Một số ví dụ minh họa cho việc sử dụng câu hỏi, bài tập liện quan đến

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG câu hỏi, bài tập và bài tập TÌNH HUỐNG để rèn LUYỆN kỹ NĂNG vận DỤNG KIẾN THỨC vào THỰC TIỄN CHO học SINH TRONG dạy học PHẦN CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật, SINH học 11 (Trang 27 - 37)

Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Một số ví dụ minh họa cho việc sử dụng câu hỏi, bài tập liện quan đến

đến thực tiễn để rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn theo quy trình đã đề xuất.

Ví dụ 1: dạy bài 16. Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

Bước 1: GV nêu bản chất, ý nghĩa của kỹ năng VDKT vào thực tiễn

Hoạt động vận dụng có nghĩa là sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Kỹ năng này sẽ giúp HS củng cố kiến thức đã học, kiểm chứng được kiến thức khoa học, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn một cách nhanh nhạy nhất.

Khi HS đã thành thạo, GV có thể bỏ qua bước này hoặc lồng ghép vào các bước 2, bước 3.

Bước 2: GV làm mẫu thông qua câu hỏi thực tiễn sau:

Thức ăn của thú ăn thịt và thức ăn của thú ăn thực vật khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau về đặc điểm thức ăn dẫn đến hệ tiêu hóa của chúng khác nhau như thế nào?

GV yêu cầu học sinh quan sát hình 16.1 và hình 16.2 A, B, Choàn thành phiếu học tập số 1:

Hình 2.1. Ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật

Hoàn thành phiếu học tập số 1:

Phiếu số 1: Đặc điểm cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật

Cơ quan Thú ăn thịt Thú ăn thực vật

Bộ răng Dạ dày Ruột non Manh tràng

Kết quả phiếu học tập: Hoàn chỉnh câu hỏi bước 1:

Thức ăn của thú ăn thịt mềm, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Thức ăn của thú ăn thực vật giàu chất xơ, cứng, khó tiêu hóa.

- Sự khác nhau về cơ quan tiêu hóa của 2 nhóm động vật:

Cơ quan Thú ăn thịt Thú ăn thực vật

Bộ răng Sắc nhọn, răng nanh, răng hàm rất phát triển để giữ mồi, xé thức ăn

Răng cửa hình nêm, răng hàm có mặt nhai rộng để nghiền thức ăn, trâu bò hàm trên biến thành tấm sừng để giật cỏ. Dạ dày Đơn, to Một ngăn hoặc 4 ngăn ở động vật nhai lại Ruột non Ngắn, nhỏ Dài, lớn

Manh tràng Không phát triển Rất phát triển

Bước 3: Tổ chức các hoạt động để HS rèn luyện kỹ năng VDKT thông qua

Bài tập

Vì sao trâu, bò, ngựa, thỏ tiêu hóa được thực vật trong khi đó con người thì không?

Vì sao người ta gọi trâu, bò là động vật nhai lại? Để tổ chức cho HS rèn luyện kỹ năng, GV: - Chia nhóm

- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Chiếu hình 16.2 SGK phóng to

- Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2

Phiếu số 2: Qúa trình trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thực vật

Cơ quan Thú ăn thực vật

Miệng Dạ dày Ruột non Manh tràng

Bước 4: HS thảo luận, thu thập kiến thức gải quyết vấn đề, thực hiện kỹ năng VDKT

Các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến, lập luận, thống nhất ý kiến Bước 5: Báo cáo, rút ra kết luận, hoàn thiện kỹ năng

Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhân xét lẫn nhau

GV nhận xét đánh giá mỗi nhóm rút ra kết luận, chính xác kiến thức, hoàn thiện kỹ năng.

Đáp án phiếu số 2: Qúa trình trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thực vật

Cơ quan Thú ăn thực vật

Miệng Thức ăn nhai qua loa( động vật nhai lại)

Dạ dày Tiêu hóa cơ học, tiêu hóa sinh học nhờ hệ vi sinh vật, tiêu hóa hóa học Ruột non Tiêu hóa hóa học

Manh tràng Tiêu hóa sinh học nhờ hệ vi sinh vật Kết luận:

trong dạ cỏ(trâu,bò…) và trong manh tràng (của thỏ, ngựa). Các Vi sinh vật này tiết ra enzimphân giải xenlulozo. Trong khi đó con người không có hệ Vi sinh vật này. Do đó không thể tiêu hóa được thực vật.

