Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Sử dụng câu hỏi, bài tập và bài tập tình huống liên quan đến thực tiễn
2.3.1. Câu hỏi, bài tập
- Khái niệm về câu hỏi, bài tập
đề nào đó cần được giải quyết là câu hỏi. Trong dạy học, câu hỏi thường được sử dụng vào các mục đích khác nhau ở các khâu dạy học khác nhau. Câu hỏi sẽ đưa ra các tình huống về mặt lý thuyết hoặc thực tiễn có chứa đựng các mâu thuẫn biện chứng giữa kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo đã biết với cái chưa được biết, nó sẽ kích thích khiến cho HS phải động não, suy nghĩ tìm cách để giải quyết đó là câu hỏi có vấn đề.
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: “Bài tập là những bài GV ra cho HS làm để giúp các em tập vận dụng những điều đã học”. Bài tập chính là những yêu cầu của GV mà HS nhận được và bắt buộc phải giải quyết bằng những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp giải các bài tập.
Bài tập mà GV sử dụng để giúp HS hình thành được các kiến thức mới được gọi là bài tập nhận thức. Và nó cũng chỉ trở thành bài tập nhận thức khi các mâu thuẫn khách quan trong các bài tập đó được HS xem như là một vấn đề, qua đó HS có thể dựa vào những kiến thức đã có và tự lực giải bài tập, nhằm lĩnh hội kiến thức.
- Vai trò của câu hỏi, bài tập trong rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn
Thông thường, GV sử dụng câu hỏi, bài tập nhằm tạo ra những tình huống khác nhau để tổ chức hoạt động dạy học.
Hệ thống CH - BT cho phép GV biến những kiến thức "tường minh" của SGK thành những nội dung mà HS cần phải khám phá, tìm tòi.
Như vậy, CH - BT chính là công cụ để GV rèn luyện các biện pháp logic, cách lập luận logic cho HS.
Ngoài ra, CH - BT nó còn có giá trị trí dục, phát triển năng lực nhận thức của HS. Hệ thống CH - BT có vai trò chủ đạo, nhằm định hướng khả năng tư duy của HS, giúp các em HS phát hiện ra được bản chất, qui luật của các sự vật, hiện tượng.
Không những thế, CH - BT còn là công cụ hiệu quả nhất để thu nhận thông tin theo hai hướng:
+ Hướng ngược ngoài: Giúp cho GV nhận biết được khả năng tiếp thu kiến
thức của HS để từ đó điều chỉnh phương pháp cho phù hợp.
+ Hướng ngược trong: Bằng cách giải quyết những câu hỏi, bài tập mà GV
đưa ra, HS có thể "đo" được trình độ của chính mình để từ đó tự điều chỉnh làm sao đạt được kết quả cao nhất trong học tập.
2.3.2. Bài tập tình huống
- Khái niệm bài tập tình huống
BTTH là những tình huống hay xảy ra trong quá trình dạy học, nó được cấu trúc ở dạng bài tập. Trong quá trình dạy học, những tình huống được GV đưa ra thường là tình huống giả định hay tình huống thực nó đã xảy ra trong thực tiễn dạy
học của môn học ở phổ thông. HS phải giải quyết được những tình huống đó, một khi giải quyết được các tình huống đó thì một mặt sẽ giúp HS hình thành được kiến thức mới, đồng thời giúp củng cố và khắc sâu hơn kiến thức đã học. Việc rèn luyện kỹ năng trong dạy học, thì BTTH nó vừa là phương tiện, nhưng cũng là công cụ, đồng thời là cầu nối giao tiếp giữa GV và HS.
- Vai trò bài tập tình huống
Sử dụng BTTH trong dạy học, được xem là phương pháp có thể kích thích sự tham gia tích cực của HS vào quá trình học tập, phát triển các kỹ năng tư duy như kỹ năng phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hoá,...cho HS ở mức cao nhất. Đồng thời, việc sử dụng BTTH còn tăng cường khả năng suy nghĩ một cách độc lập, mang tính sáng tạo, HS sẽ tiếp cận tình huống dưới nhiều gốc độ; cho phép HS phát hiện ra các giải pháp để giải quyết những tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh các nhận thức, hành vi cũng như kỹ năng của HS.