thời.
Sau mỗi bài học hoặc một nhóm bài học, GV có thể tổ chức kiểm tra, ôn luyện qua mạng thông qua các phần mềm hoặc công cụ trực tuyến như Google Forms, Kahoot, Microsoft Forms,… Trong đó có những công cụ thích hợp để tổ chức kiểm tra, đánh giá; có công cụ lại thích hợp để tổ chức cho HS làm trắc nghiệm trên nền tảng trò chơi. Như vậy, việc lựa chọn công cụ nào tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của GV cũng như điều kiện thực tế của HS.
- Có chế độ thi đua khen thưởng: Tôi thường tặng sao cho các em ngay khi trả lời đúng, có cố gắng, có tiến bộ. Quy định đủ 10 sao thì đổi quà hoặc điểm. Quà cô ghi sổ và sẽ gửi lại các em khi quay lại trường. Cuối buổi học, luôn cho học sinh bình chọn 3 bạn tích cực nhất và tặng.
- Cố gắng gọi được khá nhiều học sinh. Nhiều bạn không thích học vì cô không gọi.
- Có thư khen cuối tuần đăng lên nhóm lớp: Thiết kế thư khen các em tiến bộ gửi nhóm lớp, nhóm phụ huynh. Cuối tuần đưa vào slide choc ả lớp xem. Kích thích thi đua.
- Có padlet để làm quen học sinh, tổ chức các cuộc thi. Có trao giải thưởng 5 quyển vở. Có yêu cầu chia sẻ, kêu gọi bình chọn để tạo sự lan tỏa.
Quay video nội dung trọng tâm bài học thời lượng chỉ 5 – 10 phút đăng kênh youtube. Gửi lên nhóm lớp cho HS xem lại nếu sau bài học vẫn chưa nắm chắc kiến thức. Điều này, GV có thể sử dụng luôn tính năng quay video có sẵn trong powerpoint là được.
Các buổi học trực tuyến, tôi đã linh hoạt công tác đánh giá học sinh theo phương pháp tự học, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức để tham gia các hoạt động trò chơi qua các ứng dụng phần mềm… Bước đầu, những đổi mới này đã đem lại hiệu quả, đồng thời giúp học sinh thích thú, khám phá, nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề, kiến thức trước khi tham gia lớp học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ có giáo viên là người “ Cầm cân nảy mực” mà nên cho học sinh tham gia vào việc đánh giá kết quả học tập của bạn cũng như của bản thân mình.
Trong quá trình dạy, tôi luôn kiểm tra, theo dõi, giám sát tiến trình hoạt động, kết quả của các hoạt động của từng học sinh để có sự động viên khuyến khích hay giúp đỡ kịp thời.
KẾT LUẬN 1. Kết luận 1. Kết luận
Như vậy, dù triển khai việc học trực tuyến còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng bằng sự nhạy bén và thích ứng nhanh của cả giáo viên và học sinh, phương pháp giảng dạy trực tuyến cũng thu nhận những kết quả đáng khích lệ về mức độ nỗ lực, kết quả học tập của học sinh… Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy còn nhiều hạn chế về tương tác trong các lớp học online.
Nhìn chung, học trực tuyến trong thời đại dịch này là điều cấp thiết và là giải pháp tối ưu cho ngành giáo dục. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận những lợi ích như sự an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể học mọi lúc, mọi nơi, rèn luyện kỹ năng tập trung, lựa chọn những khoá học từ xa tiện lợi,… dành cho học sinh.
Tóm lại, để có một môi trường học tập tốt giúp các em phát triển toàn diện, dù là lớp học truyền thống hay trực tuyến đều đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, ý thức và sự đồng hành của giáo viên, học sinh và cả bậc phụ huynh. Ngoài ra, việc lựa chọn khóa học phù hợp, chất lượng cao cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên niềm đam mê, hứng thú cho các em trong việc học trực tuyến trong giai đoạn bình thường mới.