- Qúa trình tiêu hóa thức ăn ở trâu, bò:

- Thức ăn được nhai qua loa ở miệng rồi nuốt vào dạ cỏ, ở đây thức ăn được trộn với nước bọt và vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào tiết enzim tiêu hóa xenlulozo và các chất hữu cơ khác có trong cỏ.

- Sau 30 phút thức ăn được lên men ở dạ cỏ đưa sang dạ tổ ong và ợ lên miệng để nhai kỹ lại.

- Thức ăn sau khi được nhai kỹ cùng với Vi sinh vật được đưa vào dạ lá sách hấp thụ bớt nước và chuyển xuống dạ múi khế.

- Dạ múi khế tiết ra enzim tiêu hóa protein có trong cỏ và bản thân Vi sinh vật.

- Thức ăn tiếp tục xuống ruột non được tiêu hóa và hấp thụ như ở động vật ăn thịt.

Như vậy, gọi trâu bò là động vật nhai lại vì thức ăn vào miệng không được nhai kỹ mà chuyển xuống dạ cỏ lên men nhờ hệ Vi sinh vật. Sau đó chuyển qua dạ tổ ong rồi ợ lên miệng. Lúc này thức ăn mới được nhai kỹ.

Từ hoạt động VDKT vào thực tiễn mà HS vừa lĩnh hội được kiến thức cần thiết vừa hoàn thiện được kỹ năng.

GV có thể yêu cầu HS vận dụng kiến thức để hoàn thiện thêm kỹ năng bằng một số bài tập sau:

- Tại sao, khi bò bị nhiễm bệnh thay vì cho bò uống thuốc kháng sinh người ta thường dùng thuốc kháng sinh tiêm trực tiếp vào máu.

Bài tập tình huống

Hệ thống răng của một nhóm động vật có đặc điểm: răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài và sắc nhọn, răng hàm to và có ít gờ. Một học sinh khẳng định động vật này thuộc nhóm thú ăn thực vật.

Em có nhận xét gì về kết luận của bạn HS trên? Giải thích.

Bài tập tình huống:

Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi bà con nông dân thường cho trâu bò ăn một lượng thức ăn rất lớn hoặc ủ rơm với urê cho trâu bò ăn. Cơ sở nào để bà con nông dân làm như vậy?

Ví dụ 2: Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn kỹ năng VDKT vào thực tiễn khi dạy mục III- Hoạt động của tim- Bài 19: Tuần hoàn máu

thực tiễn

Hoạt động vận dụng có nghĩa là sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Kỹ năng này sẽ giúp HS củng cố kiến thức đã học, kiểm chứng được kiến thức khoa học, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn một cách nhanh nhạy nhất.

Khi HS đã thành thạo, GV có thể bỏ qua bước này hoặc lồng ghép vào các bước 2, bước 3.

Bước 2: GV làm mẫu thông qua câu hỏi thực tiễn sau:

Tại sao khi tách ra khỏi cơ thể mà được cung cấp đủ ôxi, chất dinh dưỡng và nhiệt độ thích hợp thì tim vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng?

Chắc chắn không ít HS sẽ rất ngỡ ngàng khi biết điều này và nảy sinh mong muốn giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó.Từ nhu cầu này HS sẽ cố gắng hệ thống các kiến thức mà mình có được để giải quyết vấn đề.

Bước này GV yêu cầu HS cùng hợp tác để giải quyết vấn đề bằng các yêu cầu sau:

- Tìm hiểu sách giáo khoa mục III.1 Tính tự động của tim - Chiếu hình 19.1 hệ dẫn truyền tim phóng to

Hình 2.2. Hệ dẫn truyền tim

HS sau khi tìm hiểu sách giáo khoa và quan sát hình ảnh sẽ thu thập được một lượng thông tin cần thiết.

GV định hướng bằng các câu hỏi:

- Nêu các bộ phận của hệ dẫn truyền tim? - Hệ dẫn truyền tim hoạt động như thế nào? - Vì sao tim hoạt động tự động?

Sau khi tìm hiểu SGK và quan sát hình 19.1 phóng to HS thu thập được các kiến thức sau:

- Hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện, xung điện lan khắp thành cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co→ nút nhĩ thất→ bó His→ mạng Puôc kin→ cơ tâm thất co.

