Nội dung thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung (Trang 37 - 72)

7. Kết cấu luận văn

2.2 Nội dung thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung

2.2.1 Thông tin về đánh bắt - nuôi trồng - chế biến hải sản

2.2.1.1 Thông tin về đánh bắt hải sản

* Thông tin về chính sách phát triển đánh bắt hải sản

- Qua khảo sát 6 tờ báo và 1 tạp chí từ 1/2013 đến 6/2014, cho thấy các tin, bài chú trọng tuyên truyền chính sách ưu tiên đánh bắt xa bờ của Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền các tỉnh, thành miền Trung. Các chính sách này xoay xung

quanh các khía cạnh như: hỗ trợ vốn; đóng tàu công suất lớn, đóng tàu vỏ thép, lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc.

Trước hết, 6 tờ báo và 1 tạp chí đã thông tin kịp thời và đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền các tỉnh, thành miền Trung về phát triển đánh bắt xa bờ. Tuyên truyền về vấn đề này, đáng chú ý có 6 bài (BND: 3 bài, BNA: 2 bài, TCBVN: 1 bài). Trong bài “Giúp ngư dân miền Trung vươn khơi, bám biển”

[số tháng 5/2013] trên TCBVN cho thấy các tỉnh, thành miền Trung triển khai Quyết định 48/2010/QĐ - TTg của Chính phủ ban hành ngày 13 - 7- 2010 về một số chính sách hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên

các vùng biển xa. Hay trong bài “Đã Nẵng giúp ngư dân vươn khơi bám biển” [số báo ngày 16/5/2013] trên BND cho thấy từ năm 2012, Đà Nẵng ưu tiên hỗ trợ đóng mới hoặc cải hoán tàu thuyền công suất 400CV trở lên, đủ sức vươn khơi bám biển dài ngày; thử nghiệm sử dụng hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh...

Mặt khác, chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn, đóng tàu vỏ thép là nội dung chiếm khá lớn số lượng tin, bài trên báo in. Tuyên truyền về vấn đề này, đáng chú ý có 12 bài (BND: 2 bài, BĐN: 4 bài, BKH: 2 bài, BNA: 2 bài, TCBVN: 1 bài; BTN: 1 bài). Trong bài “Đầu tư lớn cho đánh bắt xa bờ” [số báo ngày 4/6/2014] trên BND, tác giả Tiến Anh thông tin chi tiết về chính sách tín dụng như: chủ tàu khai thác hải sản xa bờ được vay vốn đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu với hạn mức vay bằng 90% tổng giá trị dự án vay vốn đối với tàu vỏ thép, vật liệu mới trong 10 năm. Trong khi đó, bài “Ủng hộ ngư dân đóng tàu vỏ thép” [số báo ngày 26/6/2014] trên BĐN đề cập rất cụ thể chính sách đóng mới, gia cố tàu bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy từ 380CV trở lên để khai thác và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; nhấn mạnh việc đóng tàu vỏ thép cần liên kết 4 bên gồm: ngân hàng, nhà máy đóng tàu, doanh nghiệp và ngư dân thành một quy trình khép kín từ vay vốn, đóng tàu, khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, các bài báo không những tuyên truyền chính sách mà còn cung cấp các thông tin chỉ dẫn bổ ích cho các cơ quan, doanh nghiệp, tập thể cá nhân trong việc đóng tàu công suất lớn, tàu vỏ sắt vươn khơi.

Chính sách hỗ trợ trang bị thiết bị liên lạc, thiết bị dò tìm luồng cá cho ngư dân miền Trung cũng được các tờ báo và tạp chí thông tin với các bài: “Triển khai lắp

đặt thiết bị thông tin cho tàu cá Nghệ An”[số báo ngày 17/5/2013] (BNA); “Máy thông tin liên lạc có kết nối vệ tinh GPS: Hỗ trợ hiệu quả ngư dân bám biển”[số

báo ngày 16/10/2013] (BKH);“2014: Phủ sóng GPS oàn bộ tàu đánh bắt biển

xa”[số tháng 9/2013] (TCBVN). Các bài báo đã tuyên truyền các chương trình, các

chính sách như: Chương trình lắp đặt máy thông tin liên lạc tích hợp thiết bị kết nối vệ tinh GPS Vertex Standart VX - 1700 theo Quyết định 48/2010/QĐ - TTg của

Thủ tướng Chính phủ; Dự án hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh...

- Các tờ báo và tạp chí tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như

chính quyền các tỉnh, thành miền Trung trong việc hạn chế đánh bắt gần bờ, ven bờ.

