Trán bia chạm hình đầu rồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bia huyện văn lâm tỉnh hưng yên luận văn ths hán nôm 60 22 01 04 (Trang 63)

(Kí kị bi kí, kí hiệu 5565, đặt tại xã Đình Loan cũ)

Hình 9: Trán bia hình cột 4 mặt chạm hình chim phƣợng

(Sáng lập thất đường, kí hiệu 5561-64, văn chỉ thôn Tăng Bảo xã Cự Sưu cũ)

Diềm bia: Chủ yếu là họa tiết hoa dây uốn lượn, mây sóng uốn lượn, có một số bia còn chạm cả họa tiết rồng rất đẹp mắt.

Chân bia: Chủ yếu là họa tiết đài sen nhà Phật, sóng nước trình bày theo bố cục đối xứng, đặt dưới bia tạo thành một thế chân đế vững chắc. Tuy

vậy cũng có một số hình tượng trang trí ngoại lệ. Lại là trường hợp đối với bia

Lưu truyền Bản Tịch tự bi (5531-32, đặt tại xã Đình Loan cũ), chân bia chạm

họa tiết kỳ lân chầu về một cái đỉnh (vạc).

Hình 10: Họa tiết kỳ lân chầu đỉnh tại chân bia

2.2.2.3. Bố cục phổ biến của văn bia huyện Văn Lâm

Về cơ bản, bố cục phổ biến của văn bia huyện Văn Lâm cũng không có nhiều khác biệt so với văn bia các địa phương khác. Phần quan trọng nhất trong nội dung một văn bia vẫn là phần ký記. Đó là phần chủ yếu, nhưng phần chữ đầu tiên của một văn bia không thể thiếu tên bia khắc trên phần trán bia, hoặc ngay phần đầu của nội dung; phần tiếp theo thông thường là ghi địa danh và một người/nhóm người có những chức trách liên quan đến việc làm ra tấm bia này, đoạn này giúp ta định vị được vị trí tấm bia, và sau này là dữ kiện quan trọng để nghiên cứu địa danh. Một bài văn bia được cho là hay khi bài ký sung mãn sự nho nhã, câu cú biền ngẫu đối xứng thuận tai, đồng thời phải kết hợp với một bài minh (chủ yếu dưới dạng thơ bốn chữ) ngắn gọn, súc tích mang tính chất tổng hợp lại toàn bộ lời ký. Xét tổng thể văn bia huyện Văn Lâm thì số văn bia đầy đủ cả ký và minh không phải nhiều. Còn dạng bia ghi công đức hoặc điều lệ thì sau bài ký sẽ có một phần ghi liệt kê các dữ kiện liên quan như các điều lệ, tên người công đức, liệt kê số tiền, ruộng đất, v.v… Cuối cùng là phần ghi những thông tin khác liên quan đến việc tạo tác văn bia (hoặc tấm bia) như: niên đại, người soạn, người nhuận sắc, người viết, người khắc, người chịu trách nhiệm.v.v… Do vậy chúng ta có thể mô hình hóa một cách tương đối bố cục phổ biến của văn bia huyện Văn Lâm bằng sơ đồ sau:

Tên bia Địa danh, nhóm người

Bài ký, bài tự

Liệt kê dữ kiện liên quan

Niên đại, người soạn, viết, khắc, kí

2.3. Thông tin ngƣời tạo tác văn bia huyện Văn Lâm

Như phần 2.2.2.3. Bố cục phổ biến của văn bia huyện Văn Lâm đã nêu , phần cuối cùng của một văn bia hoàn chỉnh sẽ là thông tin về những người có liên quan đến việc tạo tác bia, trong đó có các yếu tố về người soạn, người viết chữ và người khắc. Đây là một yếu tố không hề nhỏ trong văn bia vì ý nghĩa to lớn, đó là lưu lại dấu ấn của những nhân vật góp phần tạo dựng nên một tấm bia. Qua tên gọi của từng người liên quan trên, ta có thể hình dung khá rõ về công việc của mỗi người: Người soạn soạn nội dung văn bia sao cho đúng thể thức và hay; người viết thì viết chữ lên bia với nội dung đã được soạn; người khắc là thợ chuyên khắc chữ lên bia. Vì thế, một tấm bia hoàn chỉnh là sự kết hợp hoàn hảo của mối quan hệ thầy – thợ. Qua khảo sát nội dung văn bia huyện Văn Lâm, chúng tôi có liệt kê được những bia có ghi các yếu tố người soạn, viết và khắc được thể hiện bằng bảng … phần Phụ lục.

