Biểu đồ phân bố văn bia Văn Lâm theo Thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bia huyện văn lâm tỉnh hưng yên luận văn ths hán nôm 60 22 01 04 (Trang 54)

1 1 6

138

8

76 83

Trần Lê Sơ Mạc Lê Trung Hưng

Tây Sơn Nguyễn Không rõ 0 20 40 60 80 100 120 140 160 1 7 45 100 43 31 86 0 20 40 60 80 100 120 Thế kỷ XIV Thế kỷ XVI Thế kỷ XVII Thế kỷ XVIII Thế kỷ XIX Thế kỷ XX Không rõ

Văn bia huyện Văn Lâm hiện còn lưu giữ được có niên đại khá sớm và kéo dài đến những năm cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn. Bia sớm nhất là bia Đại Bi Diên Minh tự bi kí 大悲延明寺碑記 (kí hiệu 5309/5312) với niên hiệu Khai Thái thời Trần. Thời Lê Sơ cũng góp mặt với 01 đơn vị văn bia. Thời Mạc và Tây Sơn đều có số văn bia nhỉnh hơn thời Trần với thời Lê Sơ, nhưng đó cũng chỉ là những con số rất nhỏ so với số văn bia các thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn. Thời Lê Trung Hưng có số bia là 138 đơn vị (chiếm 44,16%), thời Nguyễn ít hơn với 76 đơn vị (chiếm 24,32%). Sở dĩ thời Trần và Lê Sơ có số bia ít như vậy vì niên đại lâu đời, tính đến nay đã sáu, bảy trăm năm nên việc không còn lưu giữ được là điều dễ hiểu. Triều Mạc và Tây Sơn thì thời gian tồn tại không dài, tuy tầm ảnh hưởng đối với lịch sử Việt Nam khá lớn, nhưng thời gian ngắn khiến những di sản của thời kỳ đó để lại cũng tỉ lệ thuận theo. Thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn đều là những thời kỳ đất nước phát triển hưng thịnh, hơn nữa lịch sử triều đại cũng kéo dài và cũng không cách hiện tại quá nhiều nên bảo lưu tốt nhất số lượng văn bia, mà nổi trội là triều Lê Trung Hưng. Điều này có lẽ là do huyện Văn Lâm nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc thời Lê nên dấu ấn của văn bia giai đoạn này rất sâu đậm, đúng như nhận xét của PGS.TS. Phạm Thị Thùy Vinh trong sách

Văn bia xứ Kinh Bắc thời Lê. Đây là vùng địa văn hóa rất đặc biệt ẩn chứa

trong lòng nó những gi sản của cha ông mà các vùng miền khác không thể có. Còn một bộ phận bia không ghi niên đại một cách cụ thể cũng chiếm tỉ lệ rất cao với 84 đơn vị (chiếm 26,56%). Bia không ghi niên đại cụ thể có các hình thức như: Chỉ ghi năm can chi mà không ghi niên hiệu vua; hoàn toàn không ghi thông tin niên đại. Có một số bia không rõ niên đại do sự ăn mòn nên dòng ghi niên đại đã không còn đọc được nữa. Nếu căn cứ vào nội dung văn bia, phong cách tạo tác, phong cách thư pháp cũng như một số dữ kiện liên quan, chúng ta cũng có thể phần nào đoán định được niên đại tương đối của một số bia, tuy nhiên chúng tôi không làm như vậy vì tính chính xác không đảm bảo. Theo đoán định, số văn bia không ghi rõ niên đại này chủ yếu là bia thời Nguyễn. Những bia thuộc nhóm này thường là các bia nhỏ và nội dung đơn giản, văn chương cũng rất bình dân, giản dị, được viết bởi người địa phương chứ không phải các bậc hay chữ hoặc đại bút.

