Câu 1.A1.3: Dựa vào tiêu chí nào người ta chia vi khuẩn thành hai loại:vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm?
A. Thành tế bào B. Màng tế bào C. Nhân tế bào D. Chất nguyên sinh
Câu 2.A1.1: Vi khuẩn có những đặc điểm nào sau đây? (1) Cấu trúc tế bào đơn giản
28 (3) Kích thước bé nhỏ
(4) Vật chất di truyền là ADN dạng vòng (5) Nhân chưa có màng bao bọc
A. (1), (2) và (3) B. (1), (3) và (4), (5) C. (2), (3) và (4), (5) D. (1), (2) và (4), (5)
Câu 3.A2.1: Mỗi khi bạn An rửa rau sống, mẹ thường nhắc An sau khi rửa sạch bằng nước lã con phải ngâm rau trong nước muối pha loãng 10 phút. Hãy giải thích tại sao?
...
Câu 4.B1.1: Bạn Giang thường bị cảm cúm hay phải sử dụng kháng sinh. Sau mỗi đợt sử dụng kháng sinh, Giang thường có cảm giác chán ăn, đại tiện không bình thường, bạn ấy đi khám được bác sỹ khuyên bổ sung các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua, men vi sinh Probiotics để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tốt hơn. Hãy giải thích tại sao?
...
Hướng dẫn mã hóa bài 1:
Câu 1.A1.3: Mức đầy đủ: Đáp án: A. Thành tế bào
Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2.A1.1: Mức đầy đủ: Đáp án: B. (1), (3) và (4), (5)
Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3.A2.1: Mức đầy đủ: Trả lời được 2 ý:
- Rau sống nhiễm VSV có hại cho con người, nên dùng nước muối loãng rửa sạch.
- Học sinh giải thích được nước muối loãng gây ra phản ứng co nguyên sinh ở màng tế bào vi khuẩn (do nồng độ muối ở ngoài môi trường cao hơn trong tế bào vi khuẩn nên nước từ tế bào vi khuẩn đi ra. Kết quả vi khuẩn tách khỏi rau xanh, rau rửa sạch sẽ).
Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được 1 trong 2 ý trên
Mức không đạt: không trả lời được hoặc trả lời chưa chính xác.
Câu 4.B1.1: Mức đầy đủ:Trả lời được 2 ý:
29
đồng thời diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột gây ra chứng chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
- Dùng các thực phẩm giàu lợi khuẩn nhằm bổ sung lại các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thu tốt, nhanh phục hồi sức khỏe.
Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được 1 trong 2 ý trên
Mức không đạt: không trả lời được hoặc trả lời chưa chính xác.
Nhận xét: Các câu hỏi hướng đến sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức về cấu tạo và vai trò của vi khuẩn để giải thích các vấn đề trong thực tiễn, phát triển năng lực sáng tạo để bảo vệ sức khỏe con người.
Bài 2: NƯỚC - PHÂN TỬ QUYẾT ĐỊNH SỰ SỐNG
Theo nguồn gốc tiến hóa, sự sống xuất hiện đầu tiên ở nước, từ các giọt côaxecva… Điều đó chứng tỏ nước là chất làm nên sự sống, nước được xem là môi trường sinh học đầu tiên trên Trái Đất. Mọi sinh vật đều cần nước hơn bất cứ hợp chất nào khác.
Nước được cấu tạo gồm 1 nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, do độ âm điện của nguyên tử oxi lớn hơn độ âm điện của nguyên tử hidroneen cặp electron dùng chung bị kéo lệch về phía nguyên tử oxi làm cho nước có tính phân cực (vùng gần nguyên tử oxi tích điện âm, vùng gần nguyên tử hidro tích điện dương)
Tính phân cực của nước là đặc tính quan trọng quy định các chức năng của phân tử nước trong tế bào:
+ Nước dễ dàng hình thành liên kết hidro với các phân tử nước lân cận và cá phân tử phân cực khác tạo nên cột nước liên tục, có khả năng giữ nhiệt - ổn định nhiệt.
+ Nước trở thành dung môi lý tưởng hòa tan hầu hết các chất tan.
+ Nước điều hòa thân nhiệt, điều hòa không khí, trong cơ thể nước chiếm 70%- 90% trọng lượng khối lượng tế bào, cơ thể.