Liên quan đến vấn đề này, tác giả bài “Đà Nẵng Giúp Ngư dân vươn khơi bám

biển”[số báo ngày 16/5/2013] trên BND cho rằng: chính sự ồ ạt, tự phát tàu thuyền

công suất nhỏ, chủ yếu khai thác ven bờ vừa làm cạn kiệt tài nguyên, vừa gây ra sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, năm 2012 Đà Nẵng ưu tiên đóng tàu công suất lớn để vươn khơi. Hay trong bài “Phát triển đội tàu công suất lớn - Hướng đi của một xã

vùng biển”[số báo ngày 1/3/2013] trên BNA cho thấy Đảng bộ xã Diễn Bích khóa

XXI nhiệm kỳ 2010 - 2015, xác định kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương với việc phát triển đội tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ, giảm dần đội tàu nhỏ đánh bắt gần bờ.

- Các tờ báo và tạp chí còn tuyên truyền chính sách khuyến khích thành lập mô hình đánh bắt hiệu quả của các tỉnh, thành miền Trung như: tổ, đội tàu thuyền,

nghiệp đoàn nghề cá hay hợp tác xã khai thác hải sản trên biển. Từ tháng 1/2013

đến tháng 6/2014, thông tin về chính sách này đáng chú ý có 3 bài (BĐN: 1 bài, BKH 1 bài, BNA: 1 bài). Trong bài “Liên kết giúp ngư dân tiến ra biển khơi” [số

báo ngày 29/9/2013] trên BNA đề cập lợi ích khi tham gia các mô hình đánh bắt như: tự chủ về mặt tài chính, về tư cách pháp nhân, các xã viên có thể góp vốn, vay vốn để đóng tàu công suất lớn; góp phần nâng cao giá trị sản lượng đánh bắt và không còn bị phụ thuộc vào tư thương như hiện nay. Còn bài “Đà Nẵng giúp ngư

dân vươn khơi, bám biển” [số báo ngày 16/5/2013] trên BND đề cập đến quy chế

tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo hình thức tổ cũng như lợi ích khi tham gia: là cơ sở tạo khung pháp lý cho việc hình thành các tổ khai thác hải sản, chuyển hoạt động khai thác đơn lẽ thành tổ chức nghiệp đoàn khai thác; hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; hỗ trợ kết nối thông tin giữa tàu với tàu, giữa biển với đất liền và được đất liền hỗ trợ thông tin về dự báo thời tiết...

tuyên truyền về chính sách đánh bắt hải sản của các tỉnh, thành miền Trung.Trong bài “Chủ động bảo vệ ngư dân” [số báo ngày 7/4/2013] trên BTN cho thấy Đảng và Nhà nước tăng cường sự hiện diện của cảnh sát biển, hải quân, tìm kiếm cứu nạn và sắp tới là lực lượng kiểm ngư sẽ giúp ngư dân yên tâm khai thác trên biển. Bài báo còn đề cập đến chính sách để tăng cường tàu lớn, máy bay hiện đại để thực hiện cứu hộ cứu nạn trên biển. Còn trong bài “Sát cách cùng ngư dân”[Số báo

ngày 3/6/2014] trên BĐN và bài “Ngư dân không đơn độc” [số tháng 3/2013] trên TCBVN còn cho thấy chính quyền các tỉnh, thành miền Trung tăng cường lực lượng bộ đội biên phòng trên biển, trên các đảo để hổ trợ bảo vệ an toàn cho ngư dân.

Như vậy, từ 1/2013 đến 6/2014, nhiều chính sách về phát triển ngành đánh bắt hải sản đã được các tờ báo và tạp chí thông tin đến công chúng kịp thời. Tuy nhiên, thông tin chỉ dẫn trên các tờ báo về chính sách phát triển đánh bắt hải sản không nhiều và chủ yếu tập trung tư vấn chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ đóng tàu công suất lớn, tàu vỏ thép.

* Thông tin về thực tiễn phát triển đánh bắt hải sản

- Trước hết, báo in đã phản ánh sinh động, chân thật thực tiễn ngành đánh bắt hải sản xa bờ ở miền Trung. Trong đó, các tờ báo và tạp chí chủ yếu hướng đến thông tin các mặt như được mùa, khó khăn, tình hình phát triển tàu thuyền, dịch vụ hậu cần, hoạt động sản xuất của ngư dân.

Thông tin về nhhững chuyến tàu đầy ắp hải sản, đáng chú ý có 10 bài (BĐN: 2 bài, BKH: 1 bài; BNA: 6 bài, BTT: 1 bài). Hầu hết các bài tập trung phản ánh không khí hồ hỡi, phấn khởi của ngư dân khi được mùa. Trong bài “Mùa biển thắng lớn” [số báo ngày 2/1/2013] trên BTT cho thấy, dù biển động nhưng từng đoàn tàu ngư dân Quảng Ngãi vẫn tấp nập xuất bến vượt sóng dữ đánh bắt hải sản xa bờ và cập cảng với khoang tàu đầy ắp tôm cá. Hay trong bài “Những chuyến biển đầu năm đầy ắp tôm cá” [số báo ngày 12/3/2013] trên BĐN thể hiện niềm vui sau hơn nửa

tháng kể từ ngày xuất bến, đội tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Đà Nẵng lần lượt cập cảng cá Thọ Quang, chuyển lên bờ hàng chục tấn hải sản.

