Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người qua nghi lễ tín

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 109 - 131)

7. Bố cục của luận văn

4.3. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người qua nghi lễ tín

4.3. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người qua nghi lễ tín ngưỡng cầu mùa. ngưỡng cầu mùa.

Những nghi lễ của tín ngưỡng cầu mùa không chỉ là hệ thống những biểu tượng, những chuẩn mực, những giá trị và những mã số, mật mã của nghi lễ cầu mùa mà đó còn là bản sắc văn hóa tộc người. Xét đến cùng, bản sắc văn hóa tộc người chính là những chuẩn mực, những giá trị và những mã số, mật mã... của đời sống tộc người.

Vì thế, qua nghi thức nghi lễ cầu mùa cũng chính là những sinh hoạt văn hóa được phản ánh chân thực những gì tốt đẹp nhất của văn hóa tộc người. Nói khác đi, những gì tốt đẹp nhất của văn hóa tộc người chính là bản sắc văn hóa tộc người.

Như đã trình bày ở các phần trên, văn hóa người Việt ở châu thổ Bắc Bộ là văn hóa nông nghiệp. Nói chính xác hơn, người Việt sống được chính là nhờ nghề trồng lúa nước mà cố GS. Trần Quốc Vượng đã từng nhận xét:

"Chi tiết hay nhất của cư dân làm ruộng lúa phú cho ông Gióng trong huyền tích "lớn lên như thổi là nhờ "bảy nong cơm" tức là nhờ LÚA GẠO của nền VĂN MINH LÚA NƯỚC Việt cổ và Đông Nam Á cổ" [Trần Quốc Vượng, 2009, tr. 443]. Đó là cốt lõi nổi trội nhất của văn hóa người nông dân châu thổ Bắc Bộ. Căn cốt của "hội Gióng thoạt kỳ thủy là một nghi lễ nông nghiệp cầu trời "mưa nắng phải thì" cho dân quê làm ruộng trồng lúa” [Trần Quốc Vượng, 2009, tr. 443].

Như vậy, có thể thấy BẢN SẮC VĂN HÓA của tín ngưỡng cầu mùa hay là tín ngưỡng nông nghiệp "KHỎE VÌ LÚA và LỚN LÊN NHỜ LÚA GẠO" [Trần Quốc Vượng, 2009, tr. 443]. Nói khác đi, bản sắc của tín ngưỡng cầu mùa chính là LÚA GẠO. Để có lúa gạo, người nông dân châu thổ Bắc Bộ sẵn sàng làm mọi việc, thờ cúng mọi thứ... Thờ cúng mọi thứ, cốt sao có nhiều lúa gạo, tốt con người, tươi con của". Bản sắc tín ngưỡng cầu mùa chính là ở chỗ đó. Có lẽ, bản sắc văn hóa Việt Nam cũng là cái đó, di sản văn hóa Việt Nam cùng từ đó mà được khẳng định.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu tín ngưỡng cầu mùa ở châu thổ Bắc Bộ và các nơi khác, không chỉ cho thấy những yếu tố tốt đẹp nhất của truyền thống nông nghiệp cổ truyền ở nước ta mà còn khẳng định thêm tính cố kết cộng đồng qua các nghi lễ đó. Có thể nói, các nghi lễ của tín ngưỡng cầu mùa không ở đâu xa lạ, không ở chốn hư vô mà ở ngay trong đời sống thực của cư dân các làng xã. Nó gần gũi, thân thuộc như chính bản thân của họ, của

từng thành viên trong cộng đồng. Các thành viên trong các cộng đồng ấy, khi muốn tồn tại và phát triển, họ không thể không phát huy và phát triển những gì đã trở thành máu thịt của mình, tâm hồn và tâm linh của mình đã được tích lũy hàng nghìn năm nay.