Một tấm bia hoặc bất kỳ một sản phẩm minh văn (văn khắc) nào cũng trải qua nhiều công đoạn trong khâu tạo tác, mà chủ yếu là ba yếu tố: Người soạn nội dung cho văn bia, người thể hiện nội dung đó qua chữ viết, và người thợ khắc nội dung đó. Đó là một sự tổng hợp thống nhất và không thể tách rời, một sản phẩm tốt phải là sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố đó, người nào cũng đều phải đạt một trình độ nhất định về chuyên môn. Những người đó là ai? Trong sách Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã có ghi: “Đó là những con người với các chức danh và thân phận khác nhau đã để lại cho đời sau hàng nghìn, hàng vạn tấm bia với nội dung phong phú, hình tượng điêu khắc đa dạng”33

. Thông thường một bài văn bia sẽ ghi lại đầy đủ những thông tin của những người tạo tác, nhưng một phần nhiều hơn thì lại không ghi đầy đủ. Bởi vì “Có khi chỉ là những ý đơn giản được sắp xếp lại, hoặc chỉ là ghi tên người cung tiến, do đó không cần mời người soạn. Vì thế nhiều bia chỉ ghi tên người viết chữ và phường thợ khắc. Cũng có thể vì một lý do nào đó mà cả tên người soạn, người viết chữ và thợ khắc đều không được ghi vào bia”34

.

33

Sđd, tr. 102

Văn bia là thể loại văn bản có mục đích ghi lại những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lâu dài, lưu truyền mãi mãi nên được con người rất chú trọng đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Nhưng tùy theo mức độ quan trọng của sự việc, cũng như kinh phí có thể cho việc dựng bia mà độ tinh xảo, độ hoành tráng cũng như độ hay của nội dung cũng theo đó mà thay đổi, điều đó phần nào cũng thể hiện được qua thông tin của người soạn văn, người viết chữ và thợ khắc. Theo khảo sát, trong số 313 thác bản văn bia huyện Văn Lâm, chúng tôi thống kê được 94 văn bia có ghi thông tin về những người tạo tác văn bản đã được trình bày tại bảng trên. Trong đó có 72 bia có ghi người soạn, 56 bia có ghi người viết chữ, 18 bia ghi người khắc bia). Như vậy tỉ lệ bia có ghi thông tin người tạo tác nói chung so với tổng số bia huyện Văn Lâm chỉ chiếm 30%, còn tỉ lệ bia ghi cụ thể các yếu tố người soạn, viết và khắc thì còn thấp hơn nữa. Nếu so với tỉ lệ bia ghi người soạn của văn bia xứ Kinh Bắc trong sách của PGS.TS Phạm Thị Thùy Vinh với tỉ lệ bình quân cứ 2,2 bia là có một bia ghi người soạn thì tỉ lệ của văn bia huyện Văn Lâm khá thấp.

Trong số những văn bản này, có những văn bản ghi đầy đủ cả ba yếu tố,35 thậm chí một yếu tố lại được thực hiện bởi nhiều người,36 hoặc chỉ ghi một yếu tố. Ta sẽ chẳng thể thấy nhiều dấu vết của những nhân vật tạo tác này trên những tấm bia hậu, bia gửi giỗ hoặc tục lệ địa phương nhỏ lẻ, vì những văn bản này không đòi hỏi nội dung quá điển nhã, mà hầu như đều có một mô típ chung, nên người soạn văn cũng không nhất định phải là những người có học vấn cao, vì thế mà việc đưa thông tin vào bia lá khá ít, đối với trường hợp

35

Như bia Vĩnh báo bi 永報碑 (kí hiệu 6559-62) lập năm Chính Hòa 16 có ghi đầy đủ tên họ, chức vị của cả ba yếu tố, đó là: Đặng Đình Tướng, người xã Lương Xá, huyện Chương Đức, phủ Ứng Thiên, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất, chức Trì thủy sư, Bồi tụng, Thái bộc tự khanh cùng ông Họ Trịnh, xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc, chức Thị nội văn chức, Tri phủ cùng soạn; Trịnh Đắc Vượng, xã Mậu Lương, chức Thị nội thư tả, Binh phiên viết chữ . Tô Đức Nhuận, xã Kính Chủ huyện Giáp Sơn phủ Kinh Môn khắc.

36

Như văn bia không đề tên kí hiệu 27609-10 được lập năm Long Đức 3 ghi tới 2 người soạn, đều là những nhân vật quyền cao chức trọng, đó là: Nguyễn Hiệu, chức Đặc tiến Kim tử vinh lộc Đại phu Tá lý công thần Tham tụng Lễ bộ Thượng thư, Tri trung hoạch giám, tước Nông quận công; Phạm Khiêm Ích, chức Đặc tiến Kim tử vinh lộc Đại phu Tham tụng Binh bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Tri Hàn lâm viện sự Thiếu bảo Thuật Quận công.

người viết chữ và khắc chữ cũng không ngoại lệ. Những bia được ghi đầy đủ thông tin người tạo tác thông thường có nội dung hay, trình bày hoa văn và chữ viết rất đẹp, do đó, việc ghi lại đầy đủ thông tin không chỉ là lưu giữ tên tuổi người làm ra sản phẩm đó, mà còn là một sự khẳng định danh tiếng, và một phần cũng làm cho văn bản trở nên có giá trị hơn trên tất cả các bình diện.

