Bảng kiểm quan sát thái độ và KN của nhóm khi hợp tác nhóm

Một phần của tài liệu SKKN tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM để rèn LUYỆN NĂNG lực hợp tác CHO học SINH TRONG dạy học PHẦN bảo QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, lâm, THỦY sản CÔNG NGHỆ 10 THPT (Trang 37 - 43)

khi hợp tác nhóm Nhóm:... HS... ... HS... ... HS... ... HS... ... 1. Tập trung chú ý Chú ý Bình thường Chưa chú ý 2. Diễn đạt ý kiến Dễ hiểu, thuyết phục, hấp dẫn Bình thường

Khó hiểu, không thuyết phục

3. Lắng nghe

Chăm chú, ghi chép lại Bình thường Không chú ý 4. Phản hồi ý kiến Khéo léo, lịch sự Bình thường Gay gắt 5. Viết báo cáo Đầy đủ, khoa học Đầy đủ, chưa khoa học Chưa đủ

Bảng 2.7. Bảng kiểm quan sát thái độ và KN của nhóm khi hợp tác nhóm khi hợp tác nhóm Tiêu chí Nhóm... . Nhóm... . Nhóm... . Nhóm... . 1. Di chuyển Trật tự, nhanh, đúng nhóm Trật tự, chậm Lộn xộn, chưa đúng nhóm

2. Tính tích cực Rất tích cực Bình thường Chưa tích cực 3. Tranh luận

Sôi nổi, đúng mục tiêu Bình thường

Chưa đúng mục tiêu,

4. Giải quyết mâu thuẫn

Không có mâu thuẫn xảy ra

Giải quyết được mâu thuẫn

Không giải quyết được mâu thuẫn 5. Báo cáo Ngắn gọn, thuyết phục, hấp dẫn Bình thường Khó hiểu, dài dòng 6. Đánh giá Chính xác, công bằng Chưa chính xác ở một số tiêu chí Chưa chính xác, không công bằng 7. Thời gian làm việc

Trước thời gian quy định

Đúng thời gian quy định

Sau thời gian quy định

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tôi đã tiến hành phân tích cấu trúc, nội dung của phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT, qua đó xác định các mục tiêu HS cần đạt được khi học xong phần này, đặc biệt là mục tiêu rèn luyện các năng lực nói chung và NLHT nói riêng.

Bên cạnh đó, tôi đã đưa ra được quy trình thiết kế các HĐTN và tiến hành tổ chức các HĐTN để rèn luyện NLHT cho HS thông qua dạy học phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT.

Để thuận lợi cho việc đánh giá NLHT ở HS trong quá trình HĐTN, tôi dựa trên các nghiên cứu của một số nhà khoa học đã lựa chọn và đề xuất được hệ thông bộ tiêu chí và bộ công cụ đánh giá NLHT cho HS.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích của thực nghiệm

Mục đích của thực nghiệm là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra, đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của việc tổ chức các HĐTN để rèn luyện NLHT trong dạy học phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT.

3.2. Nội dung của thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2021- 2022. Tôi đã tiến hành tổ chức các HĐTN để rèn luyện NLHT cho HS theo quy trình đề ra. Nội dung được chọn trong phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT, cụ thể như sau:

TT Tên chủ đề Số tiết

Chủ đề 1 Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản 9 tiết + ở nhà 2 tuần

Các giáo án được thiết kế theo quy trình mà đề tài đã đề ra, có sử dụng các công cụ để rèn luyện NLHT cho HS. Sau khi thực nghiệm, tôi tiến hành đánh giá sự tiến bộ của HS về việc rèn luyện NLHT dựa trên cơ sở 7 tiêu chí của NLHT đã được tôi nghiên cứu và lựa chọn. Và đồng thời, tôi cũng đánh giá hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS khi học xong phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT.

3.3. Phương pháp thực nghiệm

3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm

Khi chọn đối tượng thực nghiệm, tôi lựa chọn một cách hoàn toàn ngẫu nhiên để đảm bảo tính chính xác, khách quan.

Lớp thực nghiệm do chính tác giả giảng dạy, theo nội dung chương trình của nhà trường, được đánh giá bởi cùng một hệ thống tiêu chí ở các giai đoạn đầu TN, giữa TN và cuối của TN.

3.3.2. Tiến hành thực nghiệm

Tôi tiến hành TN ở trường THPT Tân Kỳ 3, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Đây là một trong những ngôi trường có mức độ nhận thức của HS về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tương đối đồng đều và đều được học chương trình Công nghệ 10, tôi chọn ra một lớp để tiến hành TN theo mục tiêu (không

sử dụng lớp đối chứng). Lớp TN do chính tác giả dạy, được đánh giá bởi cùng

một hệ thống các tiêu chí ở các gia đoạn đầu TN, giữa TN và cuối TN.