2.2.2. Một số đặc điểm văn bản văn bia huyện Văn Lâm

2.2.2.1. Kích thước của văn bia huyện Văn Lâm

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành đo đạc kích thước của các tấm bia để làm đặc điểm nhận dạng cũng như đánh giá mức độ to nhỏ của chúng. Chúng tôi chia làm các nhóm theo đơn vị diện tích, được tổng hợp như sau: (xem bảng số 15 để có thông tin cụ thể hơn)

Bảng số 10: Bảng tổng hợp kích thƣớc bia huyện Văn Lâm Nhóm kích thƣớc Số lƣợng (đơn vị) Tỉ lệ (%) Dưới 0,1m2 15 4,79 0,1 m2 đến dưới 0,2 m2 81 25,88 0,2 m2 đến dưới 0,3 m2 70 22,36 0,3 m2 đến dưới 0,4 m2 36 11,5 0,4 m2 đến dưới 0,5m2 24 7,67 0,5 m2 đến dưới 0,6 m2 17 5,43 0,6 m2 đến dưới 0,7 m2 26 8,3 0,7 m2 đến dưới 0,8 m2 15 4,79 0,8 m2 đến dưới 0,9 m2 9 2,87 0,9 m2 đến dưới 1,0 m2 9 2,87 Từ 1,0 m2 trở lên 11 3,51 Tổng số 313 100

Qua bảng tổng hợp trên, ta thấy kích thước của đa số bia huyện Văn Lâm thuộc dạng nhỏ, số lượng bia to chiếm tỉ lệ thấp hơn. Bia có diện tích nhỏ nhất là bia Thủy tạo Diên Phúc tự 始造延福寺(kí hiệu 5778-81) tại thôn Tuấn Dị với kích thước 20x24cm, tạo năm Vĩnh Trị 4 (1679); bia có diện tích lớn nhất là bia Bản Tịch tự phúc điền bi 本寂寺福田碑 (kí hiệu 5529-30) tại xã Đình Loan (cũ) với kích thước 115x175cm, tạo năm Thịnh Đức 5 (1657). Kích thước của một tấm bia cơ bản tỉ lệ thuận so với mức độ quan trọng cũng như kinh phí mà nơi dựng bia có thể bỏ ra. Vì vậy những bia của tư gia, hoặc

của các địa phương có kinh phí eo hẹp rất hiếm có bia kích thước lớn. Những bia to và nội dung hay hầu hết đều có liên quan đến vua chúa quan lại, hoặc là những người lắm tiền nhiều của dựng nên. Ví dụ ở bia Bản Tịch tự phúc điền

bi nêu trên cũng do hoàng tộc dựng lên. Nội dung tóm lược bia như sau: Chùa

Bản Tịch là nơi danh thắng được xây từ thời Lý Thần Tông. Từ Đạo Hạnh đã từng về đây tu hành. Từ xưa chùa đã được các tín chủ cúng tiến ruộng để dưỡng tăng thờ phật. Nhưng gần đây số ruộng đã bị đem bán mất. Nay bà Văn mẫu họ Trần ở phủ Chúa, quê huyện Thiên Bản xin xuất công khố lấy tiền bạc chuộc lại số ruộng đó giao cho nhà chùa và bản thôn canh tác phụng tự như cũ. Đồng thời phu nhân của quan Thiếu phó Thạch Quận công đệ khải lên xin Văn mẫu hạ chỉ chuẩn cho thôn Lương Xá làm dân tạo lệ, miễn cho các khoản binh lính phu dịch. Bia có kê các thửa ruộng chia cho các vương tử, cung tần nội phủ cung tiến và nguyên văn tờ lệnh chỉ.