- Tim hoạt động tự động là nhờ hệ dẫn truyền tim tự phát ra xung điện. Hệ này hoạt động độc lập với hệ thần kinh.

Từ các kiến thức tiền đề nêu trên kết luận rút ra cho vấn đề thực tiễn là: Tim tách khỏi cơ thể nếu được cung cấp đủ ôxi, dinh dưỡng và nhiệt độ thích hợp vẫn co giãn nhịp nhàng là do tim có hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. Hệ này hoạt động tự động nhờ nút xoang nhĩ có khả năng phát xung điện tự động. Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện, xung điện lan khắp thành cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co→nút nhĩ thất→bó His→ mạng Puôckin→ cơ tâm thất co.

Từ việc làm mẫu của GV ở bước này HS có thể lĩnh hội được kiến thức và thao tác vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Bước 3: Để rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn chúng tôi cho HS làm bài tập tình huống sau:

Để tìm hiểu tính tự động của tim người ta làm thí nghiệm trên tim ếch và thu được kết quả như sau:

- Trường hợp 1: dùng chỉ thắt một nút giữa xoang tĩnh mạch và phần còn lại của tim, thấy xoang nhĩ tiếp tục co bóp, phần còn lại ngừng co. Sau một thời gian phần còn lại này co bóp trở lại song với nhịp chậm hơn so với nhịp co bóp của xoang nhĩ.

- Trường hợp 2: giữ nguyên nút thắt thứ nhất, tiến hành nút thắt thứ 2 giữa tâm nhĩ và tâm thất(hơi lệch về phía tâm thất), tâm thất ngừng co.

- Trường hợp 3: Tháo nút thắt một và hai tiến hành nút thắt thứ 3 ở mỏm tim thì phần trên nút thắt co bóp phần dưới nút thắt ngừng co.

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm nêu trên em hãy rút ra kết luận về tính tự động của tim?

Với bài tập tình huống này GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ.

Bước 4: Các nhóm thảo luận và tiến hành thực hiện kỹ năng VDKT

GV có thể sử dụng các câu hỏi để gợi ý cho các nhóm để thừng bước giải quyết vấn đề.

- Nêu thành phần của hệ dẫn truyền tim và vị trí của các bộ phận này? - Hệ dẫn truyền tim hoạt động như thế nào?

HS thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm

Bước 5: Báo cáo, rút ra kết luận, hoàn thiện kỹ năng - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm bổ sung nhận xét cho nhau

- GV nhận xét đánh giá, rút ra kết luận

Kết luận:

Nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất đều có vai trò tự phát xung điện nhưng nút xoang nhĩ đóng vai trò chủ đạo.

Xung điện lan đến nút nhĩ thất rồi lan đến các bộ phận còn lại của tim.

Xung điện sau khi đi qua mỏm tim rồi truyền xuống bó His sau đó mới truyền vào mạng Puôc kin. Mỏm tim co trước thành tâm thất nên máu được dồn triệt để vào động mạch.

HS tham khảo lời giải của GV đối chiếu với kết quả của nhóm tự rút ra điểm đạt và chưa đạt, tự lực làm lại và hoàn thiện kỹ năng.

GV có thể cho HS giải nhiều bài tập tương tự, nếu HS đã thành thạo có thể bỏ qua bước 1 và bước 2.

Ví dụ 3: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn khi dạy mục III. 2 Vai trò của gan- Bài 20 Cân bằng nội môi.

Bước1: GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kỹ năng VDKT vào thực tiễn

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mức cao nhất trong nhận thức theo thang Bloom. Việc VDKT vào thực tiễn sẽ giúp các em áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Không những thế khi có kỹ năng VDKT vào thực tiễn, HS sẽ là cơ sở để phát triển các năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác…

Bước 2: GV làm mẫu thông qua giải bài tập tình huống sau:

Bài tập tình huống( dạy- học vai trò của gan)

Một người không bị bệnh tiểu đường, không ăn uống gì để đi xét nghiệm máu. Khi xét nghiệm máu, bác sĩ thông báo nồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp. Bệnh nhân đó rất lo lắng. Nếu em là bác sĩ, em sẽ giải thích cho bệnh nhân đó như thế nào?

Với kiến thức đã biết ( tiền đề):

hoocmôn ở tuyến tụy là: insulin và glucagôn.