đánh giá kết quả đạt được qua từng nội dung. Căn cứ vào mục tiêu TN, tôi đã xác định các nội dung cần đo và các công cụ đo tương ứng như sau:

+ Đánh giá hiệu quả rèn luyện NLHT của HS, tôi đã sử dụng bảng hỏi, bảng kiểm quan sát, phiếu phỏng vấn, phiếu đánh giá vào các giai đoạn đầu, giữa và cuối TN rèn luyện NLHT. Sử dụng các tham số là tỉ lệ % các mức độ chất lượng đạt được của mỗi tiêu chí.

+ Để đánh giá hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS, tôi đã sử dụng công cụ đo là kết quả 3 bài kiểm tra 1 tiết theo 3 mốc thời gian đầu, giữa và cuối của quá trình TN.

Kết quả, xử lí kết quả thực nghiệm

3.3.2.1. Về mặt định lượng

a.Về việc rèn luyện NLHT

* Kết quả định lượng tổng hợp:

Kết quả đánh giá định lượng 7 tiêu chí của NLHT ở 38 HS (lớp 10A1) sau khi TN dạy học theo hướng tổ chức các HĐTN để rèn luyện NLHT cho HS trong phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT như sau:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của NLHT của HS trong dạy học phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

- Công nghệ10 THPT

Tiêu chí Mức độ

Kết quả đạt được

Đầu TN Giữa TN Cuối TN

SL % SL % SL %

1. Biết tổ chức, phân công nhiệm vụ cho nhóm.

1 21 58,3 6 16,7 5 13,9

2 13 36,1 17 47,2 8 22,2

3 2 5,6 13 36,1 23 63,9

2. Biết xây dựng kế hoạch hợp tác

1 12 33,3 5 13,9 3 8,3

2 24 66,7 28 77,8 22 61,1

3 0 0 3 8,3 11 30,6

3. Lắng nghe và thấu hiểu các thành viên trong nhóm.

1 21 58,3 4 11,1 2 5,6

2 14 38,9 15 41,7 11 30,6

4. Biết trình bày ý kiến của bản thân hoặc báo cáo kết quả của nhóm.

1 20 55,6 5 13,9 2 5,6

2 15 41,7 17 47,2 9 25

3 1 2,8 14 38,9 25 69,4

5. Phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn.

1 11 30,6 7 19,4 1 2,8

2 21 58,3 11 30,6 10 27,8

3 4 11,1 18 50 25 69,4

6. Biết đánh giá bản thân và đánh giá người khác.

1 21 58,3 12 33,3 3 8,3

2 13 36,1 17 47,2 20 55,6

3 2 5,6 7 19,4 13 36,1

7. Biết lựa chọn, sắp xếp các ý kiến thảo luận của nhóm.

1 7 19,4 5 13,9 2 5,6

2 27 75 11 30,5 9 25

3 2 5,6 20 55,6 25 69,4

* Phân tích kết quả định lượng tổng hợp:

Qua bảng 3.1 chúng ta có thể thấy các tiêu chí của NLHT có sự tăng lên rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Tỉ lệ HS đạt được ở các mức độ của các tiêu chí trong giai đoạn đầu TN chủ yếu ở mức 1 và mức 2, đến giữa TN và cuối TN tỉ lệ HS đạt mức 3 tăng lên đáng kể.

Mặt khác, khi quan sát bảng 3.1 chúng ta còn thấy sự tăng không đều giữa các tiêu chí. Các tiêu chí tăng mạnh như tiêu chí 1, tiêu chí 3 và tiêu chí 7. Một số tiêu chí như tiêu chí 2, tiêu chí 6 có tăng nhưng ở mức độ thấp hơn, điều này có thể giải thích đây là các tiêu chí khó, HS cần có thời gian thêm để rèn luyện mới đạt được sự thành thạo.

Như vậy, có thể khẳng định rằng HS đã rèn luyện được NLHT và có thể đánh giá được năng lực này thông qua tổ chức các HĐTN mà tôi đã đề xuất và thực hiện trong đề tài.

b.Về hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS

Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy NLHT của HS không chỉ thể hiện qua hành vi, thái độ, tổ chức phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, thảo luận, chia sẻ... mà còn thể hiện qua kết quả học tập. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tôi không chỉ đánh giá sự tiến bộ về mặt rèn luyện NLHT của HS mà thông quá đó còn đánh giá về hiệu quả chiếm lĩnh tri thức của HS khi thực hiện các hoạt động học tập hợp tác.

Một phần của tài liệu SKKN tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM để rèn LUYỆN NĂNG lực hợp tác CHO học SINH TRONG dạy học PHẦN bảo QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, lâm, THỦY sản CÔNG NGHỆ 10 THPT (Trang 37 - 43)