Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm
Tôi tiến hành TN ở trường THPT Tân Kỳ 3, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Đây là một trong những ngôi trường có mức độ nhận thức của HS về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tương đối đồng đều và đều được học chương trình Công nghệ 10, tôi chọn ra một lớp để tiến hành TN theo mục tiêu (không
sử dụng lớp đối chứng). Lớp TN do chính tác giả dạy, được đánh giá bởi cùng
một hệ thống các tiêu chí ở các gia đoạn đầu TN, giữa TN và cuối TN.
đánh giá kết quả đạt được qua từng nội dung. Căn cứ vào mục tiêu TN, tôi đã xác định các nội dung cần đo và các công cụ đo tương ứng như sau:
+ Đánh giá hiệu quả rèn luyện NLHT của HS, tôi đã sử dụng bảng hỏi, bảng kiểm quan sát, phiếu phỏng vấn, phiếu đánh giá vào các giai đoạn đầu, giữa và cuối TN rèn luyện NLHT. Sử dụng các tham số là tỉ lệ % các mức độ chất lượng đạt được của mỗi tiêu chí.
+ Để đánh giá hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS, tôi đã sử dụng công cụ đo là kết quả 3 bài kiểm tra 1 tiết theo 3 mốc thời gian đầu, giữa và cuối của quá trình TN.
Kết quả, xử lí kết quả thực nghiệm
3.3.2.1. Về mặt định lượng
a.Về việc rèn luyện NLHT
* Kết quả định lượng tổng hợp:
Kết quả đánh giá định lượng 7 tiêu chí của NLHT ở 38 HS (lớp 10A1) sau khi TN dạy học theo hướng tổ chức các HĐTN để rèn luyện NLHT cho HS trong phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT như sau:
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của NLHT của HS trong dạy học phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản
- Công nghệ10 THPT
Tiêu chí Mức độ
Kết quả đạt được
Đầu TN Giữa TN Cuối TN
SL % SL % SL %
1. Biết tổ chức, phân công nhiệm vụ cho nhóm.
1 21 58,3 6 16,7 5 13,9
2 13 36,1 17 47,2 8 22,2
3 2 5,6 13 36,1 23 63,9
2. Biết xây dựng kế hoạch hợp tác
1 12 33,3 5 13,9 3 8,3
2 24 66,7 28 77,8 22 61,1
3 0 0 3 8,3 11 30,6
3. Lắng nghe và thấu hiểu các thành viên trong nhóm.
1 21 58,3 4 11,1 2 5,6
2 14 38,9 15 41,7 11 30,6
4. Biết trình bày ý kiến của bản thân hoặc báo cáo kết quả của nhóm.
1 20 55,6 5 13,9 2 5,6
2 15 41,7 17 47,2 9 25
3 1 2,8 14 38,9 25 69,4
5. Phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn.
1 11 30,6 7 19,4 1 2,8
2 21 58,3 11 30,6 10 27,8
3 4 11,1 18 50 25 69,4
6. Biết đánh giá bản thân và đánh giá người khác.
1 21 58,3 12 33,3 3 8,3
2 13 36,1 17 47,2 20 55,6
3 2 5,6 7 19,4 13 36,1
7. Biết lựa chọn, sắp xếp các ý kiến thảo luận của nhóm.
1 7 19,4 5 13,9 2 5,6
2 27 75 11 30,5 9 25
3 2 5,6 20 55,6 25 69,4
* Phân tích kết quả định lượng tổng hợp:
Qua bảng 3.1 chúng ta có thể thấy các tiêu chí của NLHT có sự tăng lên rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Tỉ lệ HS đạt được ở các mức độ của các tiêu chí trong giai đoạn đầu TN chủ yếu ở mức 1 và mức 2, đến giữa TN và cuối TN tỉ lệ HS đạt mức 3 tăng lên đáng kể.
Mặt khác, khi quan sát bảng 3.1 chúng ta còn thấy sự tăng không đều giữa các tiêu chí. Các tiêu chí tăng mạnh như tiêu chí 1, tiêu chí 3 và tiêu chí 7. Một số tiêu chí như tiêu chí 2, tiêu chí 6 có tăng nhưng ở mức độ thấp hơn, điều này có thể giải thích đây là các tiêu chí khó, HS cần có thời gian thêm để rèn luyện mới đạt được sự thành thạo.
Như vậy, có thể khẳng định rằng HS đã rèn luyện được NLHT và có thể đánh giá được năng lực này thông qua tổ chức các HĐTN mà tôi đã đề xuất và thực hiện trong đề tài.
b.Về hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS
Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy NLHT của HS không chỉ thể hiện qua hành vi, thái độ, tổ chức phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, thảo luận, chia sẻ... mà còn thể hiện qua kết quả học tập. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tôi không chỉ đánh giá sự tiến bộ về mặt rèn luyện NLHT của HS mà thông quá đó còn đánh giá về hiệu quả chiếm lĩnh tri thức của HS khi thực hiện các hoạt động học tập hợp tác.
Bảng 3.2. Kết quả xếp loại về điểm số của các bài kiểm tra Giai đoạn Số Giai đoạn Số HS Yếu - Kém (0 - 4 điểm) Trung bình (5 - 6 điểm) Khá - Giỏi (7 - 10 điểm) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Đầu TN
(Bài kiểm tra 1) 38 3 7.9 20 52.6 15 48,4 Giữa TN
(Bài kiểm tra 2) 38 3 7,9 16 42.1 19 50,0 Cuối TN
(Bài kiểm tra 3) 38 1 2.6 12 31.6 25 65.8
* Phân tích:
Qua quan sát bảng 3.2 cho thấy tần suất điểm và điểm trung bình của các bài kiểm tra số 1, số 2 và số 3 có sự thay đổi đáng kể. Số lượng bài kiểm tra đạt điểm yếu - kém, trung bình giảm xuống, số bài kiểm tra có điểm khá, giỏi tăng lên.