Bên cạnh đó, báo in còn đăng tải rất nhiều thông tin về những khó khăn mà ngư dân gặp phải: giá hải sản bấp bênh, thiếu vốn đầu tư, nhất là trước các hành động phá hoại của Trung Quốc. Thông tin về vấn đề này đáng chú ý có 17 tin, bài ( BĐN: 3 bài; BKH: 1 tin, 3 bài; BNA: 2 bài; BTN: 2 tin, 4 bài; BTT: 2 bài). Trong bài“Tàu đầy cá, ngư dân vẫn lỗ” [số báo ngày 15/4/2014] trên BĐN phản ánh thực trạng giá hải sản không được quản lý chặt chẽ dẫn đến tình trạng các chủ thu mua hải sản ở cảng cá Thọ Quang ép giá với đủ lý do như: cá ươn, cá xấu, lượng cá nhiều không tiêu thụ hết. Còn bài“Ngư dân “khát” vốn” [số báo ngày 7/5/2014] trên BNA cho thấy ngư dân khó khăn trong việc vay vốn đóng tàu mới có công suất lớn để vươn khơi. Trong khi đó, bài “Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc cản trở:

Ngư dân chồng chất khó khăn” [số báo ngày 7/6/2013] trên BĐN phản ánh thực

trạng nhiều tàu ngư dân cập bến chậm do bị tàu Trung Quốc xua đuổi, uy hiếp; dẫn đến nhiên liệu tiêu hao gấp đôi mà sản lượng giảm rất nhiều.

Thành tựu trong việc đóng tàu công suất lớn, đóng tàu vỏ thép được báo in đăng tải khá nhiều, đáng chú ý có 13 bài (BĐN: 1 bài, BKH: 2 bài, BNA: 4 bài, BTN: 2 bài, TCBVN: 2 bài, BND: 1 bài, BTT: 1 bài). Trong bài “Giúp ngư dân miền trung vươn khơi, bám biển” (số tháng 5/2013] trên TCBVN phản ánh những

tiến bộ của Hợp tác xã đóng, sửa tàu thuyền và dịch vụ thủy sản Cổ Lũy (Quảng Ngãi): đã hợp đồng đóng mới hàng trăm chiếc tàu đánh cá công suất lớn cho các tỉnh Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Hải Phòng. Trong khi đó, bài “Chở theo nhiều ước mơ từ tàu vỏ sắt” [ số báo ngày 7/6/2014] trên BKH cho thấy việc có tàu vỏ sắt để vươn khơi là ước mơ cháy bỏng của nhiều ngư dân. Và sự xuất hiện của chiếc tàu vỏ sắt Hoàng Anh 01 (tỉnh Quảng Ngãi) - tàu cá vỏ sắt đầu tiên của Việt Nam như một minh chứng rõ ràng cho giấc mơ của ngư dân đã thành hiện thực.

Báo in còn chỉ ra các mô hình đánh bắt hiệu quả như tổ, đội, nghiệp đoàn, hợp tác xã đánh bắt hải sản để nơi khác học hỏi, nhân rộng. Trong bài“Nghiệp đoàn

Nghề cá phường Nại Hiên Đông: Tăng cường đoàn kết trên biển”[số báo ngày

nghề cá, tinh thần đoàn kết trên biển của ngư dân ngày một tăng lên; việc đánh bắt hải sản, đặc biệt tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa cũng tốt hơn. Còn trong bài “Thị Xã Cửa Lò: Hiệu quả từ mô hình Tổ tàu thuyền đoàn kết”[số báo ngày 12/7/2013] trên BNA cho thấy tổ tàu thuyền đoàn kết đi vào hoạt động thực sự là điểm tựa cho ngư dân yên tâm khai thác, đánh bắt thủy hải sản trên biển.

