Nhân vật cô đơn, lạc thời và lạc loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bảo ninh (Trang 40 - 49)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh

2.1.2.1. Nhân vật cô đơn, lạc thời và lạc loài

Khảo sát truyện ngắn của Bảo Ninh, chúng tôi thấy có một kiểu dạng nhân vật đáng chú ý đó là kiểu nhân vật cô đơn, lạc thời và lạc loài. Đó là những người lính trở về sau chiến tranh, trở nên cô đơn, lạc lõng trong cuộc sống hiện tại. Họ không thể hòa nhập với cuộc sống hiện tại và tìm cách lánh xa khỏi cuộc sống ấy. Hay có những người lính trở về, vẫn hòa nhập, vẫn sống trong cộng đồng nhưng họ lạc lõng giữa cuộc đời. Những người lính tuy đã bước ra khỏi cuộc chiến tranh nhưng những vết thương trong tâm hồn họ vẫn còn đó không thể nào mất đi được. Họ giữ trong mình những hồi ức, những kỉ niệm về chiến trường, về đồng đội, về bạn bè, về một thời đã qua nhưng không bao giờ là lãng quên. Cuộc sống hiện tại đầy những lạc lõng bủa vây lấy họ. Mỗi người đều cô đơn trong nỗi niềm riêng.

Nói đến kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh trước hết phải nói đến nhân vật người lính bước ra khỏi chiến tranh và đối mặt với cuộc sống thời hậu chiến. Những tưởng sau bao nhiêu gian khổ, hy sinh, người lính được trở về với cuộc sống hòa bình với bao niềm vui thì họ lại bị mất thăng bằng trước cuộc sống mới. Sau những giờ phút hân hoan, hạnh phúc của buổi đầu độc lập là những giây phút người lính nhận ra sự hụt hẫng, lạc lõng giữa cuộc sống mới đầy khắc nghiệt. Có những người lính trở về nhưng bơ vơ giữa cuộc đời khi không còn một người thân nào cả như Mộc (Trại bảy chú lùn),

Tư (Hữu khuynh)... không ai chờ đợi họ cả; có người lính trở về lại bắt đầu hành trình rong ruổi trên những nẻo đường như Quang trong Rửa tay gác kiếm, hành trình trở về là hành trình đi dọc các con sông để tìm kiếm người vợ lạc lối; có người lính trở về sống giữa những người thân nhưng cảm thấy vô cùng lạc lõng bởi sự khác biệt về suy nghĩ, lối sống của những con người ở những thế hệ, thời đại khác nhau... Những người lính đã hy sinh tất cả tuổi thanh xuân, quãng đời đẹp nhất của đời người, có người hy sinh một phần thân thể của mình, thậm chí là cả mạng sống để đấu tranh vì nền hòa bình của dân tộc, với một lý tưởng cao đẹp. Đáng nhẽ khi hòa bình họ phải là những người xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhiều nhất, nhưng họ lại là những người gánh chịu những mất mát to lớn nhất, mất người thân, đồng đội, vợ con, mất mát về thân thể và đau đớn hơn cả là những chấn thương về tâm hồn.

Bước vào cuộc sống hòa bình, người lính trở nên cô đơn, lạc lõng, không chỉ trong xã hội mà trong cả chính gia đình mình. Vị tướng trong

Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp tiêu biểu cho kiểu nhân vật người lính lạc lõng trở về sau chiến tranh. Khi một vị tướng đã kinh qua trận mạc trở về sống giữa con cháu, giữa gia đình phải thốt lên câu nói: "Sao tôi cứ như lạc loài"[57,708], đủ để nhận thấy bị kịch cô đơn, lạc loài của người lính trở về sau chiến tranh. Họ không tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc, không tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống hiện tại, họ chơi vơi giữa quá khứ và hiện tại. Giữa cuộc sống xô bồ, lẫn lộn của thực tại họ không tìm thấy điểm tựa cho mình, họ quay về quá khứ, với đồng đội, anh em, với những kỉ niệm mang đậm tình người, tình đồng đội của những con người một thời sống chết vì nhau. Thời đại của họ, ước mơ của họ, tình yêu của họ là ở thời đã qua, thời đại đau thương nhưng rất đỗi anh hùng. Và trong thời hiện tại họ trở nên lạc lõng, lạc thời, không thể hòa nhập với thực tại.