2.2.2.2. Loại hình trang trí phổ biến trên văn bia huyện Văn Lâm

Hoa văn trang trí là thành phần quan trọng của một tấm bia (hoặc chuông, khánh) hoàn chỉnh, tuy nhiên không phải bia nào cũng có hoa văn trang trí. Xét một cách tổng thể, chúng tôi thấy rằng có mấy mô hình chính trong việc thiết kế cũng như trang trí văn bia:

- Bia tƣợng: Như một số ký hiệu 5249, 5255, 6454, 6465, 6532, 6818. Những bia này thường là bia hậu, tượng phù điêu được khắc lên mặt bia chính là những vị hậu đáng kính của địa phương. Số lượng tượng khắc lên tùy thuộc vào nội dung bia, có thể là một, hai người, hoặc nhiều hơn nữa. Hai bên thường khắc tên tuổi, húy hiệu của hậu cùng những công đức của người (nếu còn chỗ, hoặc có ghi). Những bia này vì được chạm trổ công phu nên cơ bản là đều có trổ họa tiết ở trán bia, diềm bia và đáy bia31

. Họa tiết trang trí cũng phong phú, không có một quy chuẩn nhất định. Có thể tham khảo một số hình ảnh như sau:

31

Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy nhiều nơi bia tượng chạm rất đẹp nhưng không khắc hoa văn, điều này chỉ là nhận xét cục bộ trong phạm vi văn bia Văn Lâm mà chúng tôi đề cập.

- Bia bài vị: Có hai hình thức: Bia chỉ ghi bài vị; Bia Hậu kết hợp với một mặt ghi bài vị, như một số thác bản dưới đây:

Hình 3: Một số ảnh thác bản bia bài vị

- Bia chỉ dụ: Là bia khắc lệnh chỉ của vua chúa. Trong số văn bia huyện Văn Lâm, có bia Bản Tịch tự phúc điền bi 本寂寺福田碑 (kí hiệu 5529-30) có một mặt khắc nguyên chỉ dụ chuẩn cho thôn Lương Xá làm dân tạo lệ. Hình thức bia này rất đẹp, chạm khắc hoa văn rồng phượng rất công phu.

Hình 4: Bia ghi chỉ dụ ban dân tạo lệ tại chùa Bản Tịch - Bia thông thƣờng: Không giới hạn chủ đề - Bia thông thƣờng: Không giới hạn chủ đề

Số lượng các bia loại này chiếm chủ yếu tổng số bia huyện Văn Lâm, thời kỳ tạo tác cũng rất phong phú, từ niên đại sớm nhất thời Trần cho đến những năm cuối niên hiệu Bảo Đại, vì thế phong cách trang trí cũng là một đề tài nan giải. Chúng tôi trong khuôn khổ luận văn này chỉ có thể đưa ra một cái nhìn tổng quan về nhiều đặc điểm của văn bia huyện Văn Lâm, phần nghiên cứu cụ thể hoa văn trang trí trên bia qua các thời kỳ và nội hàm đặc trưng trong đó sẽ được tiến hành trong những nghiên cứu khác sâu hơn. Tuy nhiên chúng ta có thể hình dung được một mô hình phong cách trang trí cho loại bia

này. Ngoại trừ những bia không có hoa văn, thì phong cách thiết kế và trình bày hoa văn chủ đạo vẫn là:

Trán bia: Rồng/phượng chầu mặt trời/mặt trăng hoặc lá, mây cách điệu thành hình rồng chầu mặt trời vẫn là những chủ đề chủ yếu trong việc trang trí trán bia. Bia Linh Thung tự bi kí (kí hiệu 27267) tại chùa Nôm, xã Đại Đồng có hoa văn trán bia khá đơn giản nhưng đẹp: Mặt trời không hề cầu kỳ, họa tiết rồng chầu cũng hết sức giản dị, thanh mảnh, tua râu rồng uốn lượn hình sin lại gợi cho ta nhớ đến phong cách rồng thời Lý. Và cũng chỉ thấy một số bia trong chùa đó với họa tiết rồng mảnh như vậy. Ngoài ra, trong số thác bản bia huyện Văn Lâm còn bia Tín thí (ký hiệu 27381) tại xã Lạc Hồng với trán bia khắc hình chim phượng chầu mặt trời/mặt trăng, nhưng điều đặc biệt là họa tiết mặt trời/mặt trăng không trình bày theo kiểu truyền thống là hình tròn ở giữa và tua lửa xung quanh, mà nó được cách điệu gồm hai vòng tròn đồng tâm, tua lửa tỏa thẳng ra kết hợp với các hình tròn chồng lên nhau. Ngoài đề tài trang trí họa tiết rồng/phượng chầu mặt trời/trăng theo bố cục đối xứng thì còn có một số bia với những họa tiết khác rất đáng lưu tâm. Minh họa như các ảnh dưới đây:

