Những chủ trương căn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2014 (Trang 56 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với kinh tế nông thôn

2.2.1. Những chủ trương căn bản

Sau 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, diện mạo huyện Quảng Xƣơng đã có nhiều thay đổi tích cực. Kinh tế từng bƣớc phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế không ngừng tăng lên (thời kỳ 2001-2005 là 11,02%, cao hơn thời kỳ 1995-2000 là 3,04%). CCKT chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu KTNN cũng chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Đƣờng lối đổi mới của Đảng tạo cho ngƣời dân Quảng Xƣơng tiếp cận với nhiều cơ hội phát triển. Chất lƣợng lao động của các xã trong huyện Quảng Xƣơng ngày càng đƣợc nâng lên, lao động có trình độ văn hóa và chun mơn ngày càng cao. Đây chính là tiềm năng, động lực quan trọng góp phần vào việc xây dựng và phát triển KT-XH của địa phƣơng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTNN của huyện bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế trong cả quản lý và cung cách làm ăn, tạo ra các sản phẩm chất lƣợng chƣa cao. Chuyển dịch CCKT còn chậm, chƣa thật vững chắc. Sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, nhỏ lẻ, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện; cơ cấu KTNN chuyển dịch chậm; việc áp dụng KHKT vào sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn nhiều yếu kém; lao động có trình độ kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp rất ít, chƣa tạo đƣợc bƣớc đột phá trong phát triển nông nghiệp của huyện, nhất là sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Trong bối cảnh đó, nền nơng nghiệp địi hỏi phải đẩy mạnh CNH, HĐH để tạo ra bƣớc phát triển mạnh mẽ hơn. Qua đó tạo đƣợc niềm tin vững chắc trong nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cấp, ban ngành, Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã tiếp tục chỉ đạo, lãnh đạo phát triển KT-XH của huyện mà trƣớc hết là sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.

Năm 2005, đánh giá chặng đƣờng 5 năm tiếp tục công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (2005-2010), Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (10-2005) đã đề ra phƣơng hƣớng chung trong phát triển kinh tế của huyện (xem phụ lục 2, trang 98). Các mục tiêu phát triển KTNN cũng đƣợc xác định và nhấn mạnh 4 chƣơng trình cơng tác trọng tâm: chƣơng trình xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên; phát triển đàn bò lai ngoại và lợn hƣớng nạc; phát triển thủ công nghiệp, giải quyết việc làm; xây dựng kết cấu hạ tầng với trọng tâm là phát triển giao thông.

Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra các giải pháp cụ thể, đặc biệt là vấn đề đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hƣớng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn: “Tiếp tục xác định phát triển kinh tế nông, lâm, thủy sản là nhiệm vụ quan trọng, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu đến 2010 có 30% diện tích đất canh tác đạt giá trị 50 triệu đồng, 70 triệu đồng trở lên, tốc độ tăng trƣởng nông - lâm - thủy sản hàng năm đạt 6,7%” [6, tr. 14].

Tích cực thực hiện chƣơng trình xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, hộ nông nghiệp thu nhập 50 triệu đồng/năm; giữ vững mục tiêu lƣơng thực hàng năm 130 ngàn tấn trở lên; phát triển mạnh chăn ni tồn diện theo hƣớng hàng hóa, đƣa chăn ni lên thành ngành sản xuất chính trong KTNN; phát triển kinh tế thủy sản đồng bộ trên cả ba mặt - khai thác, nuôi trồng, chế biến. Phấn đấu đến năm 2010 sản lƣợng khai thác là 13.000 tấn, diện tích ni trồng thủy sản là 1.541 ha, tốc độ tăng trƣởng hàng năm 8% trở lên.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết 08- NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XV) về phát triển kinh tế nghề biển, ngày 8-12- 2006, BCH Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã ra Nghị quyết số 04-NQ/HU về đẩy mạnh phát triển kinh tế nghề biển giai đoạn 2006-2010. Nghị quyết đã quán triệt quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế nghề biển với những yêu cầu cụ thể: thứ nhất, phát triển kinh tế nghề biển một cách toàn diện và đa dạng ngành

nghề bao gồm: các nghề khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản mặn, lợ, chế biến sản phẩm, dịch vụ thƣơng mại, dịch vụ du lịch, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; thứ hai, thực sự coi kinh tế nghề biển là ngành kinh tế mũi nhọn có khả năng tạo ra năng suất, sản lƣợng và giá trị hàng hóa cao, góp phần đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân; thứ ba, phát triển kinh tế nghề biển

gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phịng và trật tự an tồn xã hội vùng biển, vùng triều; thứ tư, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tiếp tục đƣợc chú trọng.

