Miền Trung vùng trọng điểm phát triển kinh tế biển đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung (Trang 27 - 35)

7. Kết cấu luận văn

1.3 Miền Trung vùng trọng điểm phát triển kinh tế biển đảo

1.3.1 Tiềm năng phát triển kinh tế biển đảo

Miền Trung có đường bờ biển dài và diện tích lãnh hải rộng. Tất cả 14 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đều có bờ biển (cả nước chỉ có 28 tỉnh có bờ biển) với tổng chiều dài hơn 1800km. So với chiều dài bờ biển Việt Nam 3.260km thì miền Trung chiếm hơn 50%. Bờ biển ở đây phần lớn còn hoang sơ chưa được khai thác. Diện tích vùng lãnh hải khu vực này vào khoảng hơn 300.000km2, nghĩa là rộng hơn diện tích lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam.

Có nhiều quần đảo và đảo: Trên lãnh hải có hàng chục đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Đây chính là cơ sở để xác định phát triển kinh tế biển đảo theo hướng lâu dài, có tính chất chiến lược cho khu vực này.

1.3.1.1 Vị trí

Biển miền Trung thuộc Biển Đông, nằm trên tuyến đường chiến lược giao thông quốc tế với 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất hành tinh đi qua. Vị trí địa lý này cộng với điều kiện địa lý đã cho miền Trung nhiều cảng biển như Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Tiên Sa, Dung Quất, Quy Nhơn, Vũng Rô, Cam Ranh... trong đó có nhiều cảng nước sâu với công suất hàng chục triệu tấn là một thuận lợi rất lớn để các tỉnh miền Trung phát triển mạnh ngành hàng hải.

Bên cạnh đó, khu vực miền Trung có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế dọc theo trục Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây. Rõ ràng, biển đảo với vai trò là chiếc “cầu nối” quan trọng trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác giữa miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

1.3.1.2 Tài nguyên sinh vật

các loài thực vật có giá trị về kinh tế phải kể đến rong biển và các loại tảo. Ngoài ra, diện tích rừng ngập mặn với nhiều loài thực vật cũng là tài nguyên quan trọng phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.

Các loài động vật ở vùng biển miền Trung rất phong phú, đa dạng và có giá trị về kinh tế. Trong đó phải kể đến nguồn lợi về cá, tôm, mực, cụ thể:

- Cá: Cũng như vùng biển cả nước, nguồn lợi cá biển ở miền Trung rất phong phú, đa dạng. Theo kết quả nghiên cứu, ở vùng biển miền Trung có 600 loài cá nhưng số loài có giá trị kinh tế không nhiều, khoảng 30 đến 40 loài. Theo tính toán trữ lượng cá ở miền Trung khoảng 1.136.000 tấn, khai thác cho phép 546.000 tấn mỗi năm, chiếm 40 đến 42% sản lượng khai thác cho phép của cả nước.

- Tôm: Vùng biển miền Trung có nhiều loài tôm biển sinh sống. Theo kết quả điều tra, thăm dò của Viện Hải sản, ở miền Trung có 50 loài thuộc 6 họ tôm có giá trị kinh tế là tôm he, tôm hùm, tôm rồng, tôm vổ, tôm gai, moi biển, trong đó có nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tiếp đến là hệ tôm hùm và tôm rồng.

Sản lượng tôm biển có khả năng khai thác từ 7.800 đến 8.000 tấn, bằng 15,6 - 16% sản lượng khai thác của cả nước. Các vùng có bãi tôm hùm nổi tiếng như Hòn La (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cồn Cỏ (Quảng Trị), Non Nước (Đà Nẵng), Tam Kỳ, Núi Thành (Quảng Nam), Bình Sơn, Lý Sơn, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Khánh Hòa. Sản lượng tôm hùm khai thác hàng năm từ 400 - 500 tấn.

- Mực: Vùng biển miền Trung có nhiều loại mực, trong đó mực nang và mực ống là hai giống có số lượng và giá trị kinh tế cao hơn cả (chiếm 90% sản lượng mực toàn vùng) là mũi nhọn xuất khẩu của các tỉnh miền Trung.

Ngoài nguổn lợi cá, tôm, mực, vùng biển miền Trung còn có các hải sản khác rất phong phú không những có giá trị xuất khẩu mà còn là những mặt hàng cao cấp phục vụ tiêu dùng trong nước, đặc biệt phục vụ cho ngành du lịch như cua huỳnh đế, cua, ghẹ, điệp, vòm, moi, sò huvết, cá ngựa, bào ngư... Ngoài ra còn có các hải sản khác như san hô, vích, đồi mồi, rắn biển, sam, hải sâm, ốc nhảy, vẹm, sút, tôm vổ, tôm he biển khơi, ngao, phi, ốc hương... có giả trị xuất khẩu cao.

1.3.1.3 Tiềm năng về năng lượng

Thủy triều, sóng, gió là các nguồn năng lượng tiềm năng trên các vùng biển đảo miền Trung. Theo các nhà nghiên cứu, năng lượng gió ở Việt Nam rất lớn, chỉ riêng duyên hải miền Trung có khả năng sản xuất tới 5 tỷ kw/giờ/năm.

