Khởi động bằng tranh ảnh minh họa

Một phần của tài liệu MỘT SỐ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH (Trang 29 - 35)

1 .Thiết kế các hoạt động khởi động

1.3.3.Khởi động bằng tranh ảnh minh họa

1.3. Thiết kế và thực hiện các hoạt động khởi động và một số hình thức tổ

1.3.3.Khởi động bằng tranh ảnh minh họa

Sử dụng tranh ảnh minh họa là phương pháp khá phổ biến trong dạy học, đặc biệt khởi động bài học bằng tranh ảnh minh họa tạo cảm giác chân thực, sinh động, có tác dụng kích hoạt hứng thú học tập của học sinh trước khi vào bài mới.

Tranh ảnh góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Đặc biệt, tranh ảnh còn có ý nghĩa trong việc giúp học sinh nhớ kỹ , hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức Lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng thu nhận được bằng trực quan.

Mặt khác tranh ảnh còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích nhận xet, hình dung quá khứ lịch sử được phản ánh, minh hoạ như thế nào. Học sinh suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua. Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển đó. tranh ảnh góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch, gây hứng thú học tập nó là “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại. Sử dụng tranh ảnh trong việc khởi động bài học lịch sử không những làm cho quá trình học tập thêm sinh động mà còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tập cho các em học sinh nhìn thấy bản chất của sự kiện, kích thích tính ham hiểu biết của các em. tranh ảnh cũng chính là phương tiện trực quan được sử dụng như là nguồn chủ yếu dẫn đến kiến thức mới.

Cách thực hiện: Giáo viên lựa chọn Một số hình ảnh gợi liên tưởng đến một vài vấn đề trọng tâm trong bài học. Tiến trình thực hiện như sau:

Bước 1: Giáo viên phổ biến hình thức hoạt động.

Bước 2: Giáo viên trình chiếu hình ảnh, học sinh quan sát, trả lời.

Ví dụ 1:Khởi động bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” (Lịch sử lớp 10 Học kì II)

Đáp án: Ô. Crôm-oen

Câu 2: Nhìn hình ảnh chân dung bức tranh tiếp theo, em hãy cho biết ông là ai?

Câu 3: Hình ảnh này nói đến tầng lớp nào trong xã hội nước Pháp?

Đáp án: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng.

Câu 4: Hình ảnh này nói đến sự kiện nào ở nước Pháp năm 1789?

Câu 5: Hình ảnh này nói đến sự kiện nào ở nước Pháp năm 1793?

Đáp án: Vua Lu-I XVI bị xử chem

Bước 3: Giáo viên nhận xet, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới.

Chúng ta đã nghiên cứu hai cuộc cách mạng tư sản đó là cách mạng tư sản Anh và cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về một cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kì cận đại của lịch sử thế giới, đó là cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Đây là cuộc cách mạng xã hội sâu rộng, đã xóa bo chế độ phong kiến mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Pháp, là cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn, lâu dài trong phạm vi Châu Âu cũng như thế giới và có ý nghĩa lớn lao đối với thời đại. Lê-nin đã gọi đây là cuộc Đại cách mạng”.

Ví dụ 2: Khởi động bài 20 tiết 2: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)”( Lịch sử lớp 12 Học kì I)

Lá cờ chiến thắng bay trên nóc hầm tướng Đơcatxtơri

Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng đến Thụy Sĩ tham dự Hội nghị Giơnevơ, 1954

Quang cảnh phiên họp Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, 1954 Bước 2:Học sinh thảo luận các câu hoi:

+ Các hình ảnh đó gợi cho em nhớ lại sự kiện lịch sử nào? + Kênh hình trên có mối quan hệ gì với nhau?

Bước 3:Học sinh báo cáo kết quả với giáo viên

Một phần của tài liệu MỘT SỐ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH (Trang 29 - 35)