Kết thúc và khuyến nghị

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC NGHỀ CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN QUỲNH LƯU (Trang 39 - 42)

2.2 .Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2. Kết thúc và khuyến nghị

2.1. Ý nghĩa

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thực trạng GDHN, ĐHCN cho HS ở TTGDTX – GDNN Quỳnh Lưu, đề tài đã đưa ra một số khái niệm công cụ để làm cơ sở cho việc nghiên cứu.

- GDHN, ĐHCN cho HS THPT nói chung và HS ở các TTGDTX - GDNN nói riêng là hoạt động có quy trình, ngun tắc và nhiệm vụ riêng. Nó địi hỏi sự hợp tác và trách nhiệm của rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất vẫn là nhà trường, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó vai trị của người GV có ý nghĩa quan trọng, to lớn; tự bản thân HS đóng vai trị quyết định và then chốt.

- Thực trạng GDHN, ĐHCN cho HS về cơ bản được biểu hiện qua các mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Vì vậy, người GV làm cơng tác GDHN, ĐHCN cần có phương pháp, nội dung và kiến thức chuyên môn tốt để định hướng nghề nghiệp cho các em hiệu quả.

2.2. Khả năng ứng dụng

- Với học sinh: Được tạo điều kiện tốt hơn về môi trường học tập, rèn luyện. Với việc tham gia các hoạt động định hướng nghề nghiệp, HS sẽ nắm và hiểu sâu kiến thức thông qua các hoạt động, phương pháp đa dạng, phong phú mà GV tổ chức. Từ đó các em nhận thức được năng lực của bản thân để có lựa chọn phù hợp về nghề nghiệp trong tương lai.

- Với giáo viên: GV sẽ có thêm cách nhìn mới về cách thức, giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động GDHN, ĐHCN cho HS một cách hiệu quả.

2.3. Bài học kinh nghiệm

Để nâng hiệu quả việc áp dụng các giải pháp vừa trình bày, thì mỗi cơ sở giáo dục, GV phụ trách hoạt động GDHN, ĐHCN cần xác định rõ việc tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng HS, nội dung tổ chức hoạt động, nội dung các kiến thức cần áp dụng... của mình trong quá trình xây dựng và thực hiện các biện pháp. Qua quá trình triển khai sáng kiến, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

- Kết quả điều tra cho thấy hoạt động GDHN cho HS còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Tuy nhiên, xét ở từng mức độ biểu hiện, mặt hành vi của HS về hoạt động GDHN chiếm ưu thế tiếp đến là các mặt về nhận thức và thái độ.

- Bên cạnh thực trạng về tình hình của HS đối với hoạt động GDHN, thì vấn đề đội ngũ GV thực hiện hoạt động này cũng cịn nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là đội ngũ GV mỏng, chưa được đầu tư thường xuyên về tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cũng phương pháp dạy học trong GDHN.

- Thực trạng về GDHN, ĐHCN còn nhiều hạn chế bị ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố như: sự thiếu hiểu biết, kinh nghiệm trong định hướng nghề nghiệp

40 của HS từ đó dẫn đến việc khơng xác định được tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp và hoạt động GDHN dẫn đến việc chọn nghề sẽ gây ra việc thiếu tự tin. Hay những yếu tố khách quan như do phương pháp truyền đạt của GV, do nội dung kiến thức cịn chung chung và các yếu tố như gia đình, bạn bè,…

2.4. Kiến nghị:

- Trung tâm cần có sự quan tâm đúng mức đối với GDHN, ĐHCN như đối với các mặt giáo dục khác, phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, là một chỉ tiêu quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng không chỉ đối với giáo viên mà cả với HS.

- Cần trang bị kiến thức GDHN, ĐHCN cho tất cả GV đặc biệt là cần xác định vai trò của GV tổ chức các hoạt động GDHN. Quan tâm đầu tư trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác hướng nghiệp, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại các cơ sở sản xuất cho HS để hiểu rõ hơn về các ngành nghề tương lai.

- Cần xây dựng cho mỗi HS hồ sơ tư vấn nghề trong đó có kết quả học tập, năng khiếu mơn học, nguyện vọng, hứng thú nghề của bản thân theo từng năm học và cả vấn đề sức khỏe.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo HS có thể dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm những thơng tin cập nhật về các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội cũng như về mỗi nghề cụ thể.

- Mỗi giáo viên phụ trách hoạt động GDHN, ĐHCN đều phải có ý thức định hướng nghề nghiệp cho HS qua các bài học mà mình phụ trách. Đổi mới nhận thức và tư duy về GDHN, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp theo hướng đa dạng hóa và tích cực hóa hoạt động của HS, nhằm hình thành nhu cầu được hướng nghiệp ở mỗi HS, thu hút HS tham gia một cách tự giác.

- Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS, cha mẹ và người thân trong gia đình trước hết cần phải có một quan niệm, một cách nhìn đúng đắn, phù hợp về nghề nghiệp và việc làm trong xã hội hiện đại. Phải có sự hiểu biết về nhu cầu, hứng thú, sở thích, năng lực... của con em mình, đồng thời cũng cần phải có những hiểu biết nhất định về các ngành nghề trong xã hội, những đặc trưng và yêu cầu của mỗi nghề, nhu cầu của xã hội đối với mỗi nghề. Trên cơ sở đó để tham mưu, định hướng cho con em mình lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp.

- Cần có cơ quan dự báo nguồn nhân lực cho xã hội ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, (thành phố) thậm chí là cấp huyện đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Trong những năm qua, Sở GD & ĐT Nghệ An rất quan tâm đến việc GDHN và định hướng học nghề. Song việc thực hiện ở các trường còn nhiều hạn chế. Đề nghị Lãnh đạo Sở quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo công tác GDHN và ĐHHN ở tất cả các trung tâm GDNN - GDTX Thực hiện tốt:

41 Quyết định số 3010/QĐ-UBND.VX Ngày 15 tháng 7 năm 2015 UBND tỉnh Nghệ An đã có về phê duyệt kế hoạch “ Phân luồng, hướng nghiệp, dạy nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020”.

Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-TTg, ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường tập huấn về công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng học nghề cho giáo viên các trường, các trung tâm

Xin trân trọng cảm ơn!

42

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC NGHỀ CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN QUỲNH LƯU (Trang 39 - 42)