Những Trò diễn hội làng ở các làng xã huyện Lâm Thao, Phú Thọ, mặc dù hôm nay không làng xã nào còn diễn những trò đó, nhưng nó đã ăn sâu vào tâm thức, tâm linh của từng người, từng thế hệ hàng ngàn năm nay và đã trở thành di sản không thể thiếu trong đời sống con người đương đại. Thiếu nguồn di sản đó, con người đương đại sẽ không có nền tảng, không có

"bàn đạp" để vươn lên trong cuộc sống hôm nay. Phát huy nguồn di sản đó cũng chính là phát huy bản sắc tộc người đã được cô đọng thành một thứ

"cao" của cuộc sống người Việt. Diễn đạt hơi "đại ngôn" một chút, không có thứ "cao" di sản đó, người Việt (Kinh) sẽ không là người Việt (Kinh) nữa, nhất là trong xu thế hội nhập của thế giới hôm nay. Điều đó đã được Nghị quyết V của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định rõ ràng trong Đại hội VI, Đại hội của sự đổi mới, của bước tiến mới mà toàn Đảng, toàn dân Việt Nam đang ra sức biến nó thành hiện thực.

Phát huy những giá trị mà ông cha ta đã làm và truyền lại cho hôm nay, những giá trị đó thật sự là cổ xưa. Nhưng, chúng vẫn còn nóng bỏng, mang tính thời sự cho cuộc sống hôm nay không chỉ riêng cư dân châu thổ Bắc Bộ mà còn cho toan thể các dân tộc Việt Nam. Bởi vì, phát triển kinh tế, (trong đó tín ngưỡng cầu mùa đã góp phần không nhỏ) vừa là cơ sở vừa là điều kiện quan trọng hàng đầu để phát triển Văn hóa, và ngược lại, khi văn hóa đã phát triển sẽ trở thành động lực để phát triển kinh tế.

Đến đây, ý nghĩa của tín ngưỡng cầu mùa không chỉ mang giá trị khoa học mà còn ẩn chứa sâu sắc giá trị thực tiễn to lớn, nhất là đối với một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời như nước ta.

Tiểu kết chương 4

Tín ngưỡng cầu mùa tưởng là một hiện tượng tôn giáo của quá khứ xa xưa, nhưng khi xem xét kỹ thì nó lại đang tồn tại sâu đậm trong tâm thức người đương đại. Tuy những nghi lễ của tín ngưỡng này không còn được thực hành trong xã hội hôm nay, nhưng, những ý nghĩa thiết thực của chúng vẫn còn sống động và có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân nông nghiệp xã hội đương đại.

Những ý nghĩa đó được thể hiện cụ thể trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp về lao động sản xuất. Là cư dân nông nghiệp lâu đời từ thời xa xưa, người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nói riêng và cư dân châu thổ Bắc Bộ nói chung có một truyền thống lao động sản xuất tốt đẹp. Những kinh nghiệm quý báu ấy thực ra vẫn còn có giá trị và ý nghĩa thiết thực với đời sống cư dân châu thổ Bắc Bộ nói chung, người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Qua những nghi thức, nghi lễ cầu mùa còn có ý nghĩa thiết thực nữa là góp phần củng cố sự cố kết cộng đồng. Chính những tục lệ của tín ngưỡng cầu mùa đã gắn kết mọi thành viên trong cộng đồng lại với nhau. Bởi vì, những tục lệ ấy đều thông qua những hành vi của đám đông, của từng thành viên trong cộng đồng tự nguyện, tự giác thực hiện. Ai không tuân theo những tục lệ ấy sẽ không được cộng đồng làng xã công nhận. Trong xã hội nông nghiệp, không ai muốn bị tách khỏi cộng đồng. Vì, những tục lệ ấy chính là những biểu trưng, những biểu tượng và là những chuẩn mực, những giá trị, những mã số của cộng đồng. Cho nên, những tục lệ ấy có vai trò cố kết cộng đồng.

Hơn nữa, khi tính cộng đồng được tăng cường và thực thi thì việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người càng được đảm bảo. Một khi những tục lệ ấy được thực thi còn thể hiện rõ nét ý nghĩa tốt đẹp của đạo lý "uống nước nhớ nguồn" mà các thế hệ cư dân nông nghiệp truyền tụng.

Có thể nói, ĐẠO LÝ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN chính là đạo lý căn cốt của cư dân nông nghiệp mà người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là một điển hình.

KẾT LUẬN

Tín ngưỡng cầu mùa là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp được thể hiện độc đáo ở Đông Nam Á nói chung, các dân tộc ở Việt Nam nói riêng. Trong đó, người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, điển hình là người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là một minh chứng sinh động, tiêu biểu cho tín ngưỡng này.

Bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực, một tín ngưỡng khá phổ biến và có lịch sử từ thời xa xưa của nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là từ cuộc cách mạng Đá Mới. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, môi trường sinh thái và điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của từng nơi, đặc biệt là từ khi các tôn giáo lớn trên thế giới ra đời, tín ngưỡng này đã đâm cành, rẽ nhánh, tồn tại và phát triển ở các nơi khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của từng nơi chốn ấy.

Trong xã hội các dân tộc Việt Nam nói chung, người Việt ở châu thổ Bắc Bộ nói riêng, trong đó, tiêu biểu là người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi sinh ra và phát triển độc đáo của TÍN NGƯỠNG CẦU MÙA.

Với tư cách là tín ngưỡng đặc trưng của cư dân nông nghiệp, tín ngưỡng cầu mùa được thể hiện dưới nhiều góc độ, hình thức khác nhau. Nhưng, tất cả những hình thức đó đều phản ánh một nội dung tục thờ sinh thực khí, mang ý nghĩa phồn thực, phồn sinh. Tùy từng nơi, từng địa phương, thậm chí từng dân tộc mà tục thờ sinh thực khí đó phong phú, đa dạng, đậm nhạt khác nhau. Nhưng, tựu chung vẫn phản ánh quan hệ trai gái, nam nữ, âm dương, đực cái hay linga - yoni nhằm đạt tới sự giao hòa giữa các năng lượng thiêng đó để nảy nở, sinh sôi, phát triển...

Trong điều kiện khoa học - kỹ thuật chưa phát triển, năng suất cây trồng còn phụ thuộc nặng nề vào thiên nhiên, thì sự nảy sinh ra các tục cầu mùa tin vào sức mạnh siêu nhiên để cầu mưa cầu tạnh cầu sinh sôi nảy nở, phồn thịnh là điều dễ hiểu [Phan Hữu Dật, 1993, tr. 6].

Tìm hiểu, nghiên cứu tục cầu mùa của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đã từng được Vua Hùng chọn làm nơi tập huấn cho việc canh tác lúa nước đầu tiên ở nước ta tại xã Minh Nông (thành phố Việt Trì - Ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì). Đây cũng là nơi được Vua Hùng lập ĐỀN THỜ THẦN NÔNG, mở màn cho các nghi lễ tín ngưỡng cầu mùa ở nước ta. Cho dù những nghi thức, nghi lễ của tín ngưỡng đó hiện nay chỉ còn lại trong tâm thức nhân dân, nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hôm nay, đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, nhất là trong tâm linh người già. Hơn nữa, điều đó còn giúp ta thực hiện quan điểm của Đảng về tín ngưỡng. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng còn ghi rõ: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân" [Lễ cầu mùa các dân tộc ở Việt Nam, tr. 6].

Trong thực tế, hầu hết các làng xã nông nghiệp dù ít, dù nhiều vẫn tin vào tín ngưỡng cầu mùa. Bởi vì, trong sản xuất nông nghiệp, tuy hiện nay trình độ khoa học - kỹ thuật ngày càng tiến bộ, nhưng trong quá trình sản xuất, con người vẫn phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thiên nhiên, thậm chí đôi khi cũng còn bất lực trước thiên nhiên. Ví dụ, trước các cơn sóng thần hay động đất, hạn hán... nhiều nước văn minh như Mỹ, như Nhật... vẫn chưa có biện pháp nào khả thi ngăn chặn được những tác hại do chúng gây ra. Cho nên, niềm tin vào tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, nhiều lúc, thậm chí còn chi phối khá nhiều vào đời sống con người, đặc biệt là trong các xã hội cư dân nông nghiệp như nước ta. Tiêu biểu là vùng châu thổ Bắc Bộ như đã trình bày ở chương 3, chương 4.

Qua đó, chúng ta dễ dàng thấy sự phong phú trong đa dạng của các lễ thức, ý nghĩa nổi bật cầu mùa của chúng và vai trò quan trọng của chúng trong đời sống tinh thần của tộc người. (Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam. Sđd, tr.110). Những ý nghĩa và vai trò quan trọng đó không chỉ riêng ở Việt Nam mà là sự phổ biến ở các nước Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Cho đến nay, tuy các nước Đông Nam Á có thể vẫn theo nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Nhưng cái chung trong lễ cầu mùa của nền văn hóa lấy nghề trồng lúa làm loại hình kinh tế chủ yếu là một khía cạnh nói lên sự thống nhất của nền văn hóa Đông Nam Á. Đó là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho sự tồn tại và phát triển của khối Asian hiện nay và trong tương lai.

