KẾT LUẬN 1 Quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ HỌC TẬP TỐT VÀ YÊU THÍCH MÔN HỌC GDQP – AN (Trang 54 - 57)

1. Quá trình nghiên cứu.

Đề tài này đã được tôi nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm học và bắt đầu tiến hành viết theo quá trình như sau:

Thứ tự Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm

1 Từ 01/09 - 10/09/2021

Chọn đề tài, viết đề cương sáng kiến kinh nghiệm.

Bản đề cương chi tiết.

2 Từ 10/09-

01/10/2021

Đọc, nghiên cứu tài liệu lý thuyết liên quan, viết cơ sở lý luận của đề tài.

Khảo sát thực trạng, giảng dạy ở trường THPT Cửa Lò. Tổng hợp tài liệu lý thuyết. Xử lý các số tham khảo. 3 Từ 01/10 - 01/11/2021

Trao đổi, xin ý kiến của đồng nghiệp, đề xuất các biện pháp sáng kiến với tổ, nhóm chuyên môn. Tổng hợp ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. 4 Từ 01/10 - 20/03/2022

Viết báo cáo SKKN

Xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp. Bản nháp báo cáo Tổng hợp ý kiến của đồng nghiệp. 5 Từ 20/03- 16/04/2022 Hoàn thiện SKKN.

Báo cáo trước hội đồng khoa học nhà trường.

Bản báo cáo chính thức.

2. Ý nghĩa của đề tài.

- Qua quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân tôi người viết đề tài đã đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, nâng cao năng lực của bản thân. Mặt khác, tôi cũng có thêm nhiều kiến thức phong phú trong giảng dạy bộ môn.

- Các phương pháp giảng dạy mà đề tài đề cập đến đã góp phần trang bị cho HS những kiến thức cần thiết, bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước của học sinh.

- Đề tài đã được thể nghiệm tại trường THPT Cửa Lò đã góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực trong việc tạo hứng thú và yêu thích môn học của HS riêng và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tại trường nói chung.

- Giáo dục tư tưởng là một trong những nội dung giáo dục quan trọng hàng đầu. Do đó, việc giáo dục tư tưởng cho HS, làm cho học sinh yêu thích môn học GDQP – AN đã góp phần quan trọng giúp địa phương dễ dàng quản lý và tuyên truyền trong công việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Nhà nước; các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3. Phạm vi, đối tượng ứng dụng.

a. Phạm vi ứng dụng.

Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc giáo dục tư tưởng cho học sinh THPT thông qua yêu thích đối với môn học thông qua các phương pháp giảng dạy sinh động kết hợp trong dạy cả nội dung lí thuyết lẫn nội dung thực hành.

b. Đối tượng ứng dụng.

Đề tài áp dụng chủ yếu cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học môn GDQP – AN.

4. Kiến nghị.

a. Đối với giáo viên giảng dạy.

- Để dạy học có hiệu quả GV cần có sự chuẩn bị chu đáo. GV cần chuẩn bị kế hoạch dạy, thiết kế giáo án với những PP, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với cả nội dung bài học và đặc điểm đối tượng HS.

- Ngoài ra, GV phải soạn một số yêu cầu cần thiết cho HS làm việc trước ở nhà. Cần lưu ý rằng những yêu cầu về nhà này không nên chỉ đơn giản là những câu hỏi lí thuyết mà HS chỉ cần đọc SGK là trả lời được. Yêu cầu về nhà có thể chỉ là tìm hiểu một vấn đề nhỏ của bài học nhưng phải có tác dụng khơi gợi ở HS khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu, sưu tầm hoặc đòi hỏi ở HS tinh thần làm việc tập thể.

- Giáo viên cần đổi mới cách dạy, cách kiểm tra - đánh giá … theo hướng phù hợp với tâm lý, trình độ của người học, tránh gây nhàm chán trong mỗi tiết học, phát huy khả năng sáng tạo, kích thích niềm đam mê cho học sinh. Giáo viên cũng cần định hướng học sinh trong việc sử dụng sách tham khảo; quan tâm đến

những điểm yếu kém và bù lấp những lỗ hổng kiến thức cho học sinh; chỉ ra những cái hay cái đẹp và những lợi ích thiết yếu trong việc học tập môn GDQP -AN để giúp các em hứng thú hơn với môn học này.

b. Đối với học sinh.

- Cần nâng cao nhận thức cá nhân về vị trí, vai trò của môn học cho bản thân. Từ đó, thay đổi tư duy, cách học để không coi GDQP – AN là phân môn bắt buộc để học đối phó.

- HS tích cực tham gia học tập, thông qua mỗi bài học để thấy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam rồi từ đó xây dựng tinh thần yêu quê hương, đất nước ; vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

c. Đối với các cấp quản lý.

- Đổi mới, bổ sung tài liêu tham khảo. Do tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác dạy học đối với bộ môn còn hạn chế hoặc chưa bổ sung kịp thời theo chương trình mới, đa số sách giáo khoa sách giáo viên, và các tài liệu liên quan đã cũ, không còn phù hợp với thực tiễn.

- Cấp ủy chi bộ, ban giám hiệu, các tổ chức ban ngành đoàn thể trong nhà trường quan tâm, chỉ đạo, phối hợp có hiệu quả, kịp thời và thường xuyên hơn với các thầy cô giáo bộ môn nhằm nâng cao vị thế, vai trò của môn học. Góp phần giúp học sinh nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tự giác, tích cực và đạt kết quả cao trong học tập.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi được đúc kết trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên trong phạm vi khiêm tốn của đề tài, cũng như thời gian và khả năng bản thân có hạn, nhiều nội dung còn mang tính chủ quan nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, đội ngũ những người làm công tác giáo dục quốc phòng và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn.Mục đích cuối cùng của tôi là nhằm giúp cho học sinh học tập tốt và yêu thích môn học này hơn nữa.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỬA LÒ HỌC TẬP TỐT VÀ YÊU THÍCH MÔN HỌC GDQP – AN (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)