Hình 5: Trán bia Tín thí với họa tiết mặt trời và tua lửa cách điệu đặc biệt

Hình 6: Ngƣời ở trần dạng hai chân hai tay đội mặt trời32

(Bản Tịch tự bi minh, kí hiệu 5527-28, đặt tại xã Đình Loan cũ)

Hình 7: Tam bảo Phật – Pháp – Tăng và hai Hộ pháp

(Lưu truyền Bản Tịch tự bi, kí hiệu 5531-32, đặt tại xã Đình Loan cũ)

Ngoài những họa tiết trang trí theo lối đối xứng trên, trán bia huyện Văn Lâm còn có khá nhiều bia với họa tiết đơn lẻ không đối xứng, như họa tiết đầu rồng, chim phượng,v.v…

Minh họa bằng một số ảnh dưới đây:

32

Mô thức trang trí này cũng xuất hiện ở một số bia thuộc xứ Kinh Bắc. PGS.TS. Phạm Thị Thùy Vinh lý giải: “Trán bia chạm khắc hình giống người đàn bà dạng hai chân hai tay giơ đỡ mặt trời độ lên đầu” (tr.131, sđd).

Hình 8: Trán bia chạm hình đầu rồng

(Kí kị bi kí, kí hiệu 5565, đặt tại xã Đình Loan cũ)

Hình 9: Trán bia hình cột 4 mặt chạm hình chim phƣợng

(Sáng lập thất đường, kí hiệu 5561-64, văn chỉ thôn Tăng Bảo xã Cự Sưu cũ)

Diềm bia: Chủ yếu là họa tiết hoa dây uốn lượn, mây sóng uốn lượn, có một số bia còn chạm cả họa tiết rồng rất đẹp mắt.

Chân bia: Chủ yếu là họa tiết đài sen nhà Phật, sóng nước trình bày theo bố cục đối xứng, đặt dưới bia tạo thành một thế chân đế vững chắc. Tuy

vậy cũng có một số hình tượng trang trí ngoại lệ. Lại là trường hợp đối với bia

Lưu truyền Bản Tịch tự bi (5531-32, đặt tại xã Đình Loan cũ), chân bia chạm

họa tiết kỳ lân chầu về một cái đỉnh (vạc).

Hình 10: Họa tiết kỳ lân chầu đỉnh tại chân bia

2.2.2.3. Bố cục phổ biến của văn bia huyện Văn Lâm

Về cơ bản, bố cục phổ biến của văn bia huyện Văn Lâm cũng không có nhiều khác biệt so với văn bia các địa phương khác. Phần quan trọng nhất trong nội dung một văn bia vẫn là phần ký記. Đó là phần chủ yếu, nhưng phần chữ đầu tiên của một văn bia không thể thiếu tên bia khắc trên phần trán bia, hoặc ngay phần đầu của nội dung; phần tiếp theo thông thường là ghi địa danh và một người/nhóm người có những chức trách liên quan đến việc làm ra tấm bia này, đoạn này giúp ta định vị được vị trí tấm bia, và sau này là dữ kiện quan trọng để nghiên cứu địa danh. Một bài văn bia được cho là hay khi bài ký sung mãn sự nho nhã, câu cú biền ngẫu đối xứng thuận tai, đồng thời phải kết hợp với một bài minh (chủ yếu dưới dạng thơ bốn chữ) ngắn gọn, súc tích mang tính chất tổng hợp lại toàn bộ lời ký. Xét tổng thể văn bia huyện Văn Lâm thì số văn bia đầy đủ cả ký và minh không phải nhiều. Còn dạng bia ghi công đức hoặc điều lệ thì sau bài ký sẽ có một phần ghi liệt kê các dữ kiện liên quan như các điều lệ, tên người công đức, liệt kê số tiền, ruộng đất, v.v… Cuối cùng là phần ghi những thông tin khác liên quan đến việc tạo tác văn bia (hoặc tấm bia) như: niên đại, người soạn, người nhuận sắc, người viết, người khắc, người chịu trách nhiệm.v.v… Do vậy chúng ta có thể mô hình hóa một cách tương đối bố cục phổ biến của văn bia huyện Văn Lâm bằng sơ đồ sau:

Tên bia Địa danh, nhóm người

Bài ký, bài tự

Liệt kê dữ kiện liên quan

Niên đại, người soạn, viết, khắc, kí

2.3. Thông tin ngƣời tạo tác văn bia huyện Văn Lâm

Như phần 2.2.2.3. Bố cục phổ biến của văn bia huyện Văn Lâm đã nêu , phần cuối cùng của một văn bia hoàn chỉnh sẽ là thông tin về những người có liên quan đến việc tạo tác bia, trong đó có các yếu tố về người soạn, người viết chữ và người khắc. Đây là một yếu tố không hề nhỏ trong văn bia vì ý nghĩa to lớn, đó là lưu lại dấu ấn của những nhân vật góp phần tạo dựng nên một tấm bia. Qua tên gọi của từng người liên quan trên, ta có thể hình dung khá rõ về công việc của mỗi người: Người soạn soạn nội dung văn bia sao cho đúng thể thức và hay; người viết thì viết chữ lên bia với nội dung đã được soạn; người khắc là thợ chuyên khắc chữ lên bia. Vì thế, một tấm bia hoàn chỉnh là sự kết hợp hoàn hảo của mối quan hệ thầy – thợ. Qua khảo sát nội dung văn bia huyện Văn Lâm, chúng tôi có liệt kê được những bia có ghi các yếu tố người soạn, viết và khắc được thể hiện bằng bảng … phần Phụ lục.

Một tấm bia hoặc bất kỳ một sản phẩm minh văn (văn khắc) nào cũng trải qua nhiều công đoạn trong khâu tạo tác, mà chủ yếu là ba yếu tố: Người soạn nội dung cho văn bia, người thể hiện nội dung đó qua chữ viết, và người thợ khắc nội dung đó. Đó là một sự tổng hợp thống nhất và không thể tách rời, một sản phẩm tốt phải là sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố đó, người nào cũng đều phải đạt một trình độ nhất định về chuyên môn. Những người đó là ai? Trong sách Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã có ghi: “Đó là những con người với các chức danh và thân phận khác nhau đã để lại cho đời sau hàng nghìn, hàng vạn tấm bia với nội dung phong phú, hình tượng điêu khắc đa dạng”33

. Thông thường một bài văn bia sẽ ghi lại đầy đủ những thông tin của những người tạo tác, nhưng một phần nhiều hơn thì lại không ghi đầy đủ. Bởi vì “Có khi chỉ là những ý đơn giản được sắp xếp lại, hoặc chỉ là ghi tên người cung tiến, do đó không cần mời người soạn. Vì thế nhiều bia chỉ ghi tên người viết chữ và phường thợ khắc. Cũng có thể vì một lý do nào đó mà cả tên người soạn, người viết chữ và thợ khắc đều không được ghi vào bia”34

.

33

Sđd, tr. 102

Văn bia là thể loại văn bản có mục đích ghi lại những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lâu dài, lưu truyền mãi mãi nên được con người rất chú trọng đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Nhưng tùy theo mức độ quan trọng của sự việc, cũng như kinh phí có thể cho việc dựng bia mà độ tinh xảo, độ hoành tráng cũng như độ hay của nội dung cũng theo đó mà thay đổi, điều đó phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn bia huyện văn lâm tỉnh hưng yên luận văn ths hán nôm 60 22 01 04 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)