Quán triệt Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH Trung ƣơng Đảng (khóa X) về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 11-11-2008, Huyện ủy huyện Quảng Xƣơng đã ban hành Chƣơng trình hành động số 52-Ctr/HU về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xác định mục tiêu đến năm 2020:

- Phát triển nơng nghiệp theo hƣớng tồn diện, gắn phát triển nông nghiệp với thị trƣờng và phát triển nông thôn theo hƣớng đơ thị hóa. Trong đó, tốc độ gia tăng giá trị ngành nông - lâm - thủy sản bình quân hàng năm 4- 5%; tỷ trọng cơ cấu trong nông nghiệp: trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản là: 40%-40%-20%.

- Từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo lên 40%. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội xuống còn 40%.

- Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn kiểu mới (theo tiêu chí của Chính phủ) đạt 60%. Hồn chỉnh việc bê tơng hóa đƣờng liên xã, liên thôn. Đảm bảo 100% diện tích đƣợc tƣới tiêu chủ động và 70% số kênh tƣới đƣợc bê tơng hóa, 100% trƣờng học, trạm y tế đƣợc kiên cố, cao tầng.

Chƣơng trình cũng đƣa ra các nhiệm vụ và giải pháp toàn diện để thực hiện mục tiêu đã đề ra:

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc.

- Tập trung phát triển nơng nghiệp tồn diện, phấn đấu tăng nhanh cả về năng suất, sản lƣợng, hiệu quả sản xuất, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với thị trƣờng, lấy hiệu quả kinh tế làm thƣớc đo, đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và phát triển vùng lúa cao sản, vùng lúa chất lƣợng cao bằng các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lƣợng khá, đảm bảo sản lƣợng lƣơng thực hàng năm đạt 130 nghìn tấn lƣơng thực trở lên, đồng thời nâng cao giá trị, hiệu quả của một đơn vị diện tích. Tập trung chỉ đạo chuyển dịch nhanh cơ cấu giống, cây trồng, mùa vụ, đẩy mạnh sản xuất trà xuân muộn lên 80-85% diện tích, trà mùa sớm lên 90% diện tích nhằm hạn chế tác động xấu của thời tiết, sâu bệnh, đảm bảo tính ăn chắc và phát huy hiệu quả kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp. Tích cực áp dụng tiến bộ KHKT, chỉ đạo cƣơng quyết thời vụ, phòng chống sâu bệnh, tăng cƣờng đầu tƣ cho thủy lợi, điều tiết nƣớc tƣới, tiêu linh hoạt hợp lý. Chủ động đối phó với các yếu tố bất lợi của thời tiết, sâu bệnh. Tăng cƣờng chỉ đạo sản xuất vụ đông, phấn đấu mở rộng diện tích vụ đơng hàng năm đạt 4.500 ha trở lên. Duy trì diện tích trồng cói, đay khoảng 600 ha để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề truyền thống từ nguyên liệu cói, đồng thời tiếp tục tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu cho sản phẩm chiếu cói. Xây dựng vùng rau chuyên canh rau màu ở các xã vùng biển, phát triển mạnh các loại cây rau màu theo phƣơng châm đa dạng hóa cây trồng, đa dạng hóa thời vụ. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp công nghệ tiên tiến vào sản xuất rau quả an toàn theo hƣớng thực hành nơng nghiệp tốt (VIETGAP). Từng bƣớc hình thành và phát triển vùng chuyên sản xuất hoa, cây cảnh cao cấp. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tập trung chỉ đạo chuyển dịch từ chăn nuôi truyền thống sang chăn ni cơng nghiệp và an tồn dịch bệnh. Phát triển chăn nuôi lợn ngoại hƣớng nạc và cải tạo nâng cao tầm

vóc đàn bị. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các trang trại chăn ni có quy mơ vừa và nhỏ, đồng thời quan tâm chỉ đạo phát triển các trang trại tập trung quy mô lớn ở những nơi có điều kiện. Tăng cƣờng áp dụng KHKT vào chăn nuôi, làm tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn theo hƣớng đơ thị hóa. - Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân nông thôn, nhất là vùng khó khăn.

- Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn.

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nƣớc, phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội, nhất là hội nông dân.

Nhƣ vậy, chƣơng trình hành động của BCH Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã quán triệt sâu sắc tinh thần của Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 (khóa X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thơn, đã cụ thể hóa thành những mục tiêu để lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn.

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng lần thứ XXIV (7-2010) đã nhận định: nhiệm kỳ 2005-2010, Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Xƣơng đã nỗ lực phấn đấu giành đƣợc kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đại hội đánh giá kết quả đã đạt đƣợc, thống nhất đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển KT-XH trong nhiệm kỳ 2010-2015 (xem phụ lục 2, trang 98).

Đại hội đã thơng qua 4 chƣơng trình KT-XH trọng tâm: chƣơng trình xây dựng và phát triển vùng lúa, rau màu năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao; chƣơng trình phát triển doanh nghiệp; chƣơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng theo hƣớng phát triển đô thị và xây dựng NTM; chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đề ra, Đại hội đã đƣa ra các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, nhiệm vụ của nơng nghiệp là “Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, hiệu quả, bền vững; duy

trì tốc độ tăng trƣởng đạt mức 6,7%/năm. Gắn phát triển kinh tế đề ra với giải quyết tốt vấn đề nông dân” [10, tr. 17].