Dù ngành đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động sản xuất của ngư dân qua các tác phẩm báo in vẫn thể hiện niềm phấn khởi. Miêu tả không không khí này, từ 12/2013 đến 6/2014 đáng chú ý có 17 bài (BĐN: 6 bài, BKH: 3 bài, BNA: 6 bài, BTN: 1 bài, TCBVN: 1 bài). Trong bài“Đầu năm thẳng hướng

Hoàng Sa” [ số báo ngày 19/2/2013] trên BĐN thể hiện không khí phấn khởi, hy

vọng bội thu chuyến biển đầu năm, khi ngay từ mồng 6 tết, hàng chục tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Đà Nẵng đã lên đường nhắm hướng Hoàng Sa thẳng tiến. Tương tự, trong bài “Rộn ràng chuyến biển đầu năm” [số báo ngày 2/2013] trên BNA cũng thể hiện không khí "mở biển" ngày đầu năm của ngư dân Nghệ An khẩn trương, nhộn nhịp; các tàu cá lấy đá, bơm dầu chuẩn bị những nhu yếu phẩm cần thiết để sẵn sàng bước vào mùa biển mới đầy hi vọng…

- Ngoài thực tiễn đánh bắt xa bờ báo in cũng chú trọng đăng tải thông tin về

thực tiễn đánh bắt hải sản gần và ven bờ.

Trước hết các tờ báo và tạp chí chỉ ra bất cập của đánh bắt hải sản gần bờ miền Trung là việc đánh bắt theo kiểu tận thu, hủy diệt môi trường, làm cạn kiệt nguồn hải sản vẫn diễn ra. Phản ánh về vấn đề này, đáng chú ý có 6 bài (BKH: 5 bài, BNA: 1 bài). Trong bài “Hung thần trên biển” [số báo 12/7/2013] trên BKH phản ánh thực trạng nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt dần là do số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ quá nhiều, không chỉ có tàu công suất nhỏ, ngay cả tàu có công suất lớn cũng tham gia đánh bắt. Bên cạnh đó, vì lợi ích trước mắt, nhiều ngư dân vẫn khai thác bằng những hình thức cấm như: sử dụng chất nổ, giã cào..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy hải sản và đời sống của ngư dân. Còn bài “Đánh

bắt tận thu: Nguồn hải sản có nguy cơ cạn kiệt” [số báo ngày 4/2013] trên BNA cho thấy thực trạng ngư dân có xu hướng chuyển từ đánh bắt xa bờ vào đánh bắt gần bờ để giảm chi phí.

Qua các tin, bài còn cho thấy hoạt động đánh bắt hải sản ven bờ thường diễn ra theo hình thức nhỏ lẻ, chủ yếu là kéo lưới hay khai thác các loại hải sản nhuyễn thể trên bờ. Thông tin về vấn đề này đáng chú ý có bài: “Thu nhập cao từ nghề khai thác sá sùng” [số báo ngày 25/9/2013] trên BKH; “Nhọc nhằn nghề Rau gạo”

[số báo ngày 5/2013],“Nghề săn cua biển ở rừng ngập mặn” [số báo ngày 21/10/2013] trên BNA. Hầu hết các bài này thông tin về những nghề khai thác nhỏ lẻ bằng các phương tiện cổ truyền, thu nhập thấp và rất bấp bênh.

Tóm lại, qua các tin, bài cho thấy những thành tựu cũng như những hạn chế của ngành đánh bắt hải sản miền Trung. Trong những nội dung các tờ báo và tạp chí chuyển tải, thì các thông tin về những chuyến tàu đầy ắp cá; không khí hồ hỡi ra khơi; thành lập các tổ, đội, nghiệp đoàn đánh bắt hải sản trên biển cũng như những khó khăn của ngư dân trong sản xuất được đăng tải nhiều.

* Thông tin về giải pháp phát triển ngành đánh bắt hải sản

Vươn khơi với sức mạnh tập thể, sức mạnh cộng đồng là một trong những giải pháp được các tờ báo đề cập nhiều, đáng chú ý có 4 bài (BKH: 1 bài, BNA: 1 bài, BND: 1bài, TCBVN: 1 bài). Trong bài “Giúp ngư dân miền Trung vươn khơi, bám

biển”[số tháng 5/2013] (TCBVN), tác giả cho rằng để phát triển ngành đánh bắt hải

sản cần vươn khơi với sức mạnh cộng đồng. Chính việc vươn khơi bằng sức mạnh cộng động sẽ tạo cho ngư dân có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau; tiêu thụ sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm đánh bắt trên biển; tương trợ cứu hộ, cứu nạn và đấu tranh với các hành vi vi phạm chủ quyền, an ninh, trật tự, bảo vệ tài nguyên quốc gia trên các vùng biển đảo của Việt Nam.

Thứ hai, để thúc đẩy phát triển đánh bắt xa bờ cần gắn đánh bắt với phát triển dịch vụ hậu cần. Phản ánh về vấn đề này đáng chú ý có bài “Khai thác hải sản xa bờ

gắn với dịch vụ hậu cần”[số tháng 4/2013],“Giúp ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển”[số tháng 7 +8/2013] trên TCBVN. Theo đó, tác giả các bài báo đề xuất

biện pháp là các cấp, các ngành cần tạo bước đột phá hậu cần nghề cá; phát triển đội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung (Trang 37 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)