STT Tên bia Kí hiệu Niên đại Năm Chữ
húy
1. Hậu thần bi kí 6267-70 Gia Long 4 1805
2.
Thiên đài trụ Linh Quang tự
công đức 6263-66 Chính Hòa 25 1704
3. Quỳnh Cư đình bi kí 5572-73 Vĩnh Hựu 4 1738
4. Bản Tịch tự phúc đình bi 5529-30 Thịnh Đức 5 1657
5. Hậu phật bi kí 6471-74 Vĩnh Thịnh 9 1713
6. Hậu phật bi kí 6146-47 Quý Sửu x
7. Pháp Vân tự bi kí 6154-55
Hoằng Đinh
12 1611
8. Hưng công tân tạo 5783-86 Bảo Thái 8 1727
9.
Thủy tạo Diên Phúc tự vạn
đại kí tạo bi 5778-81 Vĩnh Trị 4 1679
10. Không ghi
27226-
27 x x
STT Tên bia Kí hiệu Niên đại Năm Chữ húy
12. An Khoái thiền tự bi 27598 Bảo Thái 4 1723 13. Phụng sự hậu phật bi kí 5576-79 Vĩnh Thịnh 7 1711
Trong số 313 bia toàn huyện Văn Lâm thì chỉ có 13 bia có sử dụng chữ húy, trong đó có 11 bia chùa và 02 bia đình. Các bia có chữ húy ở đây chủ yếu là các bia lớn đặt tại các địa điểm lớn, có sự góp mặt của quan lại. Sở dĩ như vậy vì quan lại mới có điều kiện để tiếp xúc với hệ thống tên húy của hoàng gia, và được ăn bổng lộc của triều đình thì buộc phải nắm được và kiêng húy theo định lệ. Tuy nhiên cũng có hai bia nhỏ ở cấp độ xã, được soạn bởi Xã trưởng nhưng vẫn viết kiêng húy, đó là bia số (1) và số (6) ở bảng trên với niên hiệu Gia Long 4 (1805) và Nhâm Dần (không rõ niên đại, nhưng đoán định là bia thời Nguyễn) vẫn viết húy chữ “cửu” vốn là một chữ húy thời Lê38. Đến thời Nguyễn đã cách thời Lê một giai đoạn lịch sử, hơn nữa người soạn chỉ là người có chức sắc nhỏ ở địa phương không lẽ lại biết tường tận định lệ kiêng húy như vậy? Trường hợp hai bia thời Nguyễn viết húy chữ “cửu” có thể có nhiều giả thuyết. Chúng tôi không phải chuyên gia về tị húy học nên chưa có điều kiện tìm hiểu ngọn ngành, nhưng đây cũng sẽ cung cấp một số dữ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu chữ húy Việt Nam.
3.3. Văn bia huyện Văn Lâm cung cấp tƣ liệu cho nghiên cứu chữ Nôm
Chữ Nôm là văn tự hầu như không thể thiếu trong văn bia, từ những bài văn bia điển nhã đến dân dã, không ít thì nhiều vẫn tồn tại sự xuất hiện của chữ Nôm. Nếu là một bài văn bia thuần Nôm thì đương nhiên chữ Nôm là văn tự chủ đạo; nhưng trong những bài văn bia chữ Hán, thì chữ Nôm thường xuất hiện dưới dạng nhân danh (tên người bằng chữ Nôm, không thể dùng chữ Hán thay thế) hoặc địa danh (tên địa phương, tên xứ đồng là yếu tố thường xuyên sử dụng chữ Nôm để biểu đạt) hoặc bất kỳ một yếu tố tiếng Việt nào mà người soạn văn bia không thể diễn đạt sang chữ Hán được. Ví dụ một đoạn
38
Theo chứng minh của GS. Ngô Đức Thọ, chữ “cửu” viết kiêng húy sớm nhất từ thời Lê Sơ, mà cụ thể đây là kiêng húy của vợ vua Lê Lợi – bà Phạm Thị Ngọc Trần.
sau trong văn bia Hậu thần bi kí (ký hiệu 06536), những chữ in đậm và in nghiêng là chữ Nôm: 一例遞年忌日二月十九、其本村整禮豬壹口、𥸷壹盤、酒壹盂、 飯壹缽、芙蒥壹匣、銀一千、冥衣壹領、將在祭所敬禮如儀、千 古一日。若後日廢本約神靈照監。 田一所同富處叁高陸尺五寸。又一所伊處五高捌尺貳寸。一所秧 田同巢處捌尺叁寸。一所園姨處柒尺。
(Nghĩa là: Theo lệ, hàng năm đến ngày giỗ 19 tháng 2, bản thôn sẽ sắm
sửa một con lợn, một mâm xôi, một vò rượu, một bát cơm, một hộp trầu, một bộ áo mã, đặt ở nơi tế kính lễ theo nghi thức, mãi sau cũng vẫn phải như thế. Nếu sau này có kẻ nào phế bỏ lệ này thì có thần linh chiếu giám.