đơn khác nhau. Nhân vật Mộc trong Trại bảy chú lùn, sau khi kết thúc chiến tranh đã lựa chọn cho mình cuộc sống ở lại khu rừng già, bên những đồng đội đã hy sinh. Đồng đội lần lượt ra đi, chỉ còn lại mình Mộc với nỗi đau câm lặng. Cũng như bao người lính khác, Mộc mong chờ khoảnh khắc hòa bình, nhưng khi hòa bình đến thì cũng là lúc anh nhận ra mình cô đơn hơn bao giờ hết. Không người thân, không bạn bè, không gia đình, không có gì níu giữ anh ở lại với cuộc sống sôi động ngoài kia. Câu nói của anh đối với người đưa thư: "Họa chăng có ông trời muốn biên thư cho tôi"[40,119], càng như xoáy sâu vào nỗi cô đơn của anh. Mộc lựa chọn cuộc sống ở khu rừng già như một cách để lẩn tránh thực tại, anh tách mình ra khỏi cộng đồng. Đó là một bi kịch, không chỉ chịu đựng nỗi cô đơn, nỗi đau đớn khi lần lượt mất đi tất cả những người đồng đội thân yêu nhất, Mộc còn có một nỗi đau, nỗi cô đơn khác, nó luôn chảy trong tâm thức của anh, đó là nỗi đau của một tình yêu không bao giờ thành hiện thực. Suốt đời anh chỉ mang trong mình một tình yêu trọn vẹn dành cho Nga. Anh yêu nhưng không dám thổ lộ, không dám tiến tới. Anh đau khổ nhìn người mình yêu dành tình cảm cho người khác, sinh con cho người khác và rồi người con gái ấy cũng bỏ anh ra đi, để lại anh với khu rừng già và đứa con của cô với người khác. Mộc như bao người lính đã hy sinh tất cả tuổi trẻ, hạnh phúc cho dân tộc, cho bao người nhưng cái mà họ nhận lại là những mất mát, đau thương. Không chỉ có Mộc, cả Huy và Nga cũng đều là những con người cô đơn nơi khu rừng già ấy. Câu chuyện tình yêu nơi khu rừng già càng làm khắc sâu thêm nỗi cô đơn của các nhân vật. Cả Huy và Mộc đều dành tình cảm cho Nga nhưng không ai dám bày tỏ, họ cứ âm thầm yêu, âm thầm chịu đựng nỗi cô đơn: "Giữa tôi và Huy ai buồn hơn, khó mà biết được. Nhưng có lẽ tôi thì cứng rắn hơn một chút, còn Huy mềm yếu hơn. Huy vốn thổi tiêu rất hay, nhưng ít thổi và từ lâu đã không thấy nhìn ngó đến. Vậy mà bây giờ, tiếng tiêu của Huy ngày ngày nghe cất lên bên bờ sông trong

bóng chiều chạng vạng, làm nhau ứa nước mắt. Tính đã lặng lẽ, Huy càng trở nên lặng lẽ hơn. Và tôi thì còn thỉnh thoảng sang sông thăm Nga, làm việc này việc nọ giúp cô, chứ Huy thì không một lần. Những khi họa hoằn có Nga sang chơi, y như rằng Huy bỏ đi cố tình tránh mặt"[40,128-129]. Họ cứ vậy, lặng lẽ cô đơn, rồi Huy mất, chỉ còn Mộc và Nga với nỗi cô đơn vẫn thường trực.

Trong truyện ngắn của mình, Bảo Ninh quan tâm đến từng số phận con người, mỗi con người đều là một cá nhân với những số phận riêng. Nhân vật được khắc họa một cách rõ nét, sống động, chân thực và giản dị. Cuộc sống hòa bình thời hậu chiến, người lính hơn ai hết bước vào cuộc sống mới với đầy những khó khăn, thử thách, người lính không còn phải đối mặt giữa sự sống và cái chết mà còn phải đối diện với ngàn vạn những điều đời thường, những nghịch cảnh oái oăm. Nhiều người dường như không thể theo kịp cuộc sống hối hả thay đổi một cách nhanh chóng đang diễn ra. Đó chính là bi kịch của người lính. Con người cô đơn là một trong những kiểu nhân vật của các nhà văn sau 1975. Con người cô đơn, lạc thời giữa cuộc sống hòa bình, mang trong mình nỗi buồn hậu chiến. Họ sống bên cạnh những người thân yêu, gia đình, vợ con, bạn bè nhưng họ cảm thấy vô cùng cô đơn, lạc lõng, cuộc sống của họ cứ lặng lẽ trôi qua, không vui, không buồn, không mơ ước. Nhân vật bị một cú sốc trước sự thay đổi của hiện tại. Họ chưa thích ứng được cuộc sống mới và nhiều khi là không chấp nhận cuộc sống mới đang đổi thay. Trong Ngôi sao vô danh, nhân vật ông lão gác ghi vẫn cứ làm nhiệm vụ của mình dù không còn con tàu nào đi qua đó. Nhân vật Tư trong Hữu khuynh trở về sau chiến tranh nhưng lạc lõng, cô đơn khi không còn người thân, không cảm thấy gắn kết với làng quê nơi mình đang sinh sống. Họ trở về sống giữa cộng đồng, giữa nơi thân thuộc nhất nhưng bao trùm họ chỉ là sự cô đơn, trống trải. Họ lạc lõng trong thế giới hiện tại. Tìm về quá khứ, với những kỉ

