Khởi động bằng âm nhạc

Một phần của tài liệu MỘT SỐ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH (Trang 35 - 38)

1 .Thiết kế các hoạt động khởi động

1.3.4.Khởi động bằng âm nhạc

1.3. Thiết kế và thực hiện các hoạt động khởi động và một số hình thức tổ

1.3.4.Khởi động bằng âm nhạc

Âm nhạc có thể xem là một loại hình nghệ thuật dễ dàng đánh thức trái tim và tâm hồn con người một cách kì diệu nhất. Có người từng ví von rằng khi ngôn ngữ bất lực thì chính là lúc âm nhạc lên tiếng. Chính vì thế, việc đưa các giai điệu âm nhạc vào khởi động trong giờ học môn Lịch sử là một việc đáng khích lệ, góp phần đánh thức những rung động có thể còn ngủ sâu trong tâm hồn học trò.

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt tình cảm, xúc cảm của con người. Âm nhạc gồm thanh nhạc và khí nhạc. Cuộc sống của chúng ta với bao khoảnh khắc vui buồn, âm nhạc đã thể hiện rõ điều đó. Khi vui người ta ca hát, khi buồn, tuyệt vọng, cô đơn âm nhạc đã giúp chúng ta trải lòng. Trong chiến tranh khói lửa với bao hiểm nguy rình rập, âm nhạc có vai trò thúc dục con người mạnh mẽ, vững tin hơn, quyết chiến đứng lên chống lại mọi kẻ thù, khơi dậy lòng yêu nước cũng như sức mạnh tiềm tàng trong con người để vươn tới tương lại tốt đẹp. Ở các trường trung học phổ thông các môn học đều được xây dựng và tác động đến việc hình thành nhân cách cho học sinh theo hướng chủ yếu: Từ trí tuệ đến tình cảm ngược lại âm nhạc có tác dụng đi từ con tim đến khối óc của con người. Âm nhạc giúp cho con người có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền thống của cha ông, đạo lí làm người. Sự oanh liệt hào hùng của lịch sử Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ một thời máu lửa đã được các nhạc sĩ thể hiện thành công, sinh động trong nhiều ca khúc cách mạng. Việc kết hợp những ca khúc cách mạng trong dạy học lịch sử là điều rất cần thiết và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong dạy học lịch sử hiện nay:

Giảm bớt sự khô khan trong việc dạy và học lịch sử, giảm bớt những thông số, con số, tạo cho giờ dạy học lịch sử trở nên nhẹ nhàng có sức thu hút, giúp học sinh tiếp thu bài học lịch sử một cách có hiệu quả.Cải thiện thực trạng học sinh còn xa rời với bộ môn lịch sử, giúp các em nhìn nhận lại về cách học môn lịch sử

Giúp học sinh tiếp thu các kiến thức lịch sử nhẹ nhàng cô đọng thông qua những ca khúc cách mạng. Đặc biệt thông qua ca từ và âm nhạc sẽ có sức lay động đến tâm tư, tình cảm và nhận thức của người học. Giúp học sinh hình dung một cách cụ thể, sinh động các giai đoạn lịch sử.

Cách thực hiện: Giáo viên chuẩn bị hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị các bài hát, khúc ngâm có liên quan đến chủ đề bài học. Học sinh nghe đoạn nhạc giáo viên chuẩn bị, hoặc biểu diễn ca khúc mình chuẩn bị. Sau đó, giáo viên hướng dẫn để học sinh chia sẻ những cảm xúc khi nghe bài hát. Từ cảm xúc chân thực đó, giáo viên gợi dẫn học sinh vào bài mới.

Ví dụ 1: Khởi động bài “ Những thành tựu văn hóa thời cận đại”- , Lịch sử 11,

kì I.

Bản nhạc: Hồ Thiên nga

Bước 1: Giáo viên thông qua hình thức tổ chức HĐKĐ.

Bước 2: Học sinh nghe nhạc, nêu những cảm nhận của mình về nội dung đoạn nhạc.

Giáo viên cho HS nghe một đoạn trong bản nhạc “Hồ Thiên nga” Sau khi kết thúc giáo viên cho học sinh trình bày cảm nhận về đoạn nhạc: Theo em, đoạn nhạc trên, nói lên điều gì?

HS: 1-2 học sinh trả lời.

Bước 3: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Đúng vậy, Những điệu múa uyển chuyển,

mềm mại, thanh thoát thể hiện net đẹp của con người trong thời kì cận đại, đồng thời nói lên tư tưởng tự do của giai cấp tư sản. Bản nhạc HồThiên nga là một trong những thành tựu về lĩnh vực âm nhạc nói riêng và cũng là là thành tựu văn hóa từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX nói chung. Vậy vào thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX văn hóa thời cận đại có những thành tựu tiêu biểu nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.

- Ví dụ 2:

Bản nhạc: Giải phóng miền Nam

Bản nhạc: Tiến về Sài Gòn

Khi dạy bài 23 - Tiết 2 - Lịch sử lớp 12, học kỳ II: “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)”

Bước 1: Tuỳ thuộc vào đặc diểm của từng lớp và đối tượng của học sinh, Giáo viên tiến hành tổ chức khởi động bài học bằng nhiều cách sau:

+ Hoặc xem bài hát “Tiến về Sài Gòn” và “Giải phóng miền Nam” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

+ Hoặc cho học sinh hát 1 trong 2 bài hát trên

Bước 2:Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra nội dung của bài hát.

Bước 3:Giáo viên nhận xet và dẫn dắt vào bài mới.

- Ví dụ 3: Khi dạy bài 20 tiết 2: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)”( Lịch sử lớp 12 Học kì I) cho học sinh đóng vai làm ca sĩ:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh đóng vai làm ca sĩ ( bài hát đã chuẩn bị trước) về nhạc phẩm” Giải phóng Điện Biên” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận.

Bước 2:Học sinh lắng nghe, thảo luận câu hoi.

Bài hát đó gợi cho em những cung bậc cảm xúc như thế nào về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?

Bước 3:Học sinh báo cáo kết quả làm việc.

Bước 4:Giáo viên nhận xet, đánh giá và chuyển tiếp vào bài học.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ở TRƯỜNG THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH (Trang 35 - 38)