Một thửa ruộng ở xứ Đồng Phú rộng 3 sào 6 thước 5 tấc. Lại một thửa ở xứ ấy rộng 5 sào 8 thước 2 tấc. Một thửa ruộng ương mạ ở xứ Đồng Sào rộng 8 thước 3 tấc. Một thửa ở xứ Vườn Dì rộng 7 thước”
Như vậy, chỉ qua một đoạn ngắn trong một bài văn bia, chúng ta có thể thấy tần suất xuất hiện của chữ Nôm là khá dày đặc, nhất là trong những bài văn bia địa phương cấp thấp. Lý do có lẽ khá dễ hiểu, càng những bài văn bia cao cấp do các bậc đại bút soạn thì nội dung càng điển nhã, biền ngẫu đăng đối đầy tính bác học, chữ Nôm ít có cơ hội xuất hiện, trừ phi bất khả kháng phải ghi tên người hoặc tên đất. Còn ở những bài văn bia địa phương cấp thấp hơn, yếu tố tên người nôm na, hoặc tên đất nôm na càng nhiều, tần suất xuất hiện đương nhiên sẽ tỉ lệ thuận với điều đó. Một yếu tố nữa không hẳn là tiêu biểu, nhưng qua quá trình tiếp xúc nhiều với văn bia địa phương, chúng tôi còn có một giả thuyết nữa đó là: Trình độ của người soạn nên bài văn bia cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc sử dụng chữ Nôm. Đó là việc không nắm được ngữ pháp Hán văn, vốn chữ Hán cũng nghèo nàn nên bất đắc dĩ phải viết pha nửa Hán nửa Nôm, và dịch những văn bản kiểu đó không có một chuẩn tắc ngữ pháp nào để áp dụng.
Còn có loại văn bản thuần Nôm, từ đầu đến cuối hoàn toàn là chữ Nôm, loại này chỉ có 02 văn bản. Ví dụ như thác bản biển gỗ có kí hiệu 27299 (Đình Thông, thôn Đại Đồng, xã Đại Đồng, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng.) như dưới dây, một trăm phần trăm từ đầu đến cuối được viết bằng chữ Nôm. Tuy nhiên không rõ niên đại của văn bản này thuộc thời nào.
Hình 11: Biển gỗ khắc văn mục lục chữ Nôm (kí hiệu 27299)
Nội dung bài văn mục lục như sau:
Khuôn đất lò trời hun đỏ,
Chất oai linh thêm thế nước vững bền; Nhuần mưa móc dõi muôn đời chan chứa.
Náo nức tiết vừa xuân chính, vực trời Nghiêu vẻ rạng Thiều quang; Nhắn nhủ người gặp hội lành, mở tiệc Hán vui vầy yến hạ.
Rỡ rỡ ngôi mũ áo sênh sang; Ầm ầm tiếng trống chiêng gióng giả. Thơ Thiên Bảo ngợi ca Tấn cốc,quỳ dâng chúc thánh tưng bừng; Hội Bàn Đào rót chén rượu hào, ngồi họp bạn Tiên thong thả.
Lệ đã nghiêm, xuân tịch tàng câu; Ước nhân hiểu, giáo phường lễ bạ. Trúc vẻ vẩy cung trầm cung bổng, đầu cành ánh ỏi tiếng đua chim; Tơ não nề phím thấp phím cao, mặt nước long lanh tai lắng cá.
Ngân ngải khúc ca phàn tố, Tiếng phả cung huỳnh hãm não.
Nội dung và cách viết bài văn như vậy thực không đủ dữ kiện để mở ra cho chúng ta một sự phán đoán về niên đại tạo tác của văn bản. Tuy nhiên ta có thể có một nhận xét rằng: Chữ Nôm ở đây viết theo dạng khá hoàn chỉnh về cấu tạo, phương pháp tạo chữ “ý+âm” vẫn được vận dụng một cách tối đa để người đọc phân biệt được nghĩa riêng biệt của từng chữ. Hay như một tấm bia khác, đó là bia Hậu phật 後佛 niên hiệu Vĩnh Khánh 3 (ký hiệu 5249-51, xem Hình 2) là một bia hậu, ở giữa chạm phù điêu vị hậu, hai bên khắc một bài thơ ca tụng công đức cũng hoàn toàn bằng chữ Nôm. Cách thức sử dụng chữ Nôm so với văn bản biển gỗ trên cũng khá gần gũi. Cách viết này cũng cho thấy một điều là các văn bản này không phải là văn bản có niên đại sớm. Cách sử dụng chữ Nôm cũng rất đơn giản, không chứa nhiều yếu tố phương ngữ cũng như các cách cấu tạo chữ Nôm đặc biệt, nhưng trên phương diện nghiên cứu chữ Nôm, đây cũng là một tư liệu quý báu bổ sung cho công tác bảo tồn chữ Nôm Việt Nam.
Tóm lại, như rất nhiều văn bia khác trên địa bàn cả nước, văn bia huyện Văn Lâm cũng chứa đựng nhiều yếu tố chữ Nôm với đặc điểm chủ yếu là xen kẽ sử dụng cùng với chữ Hán. Chữ Nôm có thể đứng độc lập thành một văn bản thuần nhất một loại văn tự, nhưng số lượng loại này không nhiều. Một phần là do tính chính thống của chữ Nôm chưa từng được công nhận, vì thế các loại hình văn bản mang tính chất lưu truyền vững bền như văn bia lại
càng hiếm hoi việc sử dụng hoàn toàn chữ Nôm. Tuy vậy cũng cần khẳng định một điều, chữ Nôm tuy không phải là văn tự chính thống, nhưng trong việc sử dụng văn tự ở nước ta, chữ Nôm vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, đó cũng là lý do để chúng ta gọi đây là ngành nghiên cứu tư liệu Hán Nôm chứ không đơn thuần chỉ là Hán học hay nghiên cứu Hán tự như ở các nước Đông Á khác.
* * *
Trên vừa khai thác một số thông tin được từ văn bia Văn Lâm. Sau đây chúng tôi phân tích đến những giá trị về nội dung văn bản. Vì văn bia là loại hình văn bản ghi lại nhiều sự kiện với những nội dung khác nhau, văn bia huyện Văn Lâm cũng rất phong phú về nội dung. Chúng tôi tạm phân loại ra một số mảng nội dung chính của các văn bia huyện Văn Lâm như sau: