Quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2014 (Trang 64 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với kinh tế nông thôn

2.2.2. Quá trình tổ chức thực hiện

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện những biện pháp thiết thực để đẩy nhanh q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn.

Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã phát động phong trào hiến đất, góp sức, góp tiền để xây dựng NTM. Đây là cuộc phát động hết sức khó khăn và nan giải, nhƣng trong số 14 xã làm điểm, bình qn mỗi xã nơng dân đã góp và hiến 20-25 ha đất để làm giao thông thủy lợi, các cơng trình phúc lợi cơng cộng, làng nghề… Sau 1 năm triển khai thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, đến ngày 15-4-2012 tồn huyện có 15 xã thực hiện. Đã có 151 thơn thực hiện với tổng diện tích dồn điền, đổi thửa 4.510,82 ha/5.531,31 ha đất nông nghiệp, trƣớc khi dồn điền, đổi thửa bình quân 3,22 thửa/hộ, sau khi đã dồn điền, đổi thửa bình quân 1,57 thửa/hộ, giảm so với trƣớc là 1,65 thửa. Các xã tổ chức tốt đợt ra quân làm thủy lợi mùa khơ, hình thành cơ bản các tuyến đƣờng giao thông nội đồng, hệ thống mƣơng tƣới, tiêu hợp lý đúng quy hoạch đảm bảo chất lƣợng. Hệ thống giao thơng nội đồng đã cứng hóa đƣợc 40 km đƣờng giao thơng nội đồng, đào đắp mới 250 km đƣờng với khối lƣợng 720 ngàn m3 đất; nạo vét khơi thơng dịng chảy cho hệ thống kênh mƣơng tƣới, tiêu với tổng khối lƣợng 280 ngàn m3 đất. Ngoài ra kêu gọi, vận động nhân dân hiến đƣợc trên 22,52 ha đất để làm đƣờng giao thông, xây dựng các cơng trình phúc lợi, điển hình nhƣ Quảng Hợp đã vận động nhân dân hiến đƣợc 14,6 ha; 15 xã làm điểm đã góp đƣợc 326,6 ha đất để mở rộng hệ thống đƣờng giao thông, kênh mƣơng nội đồng, xây dựng kết cấu hạ tầng tạo mặt bằng thu hút các nhà đầu tƣ. Quảng Lợi và Quảng Phong là 2 xã điểm của huyện cũng đã hoàn chỉnh hệ thống giao thông thủy lợi sau dồn điền, đổi thửa và làm mới đƣợc một số tuyến đƣờng giao thông liên thôn với tổng nguồn vốn đầu tƣ trên 10 tỷ đồng. Đến năm 2014, thông qua dồn điền, đổi thửa, bình quân mỗi xã nhân dân đã hiến đƣợc trên 5 ha đất, bình qn đạt 1,8 thửa/hộ; diện tích ni trồng thủy sản đạt 1.361,8 ha, sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt 20.869 tấn, tồn huyện có 30 làng nghề truyền thống đƣợc khơi phục, nhƣ: chế biến cói, mây tre đan, mộc, chế biến nƣớc mắm,...và một số làng nghề mới du nhập nhƣ đan đèn lồng, sơn mài, thêu ren, đính hạt cƣờm, làm hƣơng xuất khẩu.

Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, huyện Quảng Xƣơng đã ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ các xã phát triển KT-XH, tạo nguồn lực cơ bản xây dựng NTM. Cùng với việc hỗ trợ phát triển kinh tế, huyện Quảng Xƣơng cũng đã ban hành nghị quyết hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhƣ: Hỗ trợ 50% giá trị để làm các tuyến đƣờng chính của xã; hỗ trợ 50% giá trị xây dựng tu bổ các di tích lịch sử văn hóa; hỗ trợ kinh phí xây dựng trƣờng học cho một số xã gặp khó khăn... Bên cạnh đó, huyện khuyến khích các xã huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng NTM. Do vậy, từ năm 2011 đến năm 2014, tồn huyện đã xây mới 14 cơng sở xã, 6 trƣờng học; nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới 10 trạm y tế, 7 chợ nông thơn, nhiều cơng trình khác được làm mới, tu bổ, nâng cấp theo tiêu chí NTM.

Cùng với phát triển kinh tế, huyện đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, bảo đảm tốt an sinh xã hội, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc. Tăng cường các biện pháp củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Hoạt động văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của nhân dân được cải thiện. Chất lượng giáo dục được nâng lên. Cơng tác đào tạo nghề, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực. Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng được củng cố.

* Tăng cường ứng dụng KHKT vào trong sản xuất

Từ năm 2009-2014, thực hiện Nghị quyết, Hội đồng nhân dân huyện đã hỗ trợ cho 30 máy gặt đập liên hợp trong tổng 59 máy của toàn huyện, tổng số tiền hỗ trợ: 1927,6 triệu đồng. Hỗ trợ đƣợc 6 máy cấy trong tổng 13 máy cấy của toàn huyện, tổng số tiền hỗ trợ: 251,6 triệu đồng. Tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện đúng cơ cấu giống, đúng lịch thời vụ; tƣới tiêu hợp lý, phòng trừ sâu bệnh; tăng thêm 19 máy gặt đập liên hợp nâng tổng số máy gặt đập liên

hợp toàn huyện lên 58 máy; đƣa vào 6 máy cấy; xây dựng 3 mơ hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp tại xã Quảng Hợp, Quảng Văn, Quảng Đức; tổ chức 180 lớp tập huấn cho gần 10 nghìn lƣợt ngƣời tham gia về kỹ thuật thâm canh cây lúa và một số cây trồng khác; tăng cƣờng chỉ đạo sản xuất rau màu cây công nghiệp ngắn ngày. Đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp một số cơng trình thủy lợi thiết yếu phục vụ tƣới tiêu chủ động, không để hạn, úng xảy ra; chỉ đạo thực hiện tốt cơng tác phịng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện. Việc áp dụng máy cấy, máy gặt trong sản xuất lúa đã giải phóng sức lao động cho nông dân, tiết kiệm giống, thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận. Trong thực tế, nếu thu hoạch lúa bằng thủ cơng thì tỷ lệ rơi rụng từ 5-6%, thậm chí lên đến 10%, chi phí từ 350-400 nghìn đồng/sào (500m2). Trong khi sử dụng máy, tỷ lệ rơi rụng khoảng 2%, chi phí chỉ từ 180-200 nghìn đồng/sào. Khi sử dụng máy gặt đập liên hợp tốc độ thu hoạch rất nhanh, do vậy sẽ giảm rủi ro bị thất thiệt năng suất khi mƣa bão, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, góp phần giảm căng thẳng về mặt thời vụ (thời gian eo hẹp giữa các vụ, đặc biệt là khoảng thời gian thu hoạch lúa xuân xong để gieo cấy lúa mùa), thâm canh tăng vụ cũng dễ dàng hơn. Cấy bằng máy nhanh hơn cấy bằng tay khoảng 20 lần nên chủ động và giảm áp lực về mặt thời vụ, giảm căng thẳng về nhân cơng, giải phóng sức lao động, thâm canh tăng vụ/năm từ đó cũng dễ dàng hơn. Chi phí cho cấy máy thấp, sử dụng mạ khay nên lƣợng mạ sử dụng để cấy cũng ít hơn, tiết kiệm đƣợc giống và giảm chi phí làm mạ (trung bình cấy máy 150.000 đồng/sào, trong khi cấy 250.000 đồng/sào - 1ha máy cấy giảm 2 triệu đồng).

Từ khi có chính sách hỗ trợ máy cấy, máy gặt đập liên hợp đã thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất lúa phát triển mạnh. Những năm trƣớc đây, cơ giới hóa trong sản xuất cấy lúa mới chủ yếu tập trung ở khâu làm đất, tuốt đập, vận chuyển và xay xát lúa gạo. Đến năm 2014, gần 80% diện tích lúa đã đƣợc thu hoạch bằng máy, một số đơn vị đã áp dụng máy cấy vào sản xuất, góp

phần giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng lúa. Giải quyết bức xúc về lao động thời vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH. Làm thay đổi tƣ duy sản xuất của ngƣời nông dân, từng bƣớc hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn, thuận lợi cho việc chỉ đạo, quản lý sản xuất và thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tƣ vào sản xuất và thu mua sản phẩm cho nông dân, phát triển dịch vụ sản xuất.

* Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, mùa vụ, cơ cấu giống theo hướng hàng hóa.

Trong cơ cấu KTNN, Đảng bộ huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, hình thành vùng lúa năng suất, chất lƣợng hiệu quả cao; vùng sản xuất rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày; đƣa vào gieo trồng nhiều cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, chuyển một phần diện tích đất sản xuất lúa vùng sâu trũng sang mơ hình cá lúa, một phần diện tích đất sản xuất lúa, cây màu hiệu quả kinh tế thấp sang phát triển kinh tế trang trại bƣớc đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời, chủ động khắc phục kịp thời, có hiệu quả các yếu tố bất lợi của thời tiết, sâu bệnh, tăng cƣờng đầu tƣ cho thuỷ lợi, tích cực chuyển giao tiến bộ KHKT, do đó năng suất, sản lƣợng, giá trị các loại cây trồng, vật nuôi đều đƣợc nâng lên. Một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả, diện tích khơng chủ động nƣớc tƣới, hoặc diện tích trồng các loại cây trồng truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp đƣợc chuyển sang trồng các cây có giá trị cao hơn nhƣ: thuốc lào, mía, ớt, cà chua, rau màu... Cơ cấu mùa vụ tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hƣớng tăng diện tích trà lúa Xuân muộn, mùa sớm; giảm diện tích trà lúa Xuân chính vụ, mùa muộn. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống tiếp tục đƣợc đổi mới, các giống lúa cũ, dài ngày, nhiễm sâu bệnh, cho năng suất không ổn định đƣợc thay bằng các giống mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt

hơn (một số giống nằm trong cơ cấu nhƣ: Thái Xuyên 111, Bte-1... vẫn thể hiện ƣu thế vƣợt trội so với giống Xi23 về các đặc điểm sinh học: năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, thời gian sinh trƣởng...). Các loại cây trồng khác cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng chọn giống có năng suất, chất lƣợng cao, bố trí chân đất phù hợp, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định tiếp tục đƣợc mở rộng diện tích và đầu tƣ thâm canh. Hơn 10 ha mơ hình sản xuất ớt xuất khẩu vụ Đông Xuân 2013-2014 đã tạo đà phát triển theo hình thức hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Ngành chăn nuôi tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo theo hƣớng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn ni trang trại, nâng cao tầm vóc đàn bị và ni lợn hƣớng nạc. Năm 2014, hoàn thành xây dựng 8 trang trại chăn ni tập trung đạt tiêu chí của tỉnh; nâng tổng số trang trại đạt tiêu chí của tỉnh 31 trang trại, xây dựng 180 cơng trình khí sinh học (Biogas); đƣa vào nuôi mới 400 con lợn ngoại và truyền tinh nhân tạo đạt kết quả cho 4.000 con bò; tiêm phòng vắcxin cho đàn gia súc, gia cầm đạt 89,4% so với kế hoạch.

Đẩy mạnh khai thác gắn với chế biến thủy sản, đảm bảo ổn định diện tích, nâng cao hiệu quả ni trồng thủy sản mặn lợ và nuôi nƣớc ngọt. Xây dựng mơ hình ni tơm Thẻ chân trắng, cá Vƣợc, cá Diêu Hồng tại Quảng Trung, Quảng Thạch, Quảng Chính, Quảng Trƣờng. Tổng sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2014 đạt 20,5 nghìn tấn, bằng 102,5% kế hoạch. Nhờ có sự quan tâm đầu tƣ của Huyện ủy, ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển ổn định trên cả 3 mặt: khai thác, chế biến và nuôi trồng. Tổng sản lƣợng khai thác và nuôi trồng bình quân thời kỳ 2010-2014 đạt 22.730 tấn, tăng 26,3% so với bình quân giai đoạn 2005-2010 và tăng 103% kế hoạch. Tập trung chỉ đạo phát triển đƣợc 22 tàu có cơng suất lớn 90 CV trở lên, tăng 18 tàu so với năm 2010. Diện tích ni trồng ổn định là 1.362 ha với sản lƣợng bình quân trên 5 nghìn tấn, vƣợt kế hoạch đề ra.

Tiểu kết

Vận dụng đúng đắn các Nghị quyết của Trung ƣơng và chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, trong những năm 2006-2014, Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã lãnh đạo phát triển KTNN gắn với kinh tế nông thôn và xây dựng NTM. Nhờ đó, KTNN huyện Quảng Xƣơng đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Sản xuất tiếp tục đƣợc mở rộng, máy móc, thiết bị đƣợc đầu tƣ nâng cấp, áp dụng các thành tựu KH-CN vào sản xuất, nền KTNN hàng hóa đã cơ bản đƣợc hình thành. Những kết quả đạt đƣợc trong lĩnh vực nông nghiệp làm thay đổi quan trọng bộ mặt nông thôn, là động lực thúc đẩy KT-XH của huyện phát triển. KTNN gắn kết chặt chẽ với kinh tế nông thôn tạo tiền đề vững chắc để thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM theo hƣớng phát triển tồn diện. Có đƣợc kết quả đó là do sự chỉ đạo sát sao, thƣờng xuyên, kịp thời của Huyện ủy, cùng với những chính sách, biện pháp và sự quyết tâm nhất trí của nhân dân. Thành công của huyện Quảng Xƣơng trong phát triển KTNN đã khẳng định đƣờng lối phát triển kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH của Đảng là hoàn toàn đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2014 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)