7. Bố cục của luận văn
2.3. Những di tích lịch sử văn hóa của người Việt huyện Lâm Thao,
Thao, tỉnh Phú Thọ liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa.
Huyện Phong Châu cũ và huyện Lâm Thao ngày nay được Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phúc xếp vào một trong ba khu vực văn hóa dân gian điển hình của tỉnh, được gọi là khu vực Hùng Vương [Địa chí Vĩnh Phú, 1986, tr. 57]. Bên cạnh đó là khu vực Thánh Tản và khu vực Hai Bà. Tuy, giữa các khu vực này có sự giao lưu văn hóa, cho nên, trong khu vực này có thể có cả chứng tích, biểu hiện văn hóa của khu vực bên cạnh.
Quanh khu vực Đền Hùng, lưu truyền khá nhiều câu chuyện về đám cưới Sơn Tinh - Ngọc Hoa. Nhưng, ở những khu vực bên cạnh cũng có những truyền thuyết hay biểu hiện cụ thể về đám cưới lịch sử này. Tuy đám cưới diễn ra ở khu vực Đền Hùng của huyện Phong Châu, nhưng lại thành một hệ thống trải dài từ Phong Châu đến tận huyện Bất Bạt thuộc Sơn Tây cũ. Đây là con đường đưa dâu, công chúa Ngọc Hoa về nhà chồng là Sơn Tinh ở núi Ba Vì. Trên đường đưa dâu này phải qua sông Đà tại bến làng Khê Thượng huyện Bất Bạt (Sơn Tây cũ) nay là Xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà
Nội. Cho nên, câu chuyện diễn ra ở huyện Lâm Thao (Phong Châu cũ) lại
liên quan tới tận huyện Bất Bạt cũ của huyện Ba Vì ngày nay. Như vậy, khu vực di tích về Tản Viên Sơn Thánh không chỉ nằm gọn trong vùng Đất Tổ Đền Hùng mà liên quan đến nhiều làng, nhiều vùng khác.
Cùng nằm trong truyền thuyết và những sự tích đưa công chúa Ngọc Hoa về nhà chồng ở Ba Vì, còn có sự tham gia của hội bơi làng Đào Xá, hội bơi làng Thạch Đồng cùng huyện Tam Thanh đưa đón Tản Viên Sơn Thánh đi đón và đưa dâu Ngọc Hoa về. Ở bản Nguyên, xã Sơn Vi huyện Phong Châu và làng Trúc Phê, Cổ Tiết (Tam Thanh) có sự tích Tản Viên giúp vua Hùng dẹp Thục. Trong sự tích này còn có tục thi nấu cơm ở làng Đoan Hạ,
xã Đồng Luận, huyện Tam Thanh và lễ đập trâu tế Tản Viên ở làng Xuân Quang cùng huyện để giúp Tản Viên đi đánh giặc.
Điều cần nói ở đây là trong quá trình đưa đón dâu của Sơn Tinh và những sự tích về Tản Viên Sơn Thánh có khá nhiều tình tiết, sự kiện, trò chơi liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa, nói cụ thể hơn là có nhiều hiện tượng của tục thờ sinh thực khí.
Ví dụ, tại thôn Triệu Phú, xã Hy Cương (Phong Châu) có trò rước Chúa Gái hay rước Chúa Trai, Chúa Gái (thực ra là hình tượng của Công chúa Ngọc Hoa và Sơn Tinh) diễn vào ngày mồng 8 tháng Giêng. Trong cuộc rước này có trò diễn Bách nghệ khôi hài để khích lệ công chúa Ngọc Hoa không muốn đi xa khỏi Đền Hùng, nơi có Vua Cha đang ở. Trò diễn này do dân làng Trẹo, xã Hy Cương đảm nhiệm, các thành viên tham gia trò diễn này có đủ mặt các ngành nghề từ người đi cày, đi bừa, đi cấy, gánh mạ, con trâu và những trò bách nghệ khác. Tất cả những thành viên này đều mang theo một hay nhiều sản vật nông nghiệp, để cuối buổi tung cho mọi người đứng xem tranh cướp lấy lộc, cầu cho mùa màng tốt tươi, dân khang, vật thịnh. Đặc biệt là khi diễn, trai gái vừa thi nhau làm các trò gây hài vừa có những động tác giao duyên, mắt liếc đưa đẩy, tình tứ, trêu chọc lẫn nhau...
Bên cạnh trò diễn Bách nghệ khôi hài trong cuộc đón dâu tại đình làng Triệu Phú, xã Hy Cương, và miếu làng Trẹo cùng xã liên quan đến cuộc rước dâu của Sơn Tinh, ở đây còn có một hệ thống các di tích liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa. Trong đó, tiêu biểu nhất là quần thể di tích Đền Hùng.
Đền Hùng là một quần thể di tích được xây dựng trên đất xã Hy Cương, Phong Châu, nay là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Quần thể di tích này được xây dựng từ bao giờ, cho đến nay không ai còn nhớ. Chỉ biết rằng, để ghi nhớ công ơn của các vua Hùng đã có công dựng nước, lập ra nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của người Việt cổ. Trong đó có người Việt
huyện Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay mà ông cha của họ là những cư dân đã tạo nên văn hóa Phùng Nguyên, giai đoạn văn hóa khảo cổ học Kim khí đầu tiên ở Việt Nam; kết thúc một chặng đường dài hàng vạn năm của thời đại đồ đá, từ thời đại đá cũ đến hậu kỳ đá mới diễn ra trên khắp lãnh thổ Việt Nam [Hấn Văn Khẩn, 2005, tr. 9].
Quần thể di tích Đền Hùng có thể được xây dựng trên cơ sở vật chất và tinh thần từ thời đó, do cư dân Phùng Nguyên khởi xướng. Một trong những chứng cứ còn lại cho thấy, thời xưa thường thờ thần Núi, thần Sông, Mẹ Đất... rồi "chữ nghĩa hóa" thành Sơn Tinh - Tản Viên, Thủy Tinh- Long Thần, Mẫu thoải - Tam Tứ phủ công đồng.
Với thời gian, Thần Núi được đồng nhất với các Vua Hùng, thì cứ đọc ở bài vị Đền Hùng thì biết: "Đột ngột Cao Sơn - Cổ Việt Hùng thị thập bát thế"... Rồi Ất Sơn, Viễn Sơn... cái tự nhiên được xã hội hóa, Đế vương hóa..."
[Trần Quốc Vượng, 2010, tr. 6].
Miếu - Đình - Đền là không gian thiêng, dành cho lễ, sân, ngoài sân là không gian thế tục, dành cho Hội, cho chơi. Nói là như vậy thôi, nhưng thật ra cũng có trò chơi nghi lễ... [Trần Quốc Vượng, 2010, tr. 6], như rước kiệu, múa kiếm, múa cờ... để hầu thánh, hầu thần.
Thể chế xã hội nào cũng cần có lễ, lễ là trật tự xã hội, là nghi thức thờ cúng những vị thánh, vị thần đó. Lễ hội Đền Hùng, một di tích cấp quốc gia, mà truyền thống quốc gia đó từ thời Vua Hùng đến nay vẫn là quốc gia nông nghiệp, khoảng 80% dân số vẫn là nông dân. Cho nên, không lạ gì, ở di chỉ Gò Mun, cách ngày nay khoảng 3.000 năm, nơi diễn ra Trò Trám với tín ngưỡng cầu mùa thờ sinh thực khí "linh tinh tình phộc". Trước khi diễn ra trò trai gái giao duyên đùa nghịch quanh miếu, dân Xóm Trám đã đặt cum lúa giống với những bông lúa trĩu hạt, vàng ươm lên bàn thờ thần miếu để
Tục đó bắt nguồn từ tục thờ "Hạt lúa Thần" có từ thời Hùng Vương. Tại di chỉ này, trước năm 1917, khi đại trùng tu Đền Thượng, người ta đã tìm thấy "Hạt lúa Thần" tạc bằng đá khổng lồ. Như vậy, cùng với việc thờ Thần Núi, Thần Sông... trong tín ngưỡng thời Vua Hùng đã thờ cả Thần Lúa, biểu tượng của cư dân nông nghiệp.
Bên cạnh khu quần thể di tích Đền Hùng, ở các xóm, làng khác của huyện Phong Châu xưa, huyện Lâm Thao nay hầu như xóm, làng nào cũng có miếu, đền, đình để thờ cúng thánh, thần. Đặc biệt là các lễ hội diễn ra ở các di tích đó, có thể lớn nhỏ khác nhau, nhưng tất cả đều có tín ngưỡng cầu mùa qua những hình thức, nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tục thờ sinh thực khí. Nói khác đi, trong hoạt động của các lễ hội ở những di tích đó đều ít, nhiều liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa (chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở chương 3 luận văn này).
Trong truyền thuyết Vua Hùng chọn đất đóng đô đã phản ánh quá trình tìm kiếm môi trường có điều kiện trồng trọt cây lương thực mà vùng ngã ba sông Hồng - Lô - Đà là nơi được chọn để phát triển cây lúa nước, là cây lương thực phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây. Khi đó, Cánh Đồng Lú, nay thuộc xã Minh Nông, thành phố Việt Trì với diện tích 50 mẫu được chọn để huấn luyện cho dân canh tác lúa nước. Cách ngày nay khoảng 5.000 năm [Vũ Kim Biên, 2001, tr. 9], tổ tiên ta đã tìm cách đưa cây lúa xuống đồng nước trồng cấy tại đây, nơi có các lớp phù sa mầu mỡ của các con sông tạo nên.
Theo Vũ Kim Biên, trong những di chỉ Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 4.500 năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trấu thóc cháy thành than.
Điều đó chứng tỏ nơi này từ thời xa xưa, cư dân vùng này đã có thóc lúa dự trữ. Hầu hết các di chỉ Phùng Nguyên đều nằm cạnh các cánh đồng chiêm.
Cho nên, trong các di chỉ Phùng Nguyên không thấy các công cụ lật đất như cày, cuốc... Từ thực tiễn ấy, để trồng được cây lúa xuống đồng ngập nước, Vua Hùng đã tạo ra cách giao mạ trên cạn rồi nhổ lên đem cấy xuống ruộng chiêm. Kinh nghiệm đó được nhân dân truyền lại cho tới ngày nay. Vì thế, trong nhiều lễ hội ở Lâm Thao có tục cúng cây mạ hay bó mạ. Ví dụ, trong các trò diễn hội làng về nông nghiệp như làng Trẹo (Hy Cương) có cả người gánh mạ. Thậm chí, nhiều làng có tục cúng cả bó mạ trong lễ hội của làng mình trên bàn thờ thành hoàng.
Kinh nghiệm canh tác lúa nước của Vua Hùng còn dựa vào chu kỳ lên xuống của mùa nước. Ở vùng này, cứ đến tháng 6 âm lịch là lũ lụt tràn về túa vào đầy các cánh đồng, đến tháng 9 thì hết mùa mưa, nước cạn dần, các cánh đồng trơ ra các lớp phù sa mầu mỡ, chờ con người đem mạ xuống cấy (trồng) vào tháng Chạp, để tháng 3, nhất là cứ trung tuần tháng 3, lúa chín đều, chắc hạt. Do đó, bằng bất cứ giá nào, vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 cũng phải thu hoạch gọn đồng chiêm. Nếu để đến tháng 6, nước của các con sông sẽ dâng lên, gây ra ngập lụt các cánh đồng, chỗ nào chưa kịp thu gọn, lúa múa sẽ chìm trong nước.
Những kinh nghiệm của Vua Hùng căn cứ vào điều kiện tự nhiên của vùng này. Vì vậy, để cầu xin trời đất phù hộ, Vua Hùng đã lập miếu thờ bên
bờ Đồng Lú cầu sao Thần Nông (hình người đội nón xuất hiện ở phía Tây
Nam) vào rằm tháng 8, nếu chòm sao đó hiện ra rõ ràng, sáng lấp lánh thì năm đó mùa màng tốt tươi, thắng lợi, nếu chòm sao lu mờ thì năm đó mất mùa. Cho nên, đàn cúng sao Thần Nông trên bờ Đồng Lú thời Vua Hùng quay mặt về phía Tây Nam, nơi có chòm sao Thần Nông xuất hiện. Căn cứ vào thời tiết này, Vua Hùng đã lấy ngày mồng Một tháng Giêng làm lễ cầu mùa ở đàn cúng Thần Nông và mở đầu cho vụ cấy lúa chiêm. Sau này, nhân
Giêng. Cúng xong, hằng năm ông chủ tế phải sắn quần lội xuống ruộng cấy mấy con mạ, để dân làng về nhà cấy ruộng nhà mình lấy khước.