Nguồn sách Bồi dưỡng HSG - Sinh học 10 của tác giả Nguyễn Khắc Nghệ, Trần Mạnh Hùng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (2017)
30
Câu 1.A1.3: Do lực hút tĩnh điện giữa O và H tạo nên tính phân cực của các phân tử nước, từ đó nước có tính chất vật lý quan trọng nào?
A. Dẫn nhiệt và dẫn điện
B. Nhiệt dung riêng lớn có khả năng tỏa nhiệt và bốc hơi cao C. Có khả năng hòa tan các chất phân cực khác
D. Tất cả các tính chất trên
Câu 2.A1.1: Tại sao nhện có thể đi lại trên mặt nước dễ dàng mà không bị chìm? (1) Do sức căng bề mặt của nước
(2) Do chân nhện được bao bọc bởi các chất kị nước (3) Do trọng lượng cơ thể nhẹ
(4) Do nước có khả năng kết dính
A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (2) và (4) D. (3) và (4)
Câu 3A1.1: Khi nước đá tan chảy thành nước, các phân tử nước di chuyển tự do hơn trong trạng thái lỏng, điều này có được là do:
A.Liên kết hidro giữa các phân tử nước bền vững
B.Liên kết hidro giữa các phân tử nước luôn bị phá hủy và được hình thành C.Liên kết cộng hóa trị của nước bền vững
D.Tất cả đều sai
Câu 4.B1.1 Tại sao bệnh nhân bị tiêu chảy thường được bác sỹ cho bù nước bằng dung dịch nước muối và đường?
...
Câu 5. B3.1: Dựa vào cấu tạo hóa học và đặc tính của nước, em hãy giải thích các hiện tượng sau:
a. Rau củ quả muốn bảo quản lâu thì để trong ngăn mát của tủ lạnh chứ không để vào ngăn đá.
b.Khi người đang ra mồ hôi mà ngồi trước quạt thì cảm thấy mát lạnh. c. Giọt nước thường có hình cầu.
31
Hướng dẫn mã hóa bài 1: Câu 1.A1.3:
Mức đầy đủ: Đáp án: D. Tất cả các tính chất trên
Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2.A1.1:
Mức đầy đủ: Đáp án: A. (1) và (2)
Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3.A1.1:
Mức đầy đủ: Đáp án: B. Liên kết hidro giữa các phân tử nước luôn bị phá hủy và được hình thành
Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4.B1.1: Mức đầy đủ: Trả lời được 3 ý
- Bệnh nhân tiêu chảy hoặc vận động viên bị mất nước nhiều.
- Sử dụng dung dịch có hai loại chất tan trên vì chúng cùng được vận chuyển vào tế bào nhờ một loại protein mang.
- Các chất tan này sẽ được các protein đồng vận chuyển vào tế bào ruột - vào máu làm tăng áp suất thẩm thấu của máu, máu sẽ hút nước từ dịch mô và ruột gây ra dòng nước từ ruột non vào máu, bù nước cho bệnh nhân.
Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được 1 hoặc 2 trong 3 ý trên
Mức không đạt: không trả lời được hoặc trả lời chưa chính xác.
Câu 5.B3.1:
Mức đầy đủ:Trả lời được các ý sau:
a. Khi để rau củ quả trong ngăn đá, nước ở trạng thái rắn, toàn bộ các liên kết hidro giữa các phân tử nước đều là mạnh nhất (các liên kết bị kéo căng) - phân tử nước phân bố trong cấu trúc mạng lưới chuẩn làm cho thể tích nước đá trong tế bào tăng lên, phá vỡ tế bào rau củ bị hỏng.
b. Mồ hôi được tiết ra dưới dạng lỏng, khi có gió, nó sẽ nhanh chóng bay hơi, quá trình bay hơi sẽ thu nhiệt rất lớn.Sự thu nhiệt của nước khi bay hơi sẽ làm cho bề mặt của cơ thể giảm nhiệt độ - da có cảm giác mát lạnh.
32
c. Giọt nước có hình cầu vì: nước có tính phân cực, các phân tử nước hình thành liên kết hidro với nhau tạo nên mạng lưới nước.Các phân tử nước ở bề mặt tiếp xúc với không khí hút nhau và bị các phân tử ở phía trong hút tạo nên lớp màng phim mỏng, liên tục ở bề mặt.
Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được 1hoặc 2 trong 3 ý trên
Mức không đạt: không trả lời được hoặc trả lời chưa chính xác.
