạy học TIẾNG VIỆT môn NGỮ văn THPT (Trang 42 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)