niệm, những hồi ức như là một cứu cánh giúp họ thoát khỏi hiện tại. Tìm về quá khứ cũng chính là về với yêu thương, về với những kỉ niệm êm đềm, đẹp đẽ nhất của đời người. Tuổi thanh xuân qua đi, quãng đời đẹp nhất của con người đã trôi qua. Các nhân vật của Bảo Ninh hầu hết là các nhân vật đã bước qua thời thanh xuân, thời tuổi trẻ để hồi tưởng về quá khứ. Họ tìm về quá khứ để nhận chân thực tại, lý giải cho hoàn cảnh thực tại, cho những gì họ đang trải qua. Thời đại của họ là thời đại đã qua, quãng thời gian đẹp đẽ nhất của đời người, của tuổi trẻ, của yêu thương và khát vọng đã qua, đã lùi lại trong dĩ vãng. Giờ đây trong thời đại này họ lạc lõng, bơ vơ trong thời đại mới, cảm thấy cô đơn giữa đồng loại.

Nhân vật không thể hòa nhập với cuộc sống hiện tại còn bởi những ám ảnh của quá khứ, đó còn là những di chứng của chiến tranh. Nhân vật tôi trong Đêm cuối cùng ngày đầu tiên: "Vào ra Sài Gòn đã bao lần. Người thân, bạn bè, đồng nghiệp non nửa sống trong đây. Nhưng, thú thực là chưa khi nào tôi có thể hòa mình, có thể nhập thân được vào với không gian, với nhịp sống đương thời hằng ngày của Thành phố vĩ đại này. Không phải chỉ vì đã không sinh ra và lớn lên ở đây, mà vì còn chưa bao giờ tầm nhìn của tôi vượt ra được khỏi những kí ức, những ấn tượng về Sài Gòn trong hai ngày 29 và 30 tháng Tư của năm 1975"[40,515]. Nhân vật Khương trong Rửa tay gác kiếm: "Đêm nào ở giường bên cạnh giường tôi Khương cũng nghiến răng, nói mớ và rên rỉ. Anh không la to, chỉ ư ử trong đáy họng, khe khẽ và dai dẳng. Ban ngày, nom anh hoàn toàn bình thường, không khỏe hơn và cũng không yếu hơn mọi người. Tính nết anh hồn hậu, cởi mở và cũng ham vui chứ tuyệt nhiên không phải con người nhiều u uẩn. Song cứ đến nửa đêm... Khương bảo rằng hồi đang đánh nhau chẳng hề như vậy, chỉ từ hòa bình, nhập trại an dưỡng mới sinh ra thế. Thuốc men chẳng ích gì bởi những cơn vật vã hằng đêm ấy không phải là do các vết thương tái phát mà là đau đớn của giấc mơ. Trong giấc ngủ

Khương mơ thấy lại cảm giác đau của những lần bị thương trước đây"[40,267-268]. Và cũng không phải chỉ có Khương, mà "tất cả anh em trong phòng đều ít nhiều gặp phải những ác mộng di chứng từ trận mạc. Bao giờ cũng là những ác mộng sinh động. Tú chẳng hạn, luôn sống lại với trái bom CBU ném xuống rừng cao su Xuân Lộc. Hầm sập và Tú ú ớ ngạt thở, thấy mình bị chôn sống. Còn tôi, mơ thấy mưa thuốc độc, mơ thấy những rừng già trên bờ Ngọc Bờ Biêng bị bọn Mỹ biến thành những đại ngàn củi khô"[40,268-269]. Nhân vật Vinh trong Quay lưng: "Không hề trải qua chiến trận, nhưng suốt nhiều năm sau giải ngũ Vinh thường nằm mộng thấy những hố bom"[40,457].