Tập trung chỉ đạo xây dựng, mở rộng vùng lúa năng suất, chất lƣợng hiệu quả cao. Phát triển chăn ni theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tăng cƣờng áp dụng KHKT, chuyển mạnh từ chăn nuôi theo kiểu truyền thống sang chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp. Tăng cƣờng áp dụng KHKT vào nuôi trồng thủy sản, lựa chọn phƣơng thức nuôi, đối tƣợng nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế, tiếp tục thu hút các dự án nuôi hiệu quả, bền vững. Tổ chức đào tạo nghề, bố trí việc làm cho nơng dân. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng NTM đáp ứng các tiêu chí của Chính phủ ban hành. Phấn đấu đến 2015, có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM.

Ngày 8-11-2010, Ban Thƣờng vụ huyện ủy đã ra Chỉ thị số 02-CT/HU về lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010-2015. Nghị quyết đã cụ thể hóa những nhiệm vụ mà Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã đề ra vào tình hình cụ thể của huyện.

Ngày 20-3-2013, BCH Đảng bộ huyện ra Nghị quyết số 08-NQ/HU về lãnh đạo chỉnh trang, xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết nhận định: “Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ bức thiết trƣớc mắt và lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. nơng thơn mới khơng chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị, quốc phịng - an ninh” [13, tr. 1]. Mục tiêu mà Nghị quyết đề ra là : “Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã trong huyện đều cơ bản thực hiện xong chỉnh trang, xây dựng nơng thơn mới và đủ tiêu chí đƣợc cơng nhận nơng thơn mới; kế hoạch cụ thể: năm 2013 có 2 xã thực hiện xong, 2014 có thêm 4 xã, năm 2015 có thêm 18 xã hồn thành thực hiện chỉnh trang, xây dựng nông thôn mới” [13, tr. 2]. Đây là điều kiện và cơ hội rất tốt để đẩy mạnh CNH, HĐH nền nông nghiệp, tăng trƣởng cao và hiệu quả cao hơn.

Ngày 15-4-2014, BCH Đảng bộ huyện tiếp tục ra Nghị quyết số 11- NQ/HU về tăng cƣờng lãnh đạo xây dựng huyện Quảng Xƣơng đạt nông thôn

mới năm 2016. Mục tiêu chung: Xây dựng huyện Quảng Xƣơng có kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ và từng bƣớc hiện đại, CCKT và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, theo quy hoạch; xã hội ổn định; dân trí đƣợc nâng cao, mơi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; sức mạnh của hệ thống chính trị đƣợc tăng cƣờng, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2016 huyện Quảng Xƣơng trở thành huyện NTM có 80% các xã hồn thành 19 tiêu chí NTM. Trong đó: năm 2014 có 23 % xã; năm 2015 có 23 % xã và năm 2016 có 27 % xã đạt 19 tiêu chí [14, tr. 2].

Để lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và có hiệu quả chƣơng trình, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, gồm: Phát triển kinh tế biển; bảo vệ môi trƣờng sinh thái; phát triển doanh nghiệp; dồn điền, đổi thửa; thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cƣới, việc tang; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong thời kỳ CNH, HĐH và chỉnh trang xây dựng nông thôn. Mặt khác, căn cứ vào vị trí địa lý, huyện đã phân thành ba tiểu vùng kinh tế, đó là: Tiểu vùng ven biển đối với các xã phân bố ở phía đơng tỉnh lộ 4A, hƣớng chun mơn hố chủ yếu là trồng cây công nghiệp hàng năm, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, chăn nuôi, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch sinh thái; Tiểu vùng đồng bằng đối với các xã ở trung tâm, phía bắc và phía tây tỉnh lộ 4A, hƣớng chuyên mơn hố là trồng lúa, nuôi cá, tôm nƣớc ngọt, chăn ni lợn, bị, gia cầm, phát triển tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ; Tiểu vùng ven sông Mã, sông Yên chun mơn hố ni trồng thuỷ sản, trồng cói, phát triển dịch vụ thƣơng mại, tiểu thủ công nghiệp.

Dồn điền, đổi thửa vẫn tiếp tục đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, đề ra và xây dựng NTM. Đây là khâu đột phá trong quy hoạch sử dụng đất, chuyển dịch CCKT và cơ cấu lao động. Tạo điều kiện cho các tập thể, cá nhân tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất hàng hố, giảm chi phí đầu

tƣ cho sản xuất, thực hiện cơ giới hố, thuỷ lợi hố, điện khí hố, sinh học hố vào sản xuất nông nghiệp; từng bƣớc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, xây dựng các cơng trình phúc lợi xã hội ở nơng thơn.

Xác định khắc phục tình trạng sở hữu ruộng đất nhỏ, lẻ là khâu đột phá trong quá trình xây dựng NTM, ngày 25-5-2011 Ðảng bộ huyện Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Quảng Xương Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2014 (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)