Ý nghĩa cầu mùa trong các dân tộc qua trường kỳ lịch sử không thể còn nguyên vẹn như thuở ban đầu của nó vì quá trình phát triển cũng đồng thời là quá trình giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Cho nên, tín ngưỡng cầu mùa ở Việt Nam nói chung, và các nghi thức, nghi lễ cầu mùa của người Việt huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nói riêng không thể tránh khỏi sự pha tạp, tiếp thu với những yếu tố cầu mùa của tín ngưỡng khác. Điều dễ hiểu là càng trở lui về quá khứ thì các lễ thức cầu mùa càng bộc lộ tính nguyên sơ của nó. Tuy nhiên, chừng nào mà cơ sở nhận thức và cơ sở kinh tế - xã hội của lễ cầu mùa còn tồn tại, thì chừng ấy lễ cầu mùa còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của tộc người [Phan Hữu Dật…, 1993, tr. 112].

Như vậy, trong xã hội hiện đại các lễ thức của tín ngưỡng cầu mùa không còn bộc lộ tính nguyên sơ của nó, nhưng, do cơ sở nhận thức của nhân dân và cơ sở kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên niềm tin vào lễ thức cầu mùa vẫn tồn tại trong các tộc người. Mặc dù sự tồn tại đó ở mức độ đậm nhạt khác nhau mà chưa mất đi hoàn toàn. Thực ra, sự tồn tại đó còn đến bao giờ thì hiện nay chưa thể đủ cơ sở để có câu trả lời chính xác.

Cho nên, phương hướng và giải pháp thích hợp nhất cho vấn đề này là gạn đục khơi trong nhằm giữ gìn, phát huy những yếu tố lành mạnh, trong sáng, mang ý nghĩa tích cực. Đồng thời dần dần hạn chế các yếu tố tiêu cực, lạc hậu, có hại cho sự tiến bộ và phát triển văn hóa mới, để từng bước giải quyết, hợp lý mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa con người và tự nhiên xung quanh. Từ đó, góp phần xây dựng cuộc sống mới, nền văn hóa mới, phù hợp với điều kiện và xu hướng chung của thời đại trong đời sống các dân tộc, trong đó có người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Tìm hiểu, nghiên cứu tín ngưỡng cầu mùa tưởng là tìm về vấn đề của quá khứ xa xăm, ấy thế mà cho đến hôm nay nó vẫn còn là vấn đề nóng bỏng, mang tính thời sự của cả thế giới hiện đại. Sáng ngày mồng 6 tháng 9 năm 2012, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn cầu lần thứ 2 về nông nghiệp,

xoay quanh chủ đề An ninh lương thực và biến đổi khí hậu.

Hóa ra, sau mấy nghìn năm qua đi mà vấn đề thờ Thần Nông để cầu cho mưa nắng phải thì" của Vua Hùng vẫn còn nguyên giá trị. Thế mới biết, vấn đề nông nghiệp là vấn đề quan trọng hàng đầu cho toàn nhân loại, không chỉ riêng đối với cư dân châu thổ Bắc Bộ mà là vấn đề chung toàn cầu. Thực ra, tín ngưỡng cầu mùa không chỉ có vai trò quan trọng đối với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước mà trở thành cứu cánh của toàn nhân loại.

Tìm hiểu, nghiên cứu về tín ngưỡng cầu mùa không đơn thuần chỉ có tính khoa học mà nó còn mang tính thực tiễn to lớn. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn cấp thiết như vậy, đề tài "Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ" đã vượt ra khỏi vùng châu thổ Bắc Bộ. Hơn nữa, tính cấp thiết của nó đã vượt ra khỏi biên giới nước Việt Nam nông nghiệp mà đến với toàn thế giới loài người.

Bởi vì, vấn đề An ninh lương thực để đảm bảo có đủ cái ăn cho loài người là vô cùng quan trọng. "Có thực mới vực được đạo" không chỉ là câu

châm ngôn đơn thuần mà nó mang ý nghĩa sâu sắc. Loài người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải có đủ cái ăn. Muốn đủ cái ăn, mùa màng phải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 109 - 131)