Phát huy truyền thống tốt đẹp của lao động sản xuất và qua đó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 105 - 109)

7. Bố cục của luận văn

4.2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của lao động sản xuất và qua đó

đó củng cố ý thức cộng đồng.

Thông qua tín ngưỡng cầu mùa mà ông cha ta đã thực hiện hàng nghìn năm qua đã thể hiện tính cộng đồng gắn kết mọi người dân lại với nhau. Tinh thần tập thể, sự hợp tác giữa các thành viên trong xã hội thể hiện sinh động ở quan niệm dân gian về quyền lợi và trách nhiệm không chỉ trong phạm vi giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau mà tính cộng đồng ấy còn

được thể hiện ở quan hệ giữa con người và thần linh. Con người có trách nhiệm thờ cúng các vị thần linh, và ngược lại thần linh (gồm các vị tổ tiên, Trời, Đất, Sông, Núi...) cũng phải có trách nhiệm phù hộ độ trì cho con người. Thông thường, các vị thần Việt Nam cũng mang tính cộng đồng, làm việc tập thể. Đó là Tam phủ, Tứ phủ, Ba vị Thổ Công (Vua Bếp), 12 bà mụ, 5 vị thần không gian, 12 vị thần thời gian và đội ngũ thần Thành hoàng ở các làng, đội ngũ tổ tiên (tam đại, tứ đại, ngũ đại...) v.v... [Trần Ngọc Thêm, 1997, tr. 288- 289].

Phải chăng, tính cộng đồng của người Việt có nguồn gốc từ tự nhiên, thí dụ: Tam phủ, Tứ phủ, Thổ công... đều là những tập thể, những cộng đồng. Thực ra, các vị thần linh đó hầu hết là các lực lượng siêu nhiên, ẩn trú trong tự nhiên. Thiên nhiên đã vậy, con người sinh sống trong tự nhiên ấy, muốn tồn tại được cũng phải cố kết lại thành cộng đồng. Đối với loài người, cộng đồng gần gũi, thân thiết nhất là gia đình, làng, xóm. Cho nên, cộng đồng làng xóm là cộng đồng không thể thiếu được đối với đời sống con người. Có lẽ cũng vì thế mà các hoạt động tín ngưỡng bao giờ cũng là hoạt động của làng xóm, của cộng đồng. Hơn nữa, chính những cộng đồng đó mới là chỗ dựa chắc chắn nhất, đáng tin cậy nhất đối với con người, với mỗi con người trong xã hội.

Cũng vì thế, thông qua những nghi lễ, nghi thức của tín ngưỡng cầu mùa cũng là nghi thức, nghi lễ mang tính cộng đồng và chỉ có cộng đồng mới thực hành được một tín ngưỡng nào đó, nhất là trong xã hội nguyên thủy. Cho nên, qua tín ngưỡng cầu mùa, tín ngưỡng của các làng xóm, thôn quê đã góp phần củng cố thêm tính cộng đồng giữa các thành viên của làng xóm, thôn quê. Thực ra, tính cộng đồng ấy, dù đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố lịch sử, nó vẫn trơ ra một cách ngang bướng, không thế lực nào có thể khuất phục được. Điều đó đã được lịch sử các dân tộc Việt Nam

chứng minh. Trước sức mạnh của các thế lực phương Bắc với mục đích đồng hóa các dân tộc Việt Nam suốt chiều dài 1.000 năm Bắc thuộc, sự cố kết cộng đồng Việt Nam vẫn đứng vững để tồn tại và phát triển.

Một trong những nhân tố làm nên sức mạnh đó, đầu tiên phải nói đến tính cộng đồng của các dân tộc Việt Nam. Trong đó, yếu tố tín ngưỡng căn bản nhất là sức mạnh của lễ nghi cầu mùa như đã nói ở đoạn đầu chương 3. Hội làng hay làng vào đám là sân khấu thể hiện những biểu trưng, là hệ thống những biểu tượng, những chuẩn mực, những giá trị, những mã số, mật [Trần Quốc Vượng, 2009, tr. 438] của trò diễn hội làng. Những trò diễn đó đều là biểu trưng của tính cộng đồng làng xã của người nông dân châu thổ Bắc Bộ. Nói một cách khác, những biểu trưng đó đều thể hiện tính cố kết và giá trị cộng đồng.

Câu chuyện về Thánh Gióng, người anh hùng kỳ lạ này lớn lên như thổi nhờ "Bảy nong cơm, ba nong cà" của xóm làng gom góp lại. "Ông là con của mẹ Đất (mẹ trồng lúa, trồng cà) và cha Trời (mưa giông, gió giật). Là con của mẹ thực và cha ảo (người khổng lồ vũ trụ)" [Trần Quốc Vượng, 2009, tr. 438- 439]. Thánh Gióng là đứa con kỳ lạ của cha Trời, mẹ Đất, của thiên nhiên Việt Nam, nhân dân Việt Nam, đại diện cho sức mạnh cộng đồng Việt Nam.