Không chỉ có người lính, nhiều nhân vật phụ nữ trong các truyện ngắn của Bảo Ninh cũng phải chịu đựng nỗi cô đơn thường trực. Trong truyện ngắn

Trại bảy chú lùn, sau khi những người đồng đội lần lượt ra đi chỉ còn Mộc và Nga, hai con người sống với nhau trong khu rừng khép kín, họ rất ít nói chuyện với nhau và rồi ở Nga "chớm dần lên những biểu hiện của tâm trạng lầm lũi, u uẩn"[40,131]. Ở đây ta liên tưởng đến hình ảnh những cô gái trong

Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo. Những cô quân nhu trẻ măng, những mái tóc đen dày là vậy nhưng đã bị cuộc sống nơi rừng già hủy hoại chỉ còn lại một dúm xơ xác. Cái man rợ của chiến tranh chính là nó khiến con người không thể sống là chính mình, cô đơn và thiếu thốn khiến những cô gái bị mắc chứng bệnh cười, họ cứ vừa cười vừa khóc, tay xé quần áo, tay dứt tóc, để rồi khi bị địch đánh chiếm họ đã tự tử để tránh khỏi bị ô nhục. Chỉ còn Thảo là người duy nhất còn sót lại của khu rừng cười. Thảo cũng giống như Mộc người duy nhất còn sót lại của Trại bảy chú lùn. Nhân vật Hiên, một người lính sau khi chứng kiến cảnh tượng các cô gái trong khu rừng cười đã bị ám ảnh và không thể nào quên. Về sau, trong bức thư để lại trước khi chết Hiên viết: "Việc chiến tranh lôi những người phụ nữ vào cuộc chiến thật là

khủng khiếp. Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi lâm vào cảnh ấy"; "Tôi rùng mình khi nghĩ rằng, người yêu tôi, em gái tôi, cũng đang cười sằng sặc như thế, giữa một khu rừng mênh mông nào đó"[16,54]. Sự tàn ác của chiến tranh là ở đó, nó không chỉ hủy hoại về mặt thể xác mà tàn nhẫn hơn là về mặt tinh thần của con người. Nỗi đau về tinh thần thì mãi mãi không thể nào có thể xóa nhòa đi được. Trong truyện ngắn Mây trắng còn bay, Bảo Ninh đã viết về những mất mát do chiến tranh để lại còn hằn lên nỗi đau trong lòng người mẹ. Truyện kể về một bà mẹ trên chuyến bay ôm trước ngực tấm di ảnh con mình. Bà mẹ xin phép mọi người cho mình được thắp nén nhang nhân lần giỗ thứ ba mươi cho đứa con trai đã hy sinh trên vùng trời của tổ quốc. Có thể thấy "Chiến tranh qua đi, nhưng những mất mát mà dân tộc ta phải gánh chịu thì nhiều năm sau vẫn còn đó. Không chỉ trên những luống cày còn đọng lại mùi thuốc súng mà nhức nhối và dai dẳng hơn là trên nước mắt những người phụ nữ, những người mẹ, người vợ - những người phải gánh chịu nhiều nhất những tổn thương của chiến tranh. Những tổn thương không nói bằng lời"[61].

Cũng như những người đàn ông khi đất nước lâm nguy, người phụ nữ không chỉ là hậu phương mà còn ra tiền tuyến góp sức mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng khi trở về họ lại chịu những tổn thương mất mát quá lớn. Nhân vật người dì trong Tòa dinh thự lặng lẽ hi sinh vì tổ quốc, vì chồng con, cả tuổi thanh xuân sống xa chồng, đến khi hòa bình những tưởng được sum họp bên chồng con nhưng cuối cùng với bản tính cương nghị của người chồng, dì vẫn phải chịu cuộc sống vất vả mà không chút than phiền, rồi đến đứa con duy nhất theo nghiệp binh nghiệp cũng hy sinh. Cả cuộc đời dì là những năm tháng dài vò võ chờ chồng, xa chồng, xa con, vậy mà người phụ nữ ấy không chút than phiền, lặng lẽ hy sinh, lặng lẽ chịu đựng. Cũng là một người phụ nữ, là nạn nhân của cuộc chiến thương tàn, nhưng Diệu Nương

trong Gió dại lại cô đơn, lạc loài theo một cách khác, một vẻ đẹp hoang dại, một lối sống vượt ra khỏi mọi khuôn phép, lạc lõng trong hiện tại, trong cuộc sống chung của mọi người: "Từ đấy, mặc dù được giải phóng nhưng đời cô mai một. Bàn tay cô quá mềm, da quá mỏng không cầm rựa phát cây được, không nhấc nổi cuốc để cuốc đất, nên thân cô không được trui rèn, không tự cải tạo nổi bằng tăng gia sản xuất. Sắc đẹp của cô chỉ nhấn mạnh thêm lên vẻ lạc loài. Giọng hát của cô chẳng hữu ích cho ai trong thời buổi nghiệt ngã cam go, nay sống mai chết, nhọc nhằn và túng đói"[40,61]; "Diệu Nương cũng đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn bảo ninh (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)