Qua 94 văn bia có ghi thông tin người tạo tác, chúng ta có thể thấy được lượng người có chức sắc và học vị cao cũng chiếm một con số không nhỏ. Số người có học vị Tiến sĩ tham gia soạn văn bia huyện Văn Lâm có tới 16 người, trong đó có những cái tên được nhắc tới nhiều trong lịch sử như: Đặng Đình Tướng (người xã Lương Xá, huyện Chương Đức, phủ Ứng Thiên), Nguyễn Tư Giản (người xã Du Lâm, huyện Đông Ngàn), Nguyễn Nghiễm (Chánh tiến sĩ khoa Tân Hợi), Nguyễn Quang Bật (người huyện Gia Định). Những văn bia được soạn bởi các vị Tiến sĩ này thường có nội dung hay, điển nhã, và đều là văn bia của những công trình quan trọng. Như văn bia Vĩnh báo

bi 永報碑 (kí hiệu 6459-62) do Tiến sĩ Đặng Đình Tướng soạn nằm trong đền Phục Lễ, là nơi thờ vợ của Thiêm Thái giám, tước Xuyên Thọ hầu Trịnh Đắc Thọ là người có nhiều ơn huệ đối với nhân dân. Văn bia Ôn Xá xã văn chỉ bi

溫舍社文址碑 (kí hiệu 5798-99) do Tiến sĩ Nguyễn Tư Giản soạn nằm trong

văn chỉ Ôn Xá, nơi có nhiều người đỗ đạt ngay từ thời Trần, có anh em họ Đỗ đã đỗ Thái học sinh, thời Hồng Đức cũng có Tiến sĩ họ Đoàn làm Thượng thư bộ Lễ, truyền thống lâu đời nên văn chỉ là một công trình quan trọng đối với cư dân bản địa.

Số tác giả soạn văn bia huyện Văn Lâm cũng rất nhiều, có đến xấp xỉ 50 người với những chức vụ khác nhau soạn văn bia. Điều này cũng dễ hiểu, vì lượng người có chức vụ quan trọng, cũng như những người hiển đạt tại Văn Lâm khá nhiều, do đó những công trình xây dựng nên một phần không nhỏ gắn với đời sống của quan lại, thậm chí vua chúa. Trong đó có những bia do những bậc trọng thần triều đình soạn như: Ngô Đình Thạc – Thượng thư bộ Lễ, Phạm Khiêm Ích – Thượng thư bộ Lại, Nguyễn Hiệu – Thượng thư bộ Binh, Nguyễn Đương Bao – Thượng thư bộ Lễ, Nguyễn Công Hãng – Thượng thư bộ Hộ. Phần còn lại là các chức quan khác từ cấp triều đình đến

làng xã. Còn một bộ phận người soạn văn bia là nhà sư, trong đó có đến 6 nhà sư là trụ trì các chùa đều tự soạn văn bia cho chính chùa mình.

Người soạn văn bia thể hiện trình độ văn chương điển nhã thì người viết chữ và khắc chữ lại là người nâng thêm một bậc cho sự điển nhã đó, văn có hay nhưng chữ phải đẹp, chữ đẹp nhưng khắc phải chuẩn thì mới hoàn hảo. Chính vì vậy, người viết chữ và khắc chữ cũng là một đối tượng không thể bỏ qua. Có tới 9 bia được viết bởi những quan Thư tả (tức là viết chữ chuyên nghiệp, được tuyển chọn nghiêm ngặt từ những kỳ thi thư toán thời Lê) như: Nguyễn Công Thước, Lê Đình Thân, Lê Đình Tuấn, Vũ Liễn, Trịnh Đắc Vượng, Nguyễn Đăng Triều, Trịnh Thế Khoa, Đỗ Tiến Lộc. Phần còn lại là những Nho sinh hoặc những người có khả năng viết chữ tốt.

