1. Kết luận
Trong thời gian áp dụng thử, đặc biệt là sau khi đề tài được phổ biến rộng rãi trong nhóm Lịch sử ở đơn vị trường THPT Phan Đăng Lưu, chúng tôi nhận thấy, sáng kiến đã mang tới không khí học tập sôi nổi, vui nhộn, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi vào bài mới đồng thời giúp tôi kiểm tra, đánh giá được mức độ tìm hiểu bài trước khi lên lớp của học sinh, tôi thấy được những điều học sinh đã biết và chưa biết để dẫn dắt, đặt vấn đề, tạo tâm lí tò mò, thu hút sự chú ý của học sinh trước khi vào bài mới. Khi đã kích hoạt được động cơ học tập tích cực, sẽ giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác. Học sinh đã có sự thay đổi tích cực, từ việc sợ tiết Sử, chán tiết Sử nhiều em đã mong đến tiết Sử. Một số học sinh đầu năm còn nhút nhát chưa dám xung phong trả lời bài cũ hay tham gia xây dựng bài mới thì về cuối năm đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Sau khi sự dụng các hình thức khởi động trong các giờ học được nhiều giáo viên đặc biệt là các em học sinh hưởng ứng rất tích cực, giờ học vui vẻ, học sinh hứng thú học tập.
2. Đề xuất
Đối với tổ bộ môn.
- Tăng cường dự giờ, thao giảng để trao đổi, học hoi kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. - Tổ chức hội giảng, sinh hoạt chuyên đề để giáo viên học hoi, rút kinh nghiệm.
Đối với giáo viên.
Cần nhận thức đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ, là yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, tự giác nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư thời gian, chất xám để thiết kế bài học nói chung, phần khởi động bài học nói riêng theo hướng phát triển năng lực, tăng cường hoạt động của học sinh để thu hút các em tham gia vào những hoạt động học tập tiếp theo của bài học.
Đối với học sinh
Để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học nói chung, hoàn thành tốt phần khởi động nói riêng, học sinh cần có ý thức tự giác tìm hiểu, chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp.Trong quá trình học tập phải tích cực, tự giác, chủ động, thăng thắn, mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2006),Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
2. Bộ GD&ĐT(2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử 10,
NXB Giáo dục.
3. Bộ GD&ĐT, Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông.
4. Sách giáo khoa môn Lịch Sử khối 10, 11, 12 cơ bản và nâng cao. 5. Bộ GD&ĐT, Lịch Sử khối 10,11,12 sách giáo viên, NXB Giáo dục.
6. Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn chuyên đề đổi mới sách giáo khoa, NXB Giáo
dục.
7. Bộ GD&ĐT,Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực,NXB Giáo dục. 8. Bộ GD&ĐT,Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Lịch Sử trường THPT,NXB Giáo dục. 9. Bộ GD&ĐT,Thiết kế bài giảng 10,11,12 Lịch Sử,NXB Hà Nội