Nhận xét: Các câu hỏi hướng đến sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức về cấu tạo và vai trò của nước để giải thích các vấn đề trong thực tiễn, phát triển năng lực kiến thức liên môn (hóa sinh) để giải thích các tình huống cụ thể, sáng tạo và bảo vệ sức khỏe con người.
Bài 3: LỤC LẠP - TRUNG TÂM QUANG HỢP CỦA TẾ BÀO
Lục lạp chỉ có ở loại tế bào thực hiện chức năng quang hợp. Ví dụ: cây lúa chỉ có lục lạp ở tế bào mô dậu của lá lúa.
Lục lạp phần lớn có hình hạt đậu hoặc hình elip, màng kép lipoprotein, cả hai màng đồng nhất trơn nhẵn. Chất nền (Stroma) là khối chất bên trong có rất nhiều hạt riboxom, các hạt tinh bột, các hạt hình tấm grana. Mỗi hạt grana gồm hệ thống túi dẹt (màng thilacoit) xếp chồng lên nhau. Trong màng thilacoit có chứa phức hệ ATP- synthetaza, các sắc tố quang hợp (clorophyl a, b, các carotenoit).Các phân tử clorophyl tập hợp thành phức hệ gồm khoảng 200 phân tử hoạt động như một dàn ăngten thu nhận poton ánh sáng gọi là phức hệ ăngten. Mỗi phức hệ ăngten tập trung năng lượng vào 2 phân tử clorophyl a đặc biệt gọi là trung tâm phản ứng (ở hệ quang hóa I-P700 và ở hệ quang hóa II-P680). Trung tâm phản ứng liên kết với các chất nhận electron và chất cho electron trong dãy truyền electron ở hệ quang hóa. Chất nền lục lạp có ADN trần dạng vòng, các loại ARN, riboxom và các enzim tổng hợp glucozo của chu trình Canvin.
Lục lạp mới được sinh ra từ lục lạp mẹ có sẵn bằng cách phân đôi, do lục lạp có hệ thống di truyền và bộ máy tổng hợp protein độc lập với tế bào.
33 loài vi khuẩn lam trong tế bào.
Nguồn sách Bồi dưỡng HSG -Sinh học 10 của tác giả Nguyễn Khắc Nghệ, Trần Mạnh Hùng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (2017)
Câu 1. A2. 3: Trong các bào quan có trong tế bào nhân thực hãy cho biết: a. Những bào quan nào chứa đồng thời protein và axit nucleic?
b. Những bào quan thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng cho tế bào? c. Những bào quan nào chứa màng đơn?
...
Câu 2.A2.1: Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp có hai lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng hệ thống túi dẹt được gọi tilacoit. Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
Hình 2.3. Quá trình oxi hóa H2O (pha sáng) và quá trình khử CO2 (pha tối)
Nam cho rằng ở tế bào thực vật lục lạp mới là trung tâm năng lượng của tế bào chứ không phải ty thể. Em có đồng ý với ý kiến của Nam không? Tại sao?
...
Câu 3.B1.3: Lá cây trồng ngoài sáng với lá cây cùng loài trồng trong bóng râm thì tế bào lá của cây nào có nhiều lục lạp hơn? Giải thích?
...
34
tranh luận và giải thích câu hỏi: Tại sao phần lớn lá có màu xanh lục? *Bạn An nói:
- Do trong tế bào lá cây chứa nhiều lục lạp (cứ 1mm có khoảng 40 vạn lục lạp, trong lục lạp chứa diệp lục tạo nên chất xanh của lá)
- Mặt khác lục lạp chỉ hấp thụ ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím, không hấp thụ ánh sáng xanh lục nên phản chiếu lại màu xanh lục cho lá cây.
*Bạn Tâm lại giải thích rằng: Do lục lạp có trong các tế bào của lá chứa sắc tố diệp lục clorophyl a chủ yếu hấp thụ ánh sáng xanh lục nên phản quang cho lá màu xanh lục.
Theo em bạn nào đúng?
...
Hướng dẫn mã hóa bài 1:
Câu 1.A2.3: Mức đầy đủ: Trả lời được các ý: a. Gồm: nhân tế bào, ti thể, lục lạp và riboxom. + Nhân tế bào có ADN(nhiễm sắc thể), ARN. + Ti thể, lục lạp có ADN dạng vòng
+ Riboxom được cấu tạo từ rARN và protein. b. Đó là bào quan ti thể và lục lạp.
c. Đó là các bào quan: Lưới nội chất, bộ máy gongi, lizoxom, peroixom, glioxixom, không bào.
Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được 1 hoặc 2 trong 3 ý trên
Mức không đạt: Không trả lời được hoặc trả lời chưa chính xác.
Câu 2.A2.1: Mức đầy đủ:Nêu đủ 2 ý sau -Không đồng ý với ý kiến của Nam
-Lục lạp chỉ có vai trò đồng hóa, biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành tinh bột dự trữ, mà không tạo năng lượng ATP ngay.
Mức không đầy đủ: Học sinh chỉ trả lời được 1 trong 2 ý kiến trên.
35
Câu 3.B1.3:
Mức đầy đủ: Trả lời được 2 ý:
- Lá cây trồng ngoài sáng với lá cây cùng loài trồng trong bóng râm thì tế bào lá của cây trồng ngoài sáng có nhiều lục lạp hơn lá cây cùng loài trồng trong bóng râm
- Vì cây trồng ngoài sáng có cường độ quang hợp mạnh hơn, số lượng diệp lục a cao hơn, lá cây cùng loài trồng trong bóng râm lục lạp ít hơn, lượng diệp lục b cao hơn nên lá mỏng có màu xanh đậm hơn.
Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được 1 trong 2 ý trên
Mức không đạt: Không trả lời được hoặc trả lời chưa chính xác.
Câu 4.A2.3:
Mức đầy đủ: Lựa chọn câu trả lời, giải thích của bạn An là đúng, bạn Tâm hiểu nhầm.
Mức không đạt: không trả lời được hoặc trả lời của bạn Tâm.
Nhận xét: Các câu hỏi hướng đến sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức về cấu tạo và vai trò của lục lạp để giải thích các vấn đề trong thực tiễn, phát triển năng lực kiến thức liên môn (hóa sinh) để giải thích các tình huống cụ thể, năng lực so sánh, quan sát các vấn đề xung quanh.
Bài 4: CHẤT BÉO [14]
Chất béo bao gồm một nhóm các
hợp chất hòa tan trong các dung môi hữu cơ và thường không hòa tan trong nước. Về mặt hóa học, chất béo là triglycerides, este của glycerol và một vài loại axit béo. Chất béo rất cần thiết để kiến tạo màng tế bào, tổng hợp chất xám của hệ thần kinh, tổng hợp các hormon thượng thận và sinh dục, hấp thu vận chuyển các sinh chất, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu A, D, E, K...
36
chất đạm hay đường chỉ cho 4 calo thì chất béo cho gấp đôi, đến 9 calo... Nó là một trong bốn thành phần cơ bản của bữa ăn, đó là: đường, đạm, chất béo và khoáng - vitamin. Chất béo có nhiều trong thành phần thịt, mỡ của các loại động vật mà chúng ta hay ăn thường ngày như lợn, bò..., hay trong thành phần của các loại thực vật như bơ, dừa, lạc... Theo các kết quả nghiên cứu cho rằng nếu bạn ăn quá nhiều chất béo có thể là nguyên nhân dẫn đến béo phì, thừa cân. Do đó cung cấp đầy đủ một lượng chất béo phù hợp cho cơ thể trong bữa ăn là rất cần thiết để đảm bảo duy trì đủ dinh dưỡng và năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Câu 1.B1.3: Trong lúc nấu ăn tay bạn Lan dính các vết dầu mỡ. Lan rửa tay với nước mãi mà vết dầu mỡ đó không hết sạch được. Mẹ Lan bảo: “con hãy lấy xà phòng để rửa thì mới sạch”. Lan không hiểu tại sao xà phòng lại có thể làm sạch các vết dầu mỡ. Em hãy giúp Lan giải thích điều này?
...
Câu 2.B3.1: Mẹ Lan là bác sỹ chuyên khoa tim mạch, do đó mẹ luôn chú ý tới sức khỏe của mọi người trong gia đình, đặc biệt là ông bà. Để đảm sức khỏe tim mạch cho ông bà mẹ thường xuyên sử dụng các loại dầu ăn được chiết xuất từ thực vật như dầu lạc, dầu đậu nành và hạn chế dùng mỡ động vật. Theo em dựa vào cơ sở khoa học nào mà mẹ của Lan lại xây dựng chế độ ăn cho người già như vậy
...
Câu 3.A1.3: Những chú gấu trắng sống ở vùng Bắc cực ngoài bộ lông dày hoàn hảo