Hội đền Sóc Sơn (Hà Nội) còn được gọi là hội Gióng đền Sóc, diễn ra ngày mồng 6 tháng Giêng, là hội xuân đất Việt, của các dân tộc Việt Nam, nhân dân cộng đồng Việt Nam. "Triết lý hội xuân căn bản là triết lý Phồn Thực: Sự gặp gỡ, giao duyên, giao phối gái trai" [Trần Quốc Vượng, 2009, tr. 438- 439]. Là hội của những "hoa tre" hay "chân giò" là biểu trưng của sự sinh sôi phát triển mà sau này được dân gian giải thích là chiếc roi ngựa của Thánh Gióng đánh giặc Ân. Thực ra, đó là những biểu tượng Dương Vật (Linga) cũng như chiếc Nõ trong cặp đôi Nõ

Nường của tín ngưỡng cầu mùa mà người Việt tôn thờ để cầu cho sự nảy nở, sinh sôi. Đó là những biểu tượng tín ngưỡng cầu mùa của cộng đồng người Việt có từ thời nguyên thủy và rất phổ biến ở các vùng châu thổ Bắc Bộ.

Tại lễ hội Chùa Hương, mở vào các tháng mùa Xuân, nơi hội tụ của cộng đồng nhân dân Việt Nam đến đây để được chen chúc lên động Hương Tích, ngắm các mỏm, các nhũ đá, biến thành biểu tượng theo cách tưởng tượng của từng người, thành cái biểu tượng của Linga Yonicầu cậu, cầu cô để cầu đinh, con đàn, cháu đống. Qua việc già trẻ, gái trai chen chúc lên động Hương tích cũng đã thắt chặt mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, làm cho cộng đồng người ngày càng cảm thông, gắn kết với nhau.

Sự chen chúc ấy vừa để mua vui, để giải tỏa nỗi lòng, vừa để trang trải nỗi niềm tâm sự trong sự cảm thông của cộng đồng. Chính nhờ sự cảm thông ấy từ nghi lễ cầu mùa mà mọi người cảm thấy tự tin hơn, gắn kết hơn với cộng đồng.

Điều đó càng được tăng cường hơn khi trong lễ hội Lồng Tồng của người Tày, người Nùng, trong không khí tưng bừng với điệu chiêng trống của lễ hội Khuổng mùa và lễ hội cồng chiêng của người Mường... Đặc biệt là trong các bữa ăn cộng cảm, cộng tình nghĩa của các bữa ăn tập thể mà lễ hội nào dường như cũng có. Tuy mỗi làng, mỗi thôn xóm có cách tổ chức khác nhau, nhưng qua các bữa ăn tập thể đó thực sự đã có tác dụng cố kết cộng đồng, làm cho cộng đồng ngày càng đồng cảm, thương yêu, tương thân, tương ái với nhau hơn. Trong thực tế, ở nhiều thôn xóm, làng bản bữa ăn cộng cảm đó càng mời được nhiều khách thập phương đến tham dự thì sự cầu mùa năm ấy càng tốt đẹp. Do đó, qua những bữa ăn cộng cảm ấy không

khác, thậm chí với các dân tộc khác, mở ra cơ hội, điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ thân thiết giữa các cộng đồng với nhau, giữa các tầng lớp trong xã hội với nhau.

Có lẽ phải nói rằng, không ở đâu, không có việc gì có sự cố kết cộng đồng tốt hơn, hiệu quả hơn, đậm đà tính nhân văn hơn trong lễ hội cầu mùa. Thông qua các nghi lễ, nghi thức của nó, mọi người tham gia lễ hội không phân biệt già trẻ, trai gái, đẳng cấp... mọi người đều kết thành một khối, đồng lòng, đồng cảm với nhau trong mối quan hệ dân chủ, bình đẳng, tương thân, tương ái với nhau. Vì tất cả mọi người đến lễ hội đều nhằm một mục đích cầu mùa, cầu cho sự an khang, thịnh vượng, mọi sự tốt đẹp, như ý. Mục đích chung vô cùng quan trọng ấy của lễ hội cầu mùa, không chỉ dừng lại ở việc cầu mong dân an, vật thịnh mà còn tăng cường mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên xung quanh, giữa các vị thần linh (trong đó có các thế hệ tổ tiên) với con người, với con cháu, thể hiện rõ đạo lý uống nước nhớ nguồn

của người nông dân và cả nhân dân Việt Nam nói chung, châu thổ Bắc Bộ nói riêng.

Khi con người đồng lòng, đồng chí với nhau thì mọi khó khăn, gian khổ, nguy nan đều sẽ được vượt qua. Qua những thử thách đó, các cộng đồng sẽ được củng cố hơn, gắn kết chặt chẽ hơn, bền vững hơn đó mới thực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 105 - 109)