IV. Một số giải pháp nhằm giúp học sinh trường THPT Cửa Lò học tập tốt và yêu thích môn học GDQP – AN
1. Giải thích thuật ngữ.
2.3.1.2. Phương pháp thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn ( lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó
TLN là một phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm vì khi nêu vấn đề nó tác động tích cực tới sự tư duy của từng cá nhân riêng lẻ và từ đó có sự phối hợp tích cực giữa các thành viên trong tập thể. Phương pháp này tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp HS phát triển khả năng tư duy và diễn đạt và điều này đặc biệt có ích với HS nhút nhát.
TLN tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến người khác một cách độc lập. Giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tang tính khách quan khoa học trong kiến thức của HS từ đó hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác và hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau, kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm. Phương pháp giúp cải thiện mối quan hệ thầy – trò, trò – trò, từ đó có thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh việc dạy của thầy, việc học của trò đồng thời tăng cường mối giao cảm thầy trò, khiến cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn……
* Các bước chuẩn bị:
- Giáo viên nêu chủ đề thảo luận nhóm, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho các nhóm.
Có nhiều cách chia nhóm: Chia nhóm có thể dựa vào tính chất câu hỏi, dựa vào số lượng học sinh, cách bố trí lớp học, theo bàn, theo tổ…..Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo vấn đề thảo luận. Tuy nhiên nhóm từ 5-7 học sinh là tốt nhất bởi như vậy vừa đủ nhỏ để đảm bảo tất cả học sinh có thể tham gia ý kiến. Số học sinh như vậy vừa đủ lớn fđể đảm bảo rằng học sinh không thiếu ý tưởng và không có gì để nói. Nội dung thảo luận của nhóm đưa ra có thể giống nhau hoặc khác nhau. Giáo viên cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm. Trong quá trình học sinh thảo luận nhóm GV phải đi kiểm tra tinh thần làm việc, lắng nghe ý kiến của hoc sinh, gợi ý cho các em nếu cần thiết.
- Các nhóm tiến hành thảo luận. Mỗi nhóm cần chọn một nhóm trưởng, một thư kí ghi nội dung trả lời. Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, điều hành việc thảo luận, mời các thành viên phát biểu, chuyển sang câu hỏi khác khi thích hợp, đảm bảo rằng mỗi người đều có cơ hội để góp ý kiến. Học sinh luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm lắng nghe, chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến. Kết quả thảo luận của nhóm có thế được trình bày dưới nhiều hình thức: Bằng lời, viết lên phiếu học tập bằng giấy…..do một người thay mặt cả nhóm trình bày
- Giáo viên tổng kết các ý kiến và đưa nội dung cần đạt được.Trong quá trình thảo luận của các nhóm GV tóm tắt, tổng hợp, liên kết nội dung của từng nhóm để từ đó làm nổi bậy nội dung chính của bài học.
Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho các nhóm. Sau khi các nhóm trình bày xong thì GV tổng kết các ý kiến và đưa nội dung cần đạt.
Học sinh sau khi nắm rõ câu hỏi thảo luận của nhóm thì tiến hành thảo luận, sau đó cử đại diện của nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, Các nhóm khác thì tập trung nghe, chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến.
* Yêu cầu cần đạt được
Về cách chia nhóm: Chia nhóm có thể dựa vào tính chất câu hỏi, dựa vào số lượng học sinh, cách bố trí lớp học, theo bàn, theo tổ.
Quy mô nhóm có thế lớn hơn hoặc nhỏ tùy theo vấn đề thảo luận. Tuy nhiên nhóm từ 5-7 HS là tốt nhất bởi như vậy vừa đủ nhỏ để đảm bảo tất cả học sinh có thể tham gia ý kiến. Số học sinh như vậy vừa đủ lớn để đảm bảo rằng HS không thiếu ý tưởng và không có gì để nói. Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.
Giáo viên cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm. Mỗi nhóm cần chọn một nhóm trưởng, một thư kí ghi nội dung trả lời. Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, điều hành việc thảo luận, mời các thành viên phát biểu, chuyển sang câu hỏi khác khi thích hợp, đảm bảo rằng mỗi người đều có cơ hội để góp ý kiến. HS luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Ví dụ về một hoạt động TLN trong bài “ Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” ( GDQP – AN lớp 10):
*TLN để so sánh bong gân và sai khớp với TLN để so sánh Say nóng, say nắng với ngất?
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS từ tiết học tuần trước: Về nhà đọc trước bài “ Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”. So sánh phân biệt về khái niệm và triệu chứng của bong gân với sai khớp và Say nóng, say nắng với ngất.
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm theo hai dãy bàn (3 bàn là một nhóm).
Bước 3: Giao nhiệm vụ, xác định thời gian, hướng dẫn cách thức TLN: GV đưa ra các câu hỏi để HS các nhóm thảo luận: Thời gian TL là 7 phút
Bước 4: Tiến hành TL. Các nhóm TL theo 3 bàn một. Nhóm trưởng và thư kí nhóm tổng hợp, chọn lọc ý kiến. GV đi tới các dãy bàn quan sát, trợ giúp. Nhóm trưởng lên trình bày trước lớp. GV bật lên máy chiếu hoặc tivi hình ảnh cần TL của nhóm. Cả lớp theo dõi, quan sát, các thành viên trong từng nhóm bổ sung ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 5: Tổng kết và GV chốt lại vấn đề: GV nhận xét tinh thần, thái độ, đánh giá kết quả TL của các nhóm, biểu dương những HS và nhóm TL tích cực, có hiệu quả