Yếu tố người khắc thực ra là phần ít được ghi lại nhất trên văn bia huyện Văn Lâm, trong số 94 bia có ghi thông tin người tạo tác thì chỉ có 18 bia ghi tên người khắc. Người khắc bia là người hoàn thiện khâu sau cùng trong việc tạo tác một tấm bia hoàn chỉnh, người thể hiện chính xác nhất đường nét chữ của người viết là những người có tay nghề cao nhất. Trong số người khắc, không nhiều người có chức tước, vì chủ yếu là những thợ chuyên nghiệp đến từ những địa phương khác nhau, mà ở đây ta thấy có nhiều thợ thuộc huyện Tiên Du, Diên Hưng, Đông Sơn, Vĩnh Lại…, và cũng một số khá đông là thợ bản địa từ những dòng họ có nghề khắc đá. Chính con số 18/313 bia có ghi yếu tố người khắc đã phần nào phản ánh được rằng địa phương sử dụng nhiều lớp thợ trong từng làng xã chứ không phải các nhóm thợ tiêu biểu buộc phải ghi lên bia đá. Tỉ lệ bia có ghi người khắc của huyện Văn Lâm nếu so với văn bia Kinh Bắc thì còn thấp hơn nhiều: 12,1% so với 5,6%.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 là chương mà chúng tôi cho rằng tốn công sức nhiều nhất trong công việc viết luận văn này. Chúng tôi đã tổng hợp, khảo sát, thống kê và phân tích số lượng thác bản văn bia lên đến 313 đơn vị thác bản hiện lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Qua phân tích, chúng tôi có một số nhận xét ngắn gọn sau:

- Về tình hình nghiên cứu văn bia huyện Văn Lâm: Hòa cùng công tác nghiên cứu văn bia các địa phương trong cả nước, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mang tính hệ thống văn bia của một địa bàn theo các cấp độ khác nhau. Văn bia huyện Văn Lâm chưa có một nghiên cứu theo hệ thống, lác đác có những nghiên cứu có liên quan đến hệ thống văn bia Văn Lâm, đó đều là những tư liệu quan trọng góp phần tìm hiểu cả hệ thống văn bia huyện này. Chúng tôi đã tiến hành tham khảo và thống kê một cách tương đối đầy đủ các nghiên cứu liên quan đến lịch sử vấn đề. Sau đó đi vào phân tích các đặc điểm của hệ thống văn bia toàn huyện Văn Lâm.

- Về sự phân bố văn bia huyện Văn Lâm theo các tiêu chí thì văn bia huyện Văn Lâm đều cho thấy một sự không đồng đều rõ rệt qua từng tiêu chí, có tiêu chí tập trung rất nhiều bia, và có tiêu chí lại lác đác số lượng chưa đầy đầu ngón tay. Cụ thể theo tiêu chí không gian, văn bia nhiều nhất tập trung tại xã Đại Đồng với niên đại thời Nguyễn khá đông; theo loại hình di tích thì chùa là nơi có nhiều bia nhất, và nổi bật ở đây với hệ thống bia từ đường khá phong phú; theo tiêu chí niên đại thì bia thời Lê Trung Hưng nhiều bia nhất, tại đây cũng có những bia xuất hiện từ khá sớm là thời Trần, Mạc và Lê Sơ.

- Sau những kết quả thống kê, chúng tôi đi sâu hơn vào nội dung các tấm bia để tìm hiểu rõ hơn một số đặc điểm về văn bản văn bia huyện Văn Lâm như kích thước, hoa văn trang trí, bố cục văn bia, v.v… Đây đều là những thông tin cung cấp một cái nhìn trực quan về hệ thống văn bia nơi đây. Thông qua các dữ liệu mang tính vật lý cũng như nghệ thuật, dữ kiện lịch sử, bộ mặt của văn bia Văn Lâm dần được làm rõ. Các giá trị của văn bia cũng được hình dung một cách cụ thể hơn, như phong cách nghệ thuật, mức độ quan trọng tỉ lệ thuận với một tấm bia quy mô lớn, người soạn cũng như người viết, người khắc ở đẳng cấp cao. Trong số 313 văn bia huyện Văn Lâm,

có 94 văn bia có ghi thông tin người tạo tác, tỉ lệ không cao nhưng đã cung cấp rất nhiều dữ kiện liên quan đến các đối tượng người được ghi. Đặc biệt với số lượng Tiến sĩ tham gia soạn văn bia có 16 người, trong đó đều là các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Các chân thư tả hoặc phường khắc bia đá cũng được nêu trên bia.

Chương 3: Giá trị của văn bia huyện Văn Lâm. *** ***

Mỗi yếu tố trong một văn bản đều có giá trị tự thân của nó, trong một văn bản văn bia cũng hội tụ rất nhiều giá trị nghiên cứu. Khai thác về dữ kiện lịch sử, về văn tự hay sâu hơn là tìm hiểu về giá trị nội dung của văn bản văn bia là những nét chính mà chúng tôi phân tích trong chương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bia huyện văn lâm tỉnh hưng yên luận văn ths hán nôm 60 22 01 04 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)