1.3.1.4 Tiềm năng về vận tải biển và dịch vụ cảng biển

Miền Trung có rất nhiều vũng vịnh có thể xây dựng các cảng biển, nhất là các cảng nước sâu: Nghi Sơn, Vũng Áng, Vân Phong, Hòn La, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Quy Nhơn, Nha Trang, v.v...Hệ thống cảng biển này có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển vận tải biển.

Bên cạnh đó, hiện nay miền Trung có nhiều nhà máy đóng tàu tầm cỡ: Dung Quốc, Nghi Sơn, Khánh Hòa đang phát triển. Đây là cơ sở để miền Trung phát triển nghề đóng và sữa chữa tàu theo hướng hiện đại trong tương tai.

1.3.1.5 Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản

Dọc dải bờ biển miền Trung có nhiều sa khoáng kim loại, nhất là các sa khoáng ilmenit tập trung các vùng biển Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận với tổn trữ lượng khoảng 10 triệu tấn. Các khoáng vật đi kèm ilmenit là zircon, monaxit có giá trị kinh tế cao. Ngoài ilmenit, dọc bờ biển miền Trung còn có nhiều mỏ cát thuỷ tinh với chất luợng tốt, là nguyên liệu cho sản xuất thuỷ tinh, tập trung ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận... với tồng trữ lượng đã thăm dò trên 300 triệu tấn. Trữ lượng dự báo khoảng trên 700 triệu tấn.

Tiềm năng các mỏ quặng ở thềm lục địa nước ta nói chung và miền Trung nói riêng còn khá lớn. Tuy nhiên, do kinh phí và kỹ thuật còn hạn chế nên việc thăm dò chưa được tiến hành nên chưa khẳng định được.

Về dầu khí, trên lãnh hải miền Trung phân bố 4/7 bồn trũng chứa dầu khí có mặt trên thềm lục địa của nước ta: Nam bồn Sông Hồng, Phú Khánh, Hoàng Sa, Trường Sa. Trong đó bồn Trường Sa và Hoàng Sa theo các nhà nghiên cứu dự doán có trữ lượng dầu khoảng 6 tỷ thùng (khí chiếm 70%). Tuy chưa tiến hành khoan dầu tại Miền Trung nhưng đã tiến hành xây dựng nhiều nhà máy lọc dầu: Dung

Quốc (đã vận hành), Nghi sơn (đang xây dựng).

1.3.1.6 Tiềm năng về du lịch

Dọc bờ biển miền Trung có nhiều vũng vịnh và bãi tắm đẹp: Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Cửa Việt, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Mỹ Khê, Xuân Thiều, Cửa Đại, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Hoàng Hậu, Tuy Hòa, bãi Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Mũi Né, Mũi Kê...

Bên cạnh đó, khu vực ven bờ miền Trung có nhiều đảo, bán đảo đẹp nguyên sơ như: Hòn La (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị), bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Hòn Tre (Nha Trang), đảo Phú Quý (Bình Thuận)…

Từ những thế mạnh trên, miền Trung có ưu thế phát triển du lịch biển đảo: nghỉ mát tắm biển, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch thể thao giải trí với các loại hình như lặn biển, câu cá, lướt ván, du thuyền; du lịch tàu biển, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái kết hợp khám phá đời sống địa phương, du lịch cộng đồng....

1.3.1.7 Một số tiềm năng lợi thế khác

Miền Trung có rất nhiều đầm phá, vũng vịnh có vai trò quan trọng trong phát triển ngành nuôi trồng hải sản với tổng diện tích 16.000ha. Trong đó hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa có diện tích lớn nhất với 57.000ha, Thừa Thiên Huế 22.000ha, Quảng Nam 20.000ha, Bình Định: 4.183ha, Quảng Trị 3.425 ha.

Do mùa khô kéo dài, thời gian mưa rất tập trung, sườn bờ ngầm hẹp nước biển khơi có điều kiện xâm nhập vào đầm phá, dẫn đến độ muối rất cao trong mùa khô, luôn luôn trên 20 độ/00 có khi đạt 34 độ/00 thậm chí 40 độ/00 và nhiệt độ nước từ 25C° đến 34C°. Đây là thế mạnh để phát triển nghề làm muối.

1.3.2 Quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung

Phát triển kinh tế biển đảo là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Trong đó, vùng ven biển, hải đảo luôn được Đảng và Nhà Nước xác định là mũi nhọn trong phát triển kinh tế biển. Tại Đại hội VIII, Đảng nhấn mạnh: xây dựng

triệu km2 thềm lục địa; phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10, Đảng chủ trương: phát triển mạnh, đi trước một bước một số vùng kinh tế ven biển và hải đảo. Đặc biệt, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011 - 2020, Đảng xác định: phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao...; phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo; phát triển mạnh các đô thị ven biển; lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển. Từ đường lối này, có thể thấy miền Trung với 14 tỉnh, thành đều có biển, với nhiều đảo và quần đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trọng điểm trong đương lối phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước.

Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung được thể hiện rõ nhất trong Chiến lược phát triển kinh tế 2001 - 2010 tại đại hội IX, cụ thể: phát huy lợi thế biển và ven biển, khai thác có hiệu quả các tuyến đường trục Bắc - Nam, các tuyến đường ngang, các tuyến đường xuyên Á, các cảng biển; hình thành các khu công nghiệp ven biển, các khu công nghiệp - thương mại tổng hợp và phát triển kinh tế trên các cửa khẩu và hành lang dọc các tuyến đường; phát triển các ngành công nghiệp lọc, hoá dầu, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến và chế tạo khác, các loại hình dịch vụ; xây dựng theo quy hoạch một số cảng nước sâu với tiến độ hợp lý; đẩy nhanh việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất - Chu Lai; phát triển mạnh du lịch biển và ven biển, gắn liền với các khu di tích, danh lam thắng cảnh của cả vùng, đặc biệt là trên tuyến Huế - Đà Nẵng - Hội An - Nha Trang; phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường toàn dải ven biển; khai thác tối da tiềm năng và lợi thế của vùng biển, ven biển để phát triển kinh tế, kết hợp với quốc phòng an ninh, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc.

Bộ và Duyên hải miền Trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 09/07/2013 với

chủ trương cụ thể:

- Quan điểm phát triển: phát triển kinh tế - xã hội vùng phù hợp với Chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và định hướng Chiến lược biển Việt Nam;

phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, nhất là lợi thế về công nghiệp, dịch vụ và kinh tế biển.

- Mục tiêu tổng quát: xây dựng vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung trở thành khu vực phát triển năng động, nhanh và bền vững, là một đầu cầu quan trọng của cả nước trong giao lưu hợp tác quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước; ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.

- Mục tiêu cụ thể: bảo vệ hệ sinh thái biển, ven biển và đa dạng sinh học; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế biển đảo với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, hải đảo của Tổ quốc.

- Thủy sản: phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp và bán công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sinh thái vùng ven biển; thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản khu vực bãi ngang, đầm phá ven biên từ Nam Quảng Bình đên vùng đàm phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế); xây dựng âu thuyền, cầu tàu và điểm neo đậu tránh bão trong các vùng vịnh nhỏ, ở các vùng cửa sông và đảo nhỏ ven bờ; từng bước nâng cấp đội tàu đánh bắt thủy sản công suất lớn có trang thiết bị hệ thống thông tin, đưa dẫn, ngư cụ và bảo quản đông lạnh hiện đại để nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ; tổ chức tốt các dịch vụ hậu cần (cung cấp nước, đá, dầu, bảo dưỡng, sửa chữa..,) phục vụ tàu đánh bắt trên biển dài ngày.

- Công nghiệp: đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của Vùng như: đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền, chế biến thuỷ sản,....;tập trung nguồn lực để đẩy nhanh việc phát triển công nghiệp hóa dầu thành một trong các trụ cột công nghiệp của Vùng và cả nước.

các dân tộc hình thành các khu du lịch biển quy mô lớn, hiện đại như Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Phan Thiểt, Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Rô (Phú Yên), Phương Mai - Núi Bà (Bình Định).

- Giao thông vận tải: rà soát lại quy hoạch hệ thống cảng biển, tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ cả bến cảng, luồng vào cảng, hệ thống dịch vụ hỗ trợ cảng, giao thông liên kết cảng với hệ thống giao thông quôc gia đáp ứng yêu câu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành hệ thống cảng và các hoạt động dịch vụ cảng.

- Khoa học công nghệ: đầu tư nâng cấp Viện Hải dương học Nha Trang và Phòng nghiên cứu thuộc trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang; sử dụng tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi hải sản, gắn với bảo vệ môi trường biển.

- Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh: xây dựng các công trình bến cảng cá, đường cơ động ven biển, hạ tầng kinh tế - xã hội các đảo, nhằm tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ từ ven bờ đến các đảo tiền tiêu để phục vụ cho khai thác xa bờ, phòng chống bão, bảo vệ an ninh, quốc phòng và chủ quyền biển đảo.

Tiểu kết chƣơng 1:

Trong chương 1, chúng tôi tìm hiểu khái niệm kinh tế biển đảo miền Trung - một lĩnh vực kinh tế đa ngành, gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế không diễn ra trên biển nhưng có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế biển. Đây là căn cứ quan trọng để tiến hành thống kê các tin, bài có nội dung phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên 6 tờ báo và 1 tạp chí.

Đặc biệt, trong chương 1, chúng tôi còn làm rõ lý luận vai trò, nhiệm vụ báo chí đối với chính trị - kinh tế - văn hóa cả nước nói chung và miền Trung nói riêng; tầm quan trọng, tác động của báo chí đối với phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng. Và do hạn chế về dung lượng của một luận văn thạc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)