+ Khi nồng độ glucôzơ trong máu cao thì tuyến tụy tiết insulin chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen → giảm đường huyết.

+ Khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp thì tuyến tụy tiết glucagôn chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ → tăng đường huyết.

Kết luận:

- Bệnh nhân đó không nên lo lắng vì:

+ Tham gia điều hòa lượng glucôzơ trong máu có sự tham gia của 2 hoocmôn ở tuyến tụy là: insulin và glucagôn.

+ Khi nồng độ glucôzơ trong máu cao thì tuyến tụy tiết insulin chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen → giảm đường huyết.

+ Khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp thì tuyến tụy tiết glucagôn chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ → tăng đường huyết.

+ Do bệnh nhân không ăn uống nên hàm lượng glucôzơ trong máu giảm. Hàm lượng glucôzơ trong máu sẽ được gan bù lại nhờ chuyển glicôgen dự trữ thành glucôzơ. Vì thế khi xét nghiệm máu thì cho kết quả là nồng độ glucagôn cao, nồng độ insulin thấp.

Bước 3: Để rèn luyện kĩ năng VDKT vào thực tiễn, cho HS làm bài tập tình huống sau đây:

Bài tập tình huống: (Củng cố hay ôn tập cân bằng nội môi) Bạn Hùng lúng túng khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi sau:

Trong các bộ phận sau của người khi cắt bỏ cơ quan nào sau đây thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhiều hơn cả: Dạ dày, Túi mật, Tuyến tụy.

Bằng kiến thức tiêu hóa em hãy giúp bạn Hùng hoàn thành câu hỏi trên. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 5-7 người

* Bước 4: HS thảo luận toàn lớp, thực hiện kỹ năng VDKT vào thực tiễn: Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý như sau để giúp HS thảo luận có hiệu quả.

- Vai trò của dạ dày, tuyến tụy, túi mật với các quá trình sinh lý trong cơ thể - Hậu quả khi bị cắt dạ dày, tuyến tụy, túi mật.

- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến

- HS đại diện của các nhóm phát biểu và tranh luận. - Vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề

Sau khi HS nghiên cứu, trao đổi để giải bài tập tình huống, tôi tổ chức phân tích và thảo luận toàn lớp về tiền đề xuất phát, lập luận và kết luận.

Vận dụng kiến thức về tiêu hóa, cân bằng nội môi ở động vật:

- Dạ dày tiêu hóa thức ăn về mặt cơ học và tiết em zim pepsin tiêu hóa một phần prôtêin.

- Tụy là 1 tuyến tiêu hóa nó có chức năng vừa ngoại tiết vừa nội tiết.

- Chức năng ngoại tiết: Tiết ra các men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.Tuyến tụy sản xuất các men tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn.

- Chức năng nội tiết điều hòa glucozo trong máu: Tiết Hormon Glucagon (Làm tăng đường huyết) và Insulin (Làm giảm đường huyết).

- Mật do gan tiết ra, tuy nhiên nếu cắt túi mật thì mật có thể đổ vào tá tràng

Kết luận:

- Dạ dày tiêu hóa thức ăn về mặt cơ học và tiết em zim pepsin tiêu hóa một phần prôtêin.

- Tụy là 1 tuyến tiêu hóa nó có chức năng vừa ngoại tiết vừa nội tiết.

- Chức năng ngoại tiết: Tiết ra các men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Tuyến tụy sản xuất các men tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn.

- Chức năng nội tiết: Tiết Hormon Glucagon (Làm tăng đường huyết) và Insulin (Làm giảm đường huyết). Thức ăn không tiêu hóa được, đái tháo đường do không có Hormon Insulin…

- Còn nếu cắt bỏ túi mật thì: Vì túi mật là nơi chứa mật, còn tiết mật là do gan khi túi mật bị cắt mật có thể theo ống dẫn đổ vào tá tràng nên việc cắt túi mật

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG câu hỏi, bài tập và bài tập TÌNH HUỐNG để rèn LUYỆN kỹ NĂNG vận DỤNG KIẾN THỨC vào THỰC TIỄN CHO học SINH TRONG dạy học PHẦN CHUYỂN hóa vật CHẤT và NĂNG LƯỢNG ở ĐỘNG vật, SINH học 11 (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)