Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG câu hỏi, bài tập và bài tập TÌNH HUỐNG để rèn LUYỆN kỹ NĂNG vận DỤNG KIẾN THỨC vào THỰC TIỄN CHO học SINH TRONG dạy học PHẦN CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật, SINH học 11 (Trang 37 - 39)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

3.2.1. Nội dung thực nghiệm

Tôi tiến hành biên soạn 3 giáo án của 3 bài thuộc phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật, Sinh học 11 có sử dụng các biện pháp rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn đã thiết kế ở chương 2, thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Bảng thống kê các bài thực nghiệm

STT Tên bài Số tiết Chú ý

1 Bài 16. Tiêu hóa ở Động vật(tt) 1

2 Bài 19. Tuần hoàn máu 1

3 Bài 20. Cân bằng nội môi 1

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm diễn ra ở trường THPT Tân Kỳ 3 ở 3 lớp với số lượng 119 HS (thực nghiệm theo phương pháp không có lớp đối chứng).

3.2.2.1. Địa bàn thực nghiệm sư phạm

Tôi đã tiến hành TN ở trường THPT Tân Kỳ 3 thuộc huyện Tân Kỳ ở khối lớp 11.

Trường Lớp Sĩ số

THPT Tân Kỳ 3

11A7 40

11A5 40

11A9 39

3.2.2.2. Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 12/2021 đến tháng 1/2022 3.2.2.3. Bố trí thực nghiệm

Tôi tiến hành đánh giá KNVD kiến thức vào thực tiễn của HS thông qua việc sử dụng các biện pháp theo định hướng rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn tương ứng với 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi thực nghiệm: HS chưa được rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn qua việc sử dụng các biện pháp theo định hướng rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong giáo án; Giai đoạn trong thực nghiệm: HS đã và đang được rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn qua việc sử dụng các biện pháp theo định hướng rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong giáo án nhưng chưa được nhuần nhuyễn; Giai đoạn sau thực nghiệm: HS đã được rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn qua việc sử dụng các biện pháp theo định hướng rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong giáo án và đã được thực hiện nhuần nhuyễn KNVD kiến thức vào thực tiễn.

Tiến hành 3 lần kiểm tra nội dung kiến thức thuộc phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật

+ Lần 1 - Kiểm tra trước khi thực nghiệm (Trước khi dạy bài 16: Tiêu hóa ở Động vật)

+ Lần 2 - Kiểm tra trong khi thực nghiệm (Sau khi dạy bài 19: Tuần hoàn máu) + Lần 3 - Kiểm tra sau khi thực nghiệm (Sau khi dạy bài 20 : Cân bằng nội môi) Chấm điểm dựa trên các tiêu chí đánh giá. Cả 3 bài kiểm tra lần 1, lần 2 và lần 3 đều có sử dụng biện pháp theo định hướng rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn; thời gian làm bài tương đương nhau

Sau đó tiến hành đánh giá và so sánh kết quả (theo các tiêu chí) các bài kiểm tra của HS để nhận định tính hiệu quả và tính khả thi của quy trình thiết kế và sử dụng biện pháp theo định hướng rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho HS đã được đề xuất.

3.2.2.4. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành đánh giá mức độ đạt được qua kết quả 3 bài làm của HS.

- Lập bảng so sánh mức độ đạt được của từng tiêu chí ở các bài làm để đánh giá hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng các biện pháp theo định hướng rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học.

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG câu hỏi, bài tập và bài tập TÌNH HUỐNG để rèn LUYỆN kỹ NĂNG vận DỤNG KIẾN THỨC vào THỰC TIỄN CHO học SINH TRONG dạy học PHẦN CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật, SINH học 11 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)