Có lẽ do dân số ngày càng đông, sau này họ phải làm thêm ruộng vụ mùa, bắt đầu cấy vào đầu tháng 6. Trước khi cấy, dân làng Lú cũng làm lễ cầu Thần Nông ở đàn cúng bên cánh đồng Lú. Tục cúng Thần Nông bắt nguồn từ làng Lú, sau này đã lan tỏa đi khắp nơi làm ruộng vụ chiêm và vụ mùa. Ở các vùng miền núi do cánh đồng thường khô cạn hơn, nên họ lấy vụ mùa làm vụ sản xuất chính. Nhóm tộc người nói tiếng Thái như người Thái Trắng, người Tày, người Nùng, người Giáy, người La Chí... thường làm vụ mùa, cấy vào tháng 5, tháng 6, thu hoạch vào giữa tháng 9, kết thúc thu hoạch vào tháng Chạp [Vũ Thị Hoa, 1997, tr. 88- 91]. Ở những nơi này, tháng 5, 6 là những tháng đầu mùa sản xuất lúa mùa của họ. Cho nên, các nhóm người này thường ăn Tết tháng Bảy âm lịch gọi là "Xíp Xí" - 14 tháng 7, để cầu cúng tổ tiên và trời đất phù hộ vụ mùa của họ. Trong dịp này, trai gái cũng được tự do tìm hiểu, hát giao duyên ven các dòng suối, trên các đồi sim, mua để cây lúa bắt chước.
Trước Cách mạng tháng Tám, 1945, lễ hội xuống đồng (Hạ điền) là một lễ nghi quan trọng của cư dân nông nghiệp ở các làng, xã, gắn với lòng biết ơn Vua Hùng đã khai sáng nghề trồng lúa nước. Lễ cày Tịch điền vào đầu năm mới của các triều đại phong kiến cũng là một trong những lễ nghi của tín ngưỡng cầu mùa cổ truyền ở nước ta và một số nước như Thái Lan, Lào... của vùng Đông Nam Á.
Tiểu kết chương 2
Tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng tôn giáo phổ biến trong đời sống loài người từ thời kỳ Cách mạng Đá Mới, khi sản xuất nông nghiệp ra đời. Từ đó, người nguyên thủy mong ước sự phồn sinh, phồn thực trong sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi cũng như bản thân con người nảy nở, sinh sôi càng nhiều càng tốt). Nhưng, ở thời kỳ đó, những mong ước của họ không phải cứ muốn là được vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó khăn cản trở, do thiên nhiên và xã hội gây ra.
Trước thực trạng đó, lòng tin vào tục thờ sinh thực khí đã ra đời. Trong tư duy nguyên thủy, đó là những biểu tượng của năng lượng thiêng có thể sản sinh ra muôn loài, kể cả bản thân con người.
Trong quá trình phát triển, tín ngưỡng phồn thực còn tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, xã hội, nhất là sự ra đời của các tôn giáo lớn và sự giao lưu văn hóa. Cho nên, tín ngưỡng này có nơi phát triển mạnh, có nơi tàn lụi, lu mờ và đâm cành, rẽ nhánh khác nhau.
Ở Việt Nam, do điều kiện sinh thái nhân văn và sự giao tiếp văn hóa, tín ngưỡng phồn thực đã lan tỏa rộng rãi trong đời sống nhân dân mà không phát triển nâng lên tầm triết học và văn hóa tính dục như nhiều nơi khác. Ở các nước nông nghiệp, trong đó có Việt Nam, đã nảy sinh tín ngưỡng cầu mùa phù hợp với thực tiễn của những nơi này. Châu thổ Bắc Bộ, điển hình là vùng Lâm Thao, Phú Thọ, từ thời văn hóa khảo cổ học Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao) là cái mốc quan trọng, mở đầu cho thời kỳ đồ đá mới ở Việt Nam. Hơn nữa đây cũng là cơ sở vật chất để hình thành nhà nước Văn Lang thuở Hùng Vương dựng nước.
Chọn địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ làm nơi nghiên cứu về tín ngưỡng cầu mùa - một nhánh của tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam là có cơ sở đáng tin cậy.
Chương 3
NHỮNG NGHI LỄ CẦU MÙA TRONG LỄ HỘI NGƯỜI VIỆT Ở