Đối với hoạt động hình thành kiến thức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hứng thú môn lịch sử trong dạy học trực tuyến ở trường THPT (Trang 28 - 32)

Mục đích của hoạt động này là giúp HS lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng đã có của bản thân. GV sẽ giúp HS xây dựng kiến thức, kỹ năng mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức, kỹ năng cũ và mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/khái niệm mới…

Đây là hoạt động chủ yếu của cả tiết học. Từ trước đến nay, rất nhiều GV đã cố gắng đổi mới phương pháp và kỹ thuật dạy học nhằm tạo hứng thú cho HS, để tiết học đó có hiệu quả hơn. Trong đề tài này, ở nội dung tìm hiểu kiến thức mới – nội dung chính của bài học - bản thân tôi đã thiết kế bài giảng với nhiều hình ảnh, video và trò chơi phong phú, thu hút học sinh tham gia tích cực hơn, lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Vì dạy học trực tuyến nên HS dễ rơi vào tình trạng chán nản, lơ là mà quá trình giảng dạy GV khó có thể quan sát được hết. Do đó, trong việc thiết kế các hoạt động đòi hỏi GV phải đưa vào nhiều tranh ảnh, câu chuyện tạo hứng thú cho học sinh.

Ví dụ 1: Khi dạy mục III – Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt (Bài 19:

Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1951-1953) – Lịch sử 12). GV thiết kế trò chơi “Nhận diện lịch sử”

Với trò chơi này, yêu cầu HS phải đọc bài trước, quan sát các hình ảnh và dữ liệu mà GV cho để đưa ra câu trả lời của mình. Sau khi trả lời hết các dữ kiện đó, GV chốt lại bằng 1 bảng thống kê đã chuẩn bị trước.

Mặc dù nội dung này năm học 2021-2022, trong công văn 4040 Bộ giáo dục và Đào tạo đã giảm tải nhưng giáo án này năm ngoái tôi đã dạy và thấy có

hiệu quả nên đưa ví dụ này vào. GV có thể thiết kế theo hướng này của các nội dung và bài học khác.

Ví dụ 2: Khi dạy mục 2 – Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc (Bài 13:

Việt Nam thời nguyên thủy – Lịch sử 10); GV thiết kế trò chơi “Vòng quay kỳ diệu”

Nếu ở trên lớp học trực tiếp, GV có thể tổ chức các đội chơi và cho HS lên quay. Nhưng vì học trực tuyến nên Gv sẽ bấm quay. Khi dừng lại ở ô bao nhiêu điểm thì GV gọi HS trả lời. Ban đầu lúc chưa quen sẽ có nhiều cái lúng túng. Nhưng những bài sau Gv vẫn sử dụng trò chơi này thì HS sẽ làm nhanh và hiệu quả hơn.

* Yêu cầu: Học sinh phải nghiên cứu sách giáo khoa, phải nhanh tay bấm mic hoặc giơ tay xin trả lời câu hỏi. Nhờ đó HS sẽ hào hứng tham gia vào bài học mà không chán nản, lơ là hoặc buồn ngủ.

Ví dụ 3: Khi dạy mục 3 - Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở

VN (Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919-1925) – Lịch sử 12; GV cho HS làm việc nhóm:

Thông thường, khi dạy học trên lớp, phương pháp làm việc nhóm luôn được các GV sử dụng và HS thì rất quen thuộc nên làm việc khá hiệu quả. Tuy nhiên, dạy học trực tuyến để thảo luận nhóm khá mất thời gian và khó triển khai vì các em ai ở nhà người nấy nên hầu như các GV không tổ chức. Tuy nhiên, có những nội dung nếu triển khai làm việc nhóm không nhất thiết phải làm trong giờ học. GV có thể giao nhiệm vụ cho từng nhóm, các em lập nhóm zalo hoặc facebook để thảo luận. Đến giờ học tiếp theo các em sẽ chiếu kết quả làm việc của mình và thuyết trình. GV có thể dựa trên kết quả làm việc nhóm đó của các em để lấy điểm đánh giá thường xuyên.

Còn đối với các nội dung nhỏ muốn triển khai ngay trong giờ dạy bằng hình thức thảo luận nhóm thì GV có thể dùng phần mềm dạy học TEAM, có cách thức chia nhóm hoạt động, lập các phòng thảo luận nhóm và chuyển kết quả đó lên Padlet hoặc chia sẻ trình chiếu qua zoom.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hứng thú môn lịch sử trong dạy học trực tuyến ở trường THPT (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)