Khởi động bài học lịch sử từ việc xây dựng tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu MỘT SỐ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH (Trang 38 - 41)

1 .Thiết kế các hoạt động khởi động

1.3.5.Khởi động bài học lịch sử từ việc xây dựng tình huống có vấn đề

1.3. Thiết kế và thực hiện các hoạt động khởi động và một số hình thức tổ

1.3.5.Khởi động bài học lịch sử từ việc xây dựng tình huống có vấn đề

“Tình huống có vấn đề” là thời điểm thể hiện mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh để nhận ra điều mình chưa biết, mà chưa giải quyết được. Tình huống này buộc học sinh phải quyết tâm tìm hiểu, chứ không khoanh tay khuất phục. Song không phải điều không biết nào được đặt ra cũng tạo được tình huống có vấn đề, mà chỉ khi nào những điều học sinh nhận thấy không thể không biết, không thể không tìm hiểu để nhận thức đúng, sâu sắc vấn đề đặt ra, nhằm vào việc học tập. Việc giải quyết vấn đề là tiến hành tìm hiểu, làm sáng to những điều chưa biết để biết.

Để tổ chức các hình thức khởi động trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh , giáo viên luôn chú trọng khêu gợi học sinh đặt vấn đề để tìm hiểu, không dừng lại ở việc tiếp thu thụ động. Đặt câu hoi nêu ra điều mình chưa biết là một yếu tố quan trọng để học tập thông minh, chủ động. Vấn đề đặt ra là phải nhằm vào bản chất, những điều quan trọng để hiểu sự kiện, chứ không phải những chi tiết vụn vặt, hình thức bên ngoài. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề thông qua việc khai thác sách giáo khoa, sử dụng đồ dùng trực quan, tư liệu thành văn…

Học sinh tự mình nắm kiến thức, tự mình rút ra kết luận sau khi đã suy nghĩ kỹ. Những kết luận này là phản ánh những quan điểm riêng, có căn cứ khoa học, do các em nhận thức được. Học sinh chỉ học tập tốt, có kết quả khi các em phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề. Câu hoi đưa ra phải là vấn đề mới mà học sinh chưa biết. Câu trả lời của học sinh phải là sản phẩm của hoạt động tư duy.

Bước 1:Giáo viên đưa ra quan điểm trái chiều về một vấn đề của bài học.

Bước 2:Yêu cầu học sinh đưa ra chính kiến về vấn đề tìm hiểu của bài học.

Bước 3:Giáo viên nhận xet và dẫn dắt vào bài học.

Ví dụ:

Khi học về Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 giáo viên đưa ra vấn đề: Bàn về thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, một số sử gia tư sản cho rằng: đó là một sự“ăn may” vì nó diễn ra trong điều kiện“trống vắng quyền lực”.

Các nhà sử học của chúng ta lại khăng định: Thành công của cách mạng tháng Tám không phải là sự“ăn may”. Các em đồng ý với ý kiến nào, vì sao?

2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Trong thời gian áp dụng thử, đặc biệt là sau khi đề tài được phổ biến rộng rãi trong tổ Lịch sử ở đơn vị trường THPT Phan Đăng Lưu, chúng tôi nhận thấy, sáng kiến đã mang tới không khí học tập sôi nổi, vui nhộn, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi vào bài mới đồng thời giúp tôi kiểm tra, đánh giá được mức độ tìm hiểu bài trước khi lên lớp của học sinh, tôi thấy được những điều học sinh đã biết và chưa biết để dẫn dắt, đặt vấn đề, tạo tâm lí tò mò, thu hút sự chú ý của học sinh trước khi vào bài mới. Khi đã kích hoạt được động cơ học tập tích cực, sẽ giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác. Học sinh đã có sự thay đổi tích cực, từ việc sợ tiết sử, chán tiết sử nhiều em đã mong đến tiết Sử. Một số học sinh đầu năm còn nhút nhát chưa dám xung phong trả lời bài cũ hay tham gia xây dựng bài mới thì về cuối năm đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài…

Để đi đến kết luận về những lợi ích thiết thực của sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú của học sinh với môn Lịch sử ở 3 lớp trong hai thời điểm, trước và sau khi áp dụng đề tài. Kết quả cụ thể như sau:

Trước khi thực hiện đề tài: Học kì I, Năm học 2020-2021 Đối tượng

khảo sát

Mức độ yêu thích, hứng thú với môn Lịch sử

Thích Không thích Bình thường

Lớp Sĩ số Số lượng % Số lượng % Số lượng %

10a3,4,12 114 20 22,8% 80 70,2% 14 12,2%

Sau khi thực hiện đề tài: Học kì II, Năm học 2020-2021 Đối tượng

khảo sát

Mức độ yêu thích, hứng thú với môn Lịch Sử

Thích Không thích Bình thường

Lớp Sĩ số Số lượng % Số lượng % Số lượng %

10a3,4,12 112 82 73,2% 10 8,9% 20 17,8%

Kết quả này cho thấy, sau khi áp dụng những hình thức khởi động theo hướng phát triển năng lực học sinh như đã đề xuất trong đề tài thực sự đã tạo được hứng thú học tập, làm cho học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn nhiều so với trước khi chưa áp dụng sáng kiến.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH (Trang 38 - 41)