Điều này cho phép khẳng định sự tiến bộ của lớp về mức độ nhận thức là do TN mang lại. Qua đó có thể kết luận việc sử dụng tổ chức các HĐTN để rèn luyện NLHT cho HS trong dạy học phần Bảo quản, chế biến nông lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT là có hiệu quả và khả thi.
3.3.2.2. Về mặt định tính.
Nhằm để đánh giá kĩ hơn về hiệu quả của đề tài, tôi đã tiến hành quan sát và thu thập thông tin về quá trình rèn luyện NLHT của HS thông qua phiếu hỏi, bảng kiểm, bài kiểm tra, phiếu quan sát về thái độ, hành vi mà HS thể hiện trong quá trình hợp tác, đồng thời phân tích phiếu phỏng vấn để đánh giá mức độ đạt được ở từng tiêu chí của NLHT của HS.
Sau khi quan sát và phân tích thông tin thu được, tôi thấy HS có những thay đổi rõ rệt về thái độ, hành vi trong quá trình hợp tác theo chiều hướng tích cực và hiệu quả hơn, cụ thể như sau:
Vào cuối giai đoạn TN HS tích cực và hăng hái cũng như sẵn sàng tham gia các hoạt động học hợp tác hơn, HS không còn ngại di chuyển, luôn tập trung chú ý và nghiêm túc hơn khi làm việc cũng như phấn đấu thể hiện mình trước các bạn; tôn trọng mục tiêu hoạt động, những quyết định chung của nhóm.
Về việc tổ chức nhóm hợp tác cũng đã thể hiện sự tiến bộ rõ, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và hợp lí hơn. Khi mới giai đoạn đầu TN, hầu hết các nhóm phân công như sau: Nhóm trưởng (quản lí nhóm, phân công nhiệm vụ cho
góp ý kiến, nhận xét ý kiến của bạn. Ở cuối giai đoạn TN có sự phân công như sau: Nhóm trưởng (nhận nhiệm vụ của nhóm, liệt kê các công việc cần phải làm,
phân công các nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, điều hành thảo luận, đưa ra ý kiến cá nhân, đại diện nhóm báo cáo trước lớp); thư ký (đưa ra ý kiến cá nhân, ghi chép ý kiến của các bạn, tổng hợp ý kiến và viết báo cáo); các thành viên của nhóm (đóng góp ý kiến, thảo luận thống nhất vấn đề).
Các kỹ năng diễn đạt, lắng nghe và phản hồi, viết báo cáo cũng nhận thấy có sự tiến bộ, thể hiện ở chỗ HS trình bày ý kiến của mình tự tin và lưu loát hơn, việc thống nhất ý kiến nhanh và chính xác hơn, biết tổng hợp, lựa chọn được ý kiến của các thành viên trong nhóm hợp lí, cấu trúc báo cáo ngày càng logic, khoa học với từ ngữ, cách trình bày phù hợp hơn.
Các thành viên trong nhóm đều biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm tích cực. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm, không thấy HS nào có thái độ gay gắt khi trao đổi, thảo luận, điều đó chứng tỏ HS đã có được kỹ năng tạo môi trường hợp tác và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
Kỹ năng đánh giá của HS cũng thể hiện sự tiến bộ không ngừng trong suốt quá trình TN. Nếu như giai đoạn đầu TN có nhiều HS đánh giá chưa đúng, chưa công bằng kết quả đạt được của bản thân, của người khác, nhóm khác thì đến cuối TN đa số các em đã biết đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng kết quả đạt được, đồng thời biết rút ra kinh nghiệm cho bản thân và các bạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 10A1 - Trường THPT Tân Kỳ 3, với tổng số 38 HS thông qua việc tổ chức các HĐTN trong dạy học chủ đề phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT và tiến hành đánh giá sự tiến bộ về việc rèn luyện NLHT ở các em qua 3 giai đoạn đầu TN, giữa TN và cuối TN. Sau khi tiến hành TN, tôi có một số nhận xét như sau:
Đánh giá về sự tiến bộ trong việc rèn luyện NLHT thông qua các HĐTN cho thấy: ở giai đoạn đầu TN đa số các tiêu chí của NLHT ở các em đều thể hiện ở mức thấp (mức 1 hoặc 2), nhưng đến giai đoạn giữa TN và cuối TN tỉ lệ HS đạt mức 3 tăng lên đáng kể. Qua kết quả về số liệu TN đó đã cho thấy sự tăng lên rõ rệt theo chiều hướng tích cực ở từng tiêu chí của NLHT ở tất cả các đối tượng HS.
Bên cạnh đó, về kết quả lĩnh hội tri thức thì qua 3 bài kiểm tra tương ứng 3 giai đoạn đầu, giữa và cuối TN cho thấy HS đã có sự tiến bộ rỗ rệt, điểm trung bình của các bài kiểm tra và tần suất điểm đều tăng.
Kết quả đó cho thấy thông qua tổ chức các HĐTN, HS cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập, thảo luận, trao đổi để cùng làm rõ vấn đề, từ đó giúp HS hiểu rõ và sâu về kiến thức bài học hơn, hiệu quả học tập tốt hơn.
Nói tóm lại, qua quá trình TN và phân tích các kết quả đã chứng minh việc sử dụng các HĐTN để rèn luyện NLHT cho HS trong dạy học phần Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10 THPT mà đề tài đã đề xuất có hiệu quả, đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức cho các em. Các kết quả đã được kiểm định, có ý nghĩa thống kê đã được khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn, hiệu quả và có tính khả thi.